Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 49)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc

Nghiên cứu về VHKD là vấn đề đƣợc đề cập từ rất sớm ở các nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu này xuất hiện nhƣ là một thực trạng của quá trình phát triển ồ ạt của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nội địa cũng nhƣ các tổ chức xuyên quốc gia chính vì vậy nghiên cứu về VHKD cũng chủ yếu là các nghiên cứu về văn hóa trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh. Các nghiên cứu về VHKD trong các LH đặc biệt là các LHTT có thể đếm trên đầu ngón tay và tiêu biểu, có sức ảnh hƣởng có thể kể đến là :

Nghiên cứu: “Festival management studies: Developing a framework and priorities for comparative and cross-cultural research” (Nghiên cứu quản lý lễ hội: Khung nghiên cứu ƣu tiên so sánh đối chiếu) (2010) của 3 học giả Donald Getz- Khoa du lịch trƣờng Đại Học Queenland, Úc, Tommy Andersson Khoa Kinh doanh trƣờng đại học Gothenburg, Thụy Sỹ, J. Carlsen Khoa Kinh doanh, trƣờng đại học Curtin University, Perth, Úc. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về sự tƣơng đồng và khác biệt ở bốn quốc gia Anh, Thụy Sỹ, Na Uy và Úc trong việc tổ chức, thực hiện và chiến lƣợc kinh doanh trong đó có thực hiện VHKD và sự ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế, xã hội tới việc thực hiện kinh doanh trong các LH từ đó tìm ra các chiến lƣợc phát triển thành công nhất. Nghiên cứu có đề cập tới việc quản lý VHKD - một trong những yếu tố có ảnh hƣởng tới việc thực hiện kinh doanh trong các LH khác nhau ở từng quốc gia. Tuy nhiên, vì chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều các yếu tố khác nên vấn đề này chƣa phải là trọng tâm của nghiên cứu nên chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức, xứng tầm với nó theo quan điểm của chúng tôi và cần có một nghiên cứu riêng về vấn đề này cho từng vùng hoặc từng quốc gia cụ thể.

Nghiên cứu “Cultural Sustainability and Heritage Tourism: Problems in Developing Bun Festival Tourism in Hong Kong” (2009) (Du lịch bảo tồn văn hóa và di sản: Những vấn đề trong phát triển du lịch lễ hội Bun, Hồng Kông) của tác giả

Matthew M. Chew, Khoa Xã hội học, Đại học giáo phái Baptist Hồng Kông. Nghiên cứu có nhiều đóng góp trong việc phát hiện các nhân tố trong đó có nhân tố văn hóa kinh doanh trong việc phát triển du lịch lễ hội Bun của hòn đảoTrƣờng

50

Châu theo hƣớng bảo tồn giá trị và di sản văn hóa và các nhân tố ảnh hƣởng xấu cần loại bỏ trong LH. Nghiên cứu là một tƣ liệu quí cho nghiên cứu của chúng tôi.

Nghiên cứu “The Impact of Festivals in promoting cultural tourism: A case study of Ganesh Utsav in Pune City, Maharashtra.” (Ảnh hƣởng của lễ hội tong việc thúc đẩy du lịch văn hóa: Một nghiên cứu trƣờng hợp lễ hội Ganesh Utsav, Thành phố Pune, Mahashtra, Ấn Độ) của Tiến sỹ Savita Kulkarni và tiến sỹ Alka Bhopatkar , khoa Du lịch, Đại Học Ấn Độ. Nghiên cứu tìm hiểu sâu về các nhân tố nhƣ: dịch vụ ăn uống ăn, ở, nghỉ, phƣơng tiện giao thông, đồ thủ công, mỹ nghệ, bánh kẹo, dịch vụ giải trí… thu hút các tầng lớp, các loại khách du lịch ở các giới tính, nghề ngiệp, thu nhập, sở thích… khác nhau từ đó đề xuất các ý kiến nhằm phát triển du lịch lễ hội Ấn Độ. Nghiên cứu cũng đã cung cấp những tƣ liệu quý báu cho nghiên cứu của chúng tôi cũng nhƣ các nghiên cứu sau này.

Tuyển tập: “Tourism, Festivals and Cultural Events in Times of Crisis” (2012) (Du lịch, lễ hội và các sự kiện văn hóa trong thời kì khủng hoảng) là một tuyển tập gần 200 trang các nghiên cứu về LH và các sự kiện văn hóa: sự chiến đấu sống còn trong các giai đoạn khủng hoảng nhằm thu hút khách du lịch - yếu tố sinh tồn của LH và các sự kiện văn hóa của tác giả Lise Lyck, Giám đốc trung tâm Du lịch và quản lý văn hóa, Đại học Kinh doanh Copenhagen; Phil Long, giảng viên chính Đại học thủ đô Leeds; Allan Xenius Grige, giảng viên thỉnh giảng, trung tâm Du lịch và quản lý văn hóa, Đại học kinh doanh Copenhagen. Đây là một tuyển tập của 13 nghiên cứu trƣờng hợp các LHTT và sự kiện văn hóa trên khắp thế giới nhƣ: Đan Mạch, Thụy Sỹ, Anh, Úc…trong việc tìm tòi các nhân tố trong đó có việc thực hiện văn hóa trong các HĐKD phục vụ LH nhằm thu hút khách du lịch trong thời kì khủng hoảng.Yếu tố văn hóa kinh doanh thể hiện khác nhau trong các lễ hội ở các quốc gia khác nhau cho thấy sự đa dạng, phức tạp cũng nhƣ hết sức thú vị, hấp dẫn của nhân tố này. Tuy không tập trung nhƣng tuyển tập này rất bổ ích cho việc nghiên cứu văn hóa lễ hội theo hƣớng phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 49)