Hoạt động lễ hội tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 67)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Hoạt động lễ hội tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh đƣợc mệnh danh là “Vƣơng quốc của lễ hội”, là vùng đất của những câu chuyện cổ, huyền thoại, sự tích văn hóa, là xứ sở của đền, đình, chùa và LH đặc sắc suốt bốn mùa. Theo thống kê của Tổng cục Du kịch năm 2012, Bắc Ninh với 547 LH trong đó có 49 hội chùa, 484 hội đình và 14 hội đền gắn liền với các di tích lịch sử đƣợc lƣu giữ. LH là hoạt động sinh động, ý nghĩa nhất gắn kết của cộng đồng làng xã, là biểu hiện phong phú của đời sống tâm linh, mang đậm bản sắc miền Quan họ hƣớng con ngƣời trở về cội nguồn, trở về cái gốc của Chân, Thiện, Mỹ. Các lễ hội diễn ra quanh năm nhƣng tập trung vào mùa Xuân. Tháng riêng, tháng hai âm lịch gần nhƣ ngày nào cũng có vài ba lễ hội. Bởi vậy mà dân gian mới có câu “Mồng một hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu cũng về hội Gióng” hay “mồng bốn là hội kéo co. Mồng năm hội Ó chẳng cho nhau về. Mồng sáu là hội Bồ Đề. Mồng bảy trở về đi hội Đống Cao.”. Mỗi LH đều có một nét tiêu biểu, đặc trƣng riêng và gắn liền với một sự kiện lịch sử, văn hóa của quê hƣơng, đất nƣớc. Hầu hết các LH diễn ra vào mùa xuân, tƣởng nhớ các danh nhân, những ngƣời có công chống giặc ngoại xâm, xây dựng quê hƣơng, ngƣời có công truyền nghề cho làng xã và đƣợc suy tôn là thần, thánh. Các làng xã góp sức xây dựng những thiết chế văn hóa cộng đồng đền, đình, chùa và hàng năm theo mùa vụ “xuân thu nhị kì” diễn ra các sinh hoạt LHTT. Tuy nhiên, làng xã có lịch sử tồn tại và phát triển riêng và hoạt động LH mang màu sắc riêng. Vì vậy, dân gian có câu “ trống làng nào làng ấy đánh. Thánh làng nào làng ấy thờ.” Là phản ánh màu sắc riêng của mỗi LHTT. Sinh hoạt lễ hội đã trở thành sinh hoạt phong tục, tập quán, mang đậm bản sắc của ngƣời Bắc Ninh. Với ý nghĩa nhân văn to lớn, thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc,

68

truyền thốn “uống nƣớc nhớ nguồn”. Các LH là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại nhắc nhở thế hệ sau đời đời ghi nhớ công trạng của các danh nhân. Giáo dục truyền thống lịch sử góp phần xây dựng đời sống văn hóa mang đậm màu sắc mỗi vùng quê. Ngày nay các di tích lịch sử văn hóa đã trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách. Phát huy đƣợc các giá trị của di tích, phát huy đƣợc nét đẹp truyền thống của quê hƣơng qua các LH sẽ là cách hiệu quả nhất để giữ gìn văn hóa truyền thống, đồng thời xây dựng hình ảnh quê hƣơng Bắc Ninh văn hiến, hiện đại. Bắc Ninh “Vùng đất văn hiến, vùng đất địa linh nhân kiệt” đƣợc mệnh danh là vùng đất khoa bảng với “một giỏ ông đồ/ một bồ ông cống/ Một đống ông nghè/ Một bè tiến sỹ/ Một bị trạng nguyên/ Một thuyền bảng nhẫn”. Cùng với thủ đô Hà Nội, cố đô Huế, Bắc Ninh là địa phƣờng thứ ba xây dựng văn miếu có tầm cỡ, qui mô, trang trọng. Văn miếu Bắc Ninh nổi tiếng với 677 vị đại khoa, chiếm ¼ tổng số vị đại khoa của đất nƣớc đã đƣợc vinh danh. Văn miếu Bắc Ninh với những trang lịch sử văn hóa, giáo dục còn lƣu giữ đƣợc cho đến ngày nay là những cứ liệu vô cùng giá trị của nền văn minh vùng Kinh Bắc.

Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ nhƣng có thể nói là một trong những cái nôi của nền văn hóa Việt Nam. Những làng quê và LH ở Bắc Ninh là điểm hình của làng quê và LH ở Việt Nam. Vùng đất Bắc Ninh- Kinh Bắc với sự đậm đặc, tiếp nối miên man của hàng trăm LHTT cùng vô số hoạt động văn hóa du xuân, trảy hội, lễ chùa…. Mỗi độ xuân về, miền quê quan họ lại thu hút hàng triệu lƣợt khách du lịch tìm đến, để rồi khi ra về, mỗi ngƣời lại quyến luyến sâu lắng cảm xúc, nhớ mãi không quên. Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn Thạc sỹ chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 4 lễ hội có qui mô lớn trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh: Hội Lim, lễ hội Phật Tích, lễ hội Bà Chúa Kho, lễ hội Đền Đô.

Hội Lim: Là một sinh hoạt văn hóa-nghệ thuật đăc sắc của nền văn hóa truyền thống lâu đời xứ Bắc và dân ca quan họ trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỉ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là ngƣời thôn Đình Cả, Nội Duệ xứ Kinh Bắc có nhiều công lao với triều đình,

69

đƣợc phong thƣởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vƣờn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đền chùa, mở mang hội hè, giữ gìn thuần phong mỹ tục. Ông còn cho xây dựng trƣớc lăng mộ của mình đặt tên là lăng Hông Vân trên núi Lim. Do có nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng Vân, nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng. Văn bia lăng Hồng Vân có tên là Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hƣng 30 (1769) hiện giữ ở thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch, công trạng và việc phụng thờ hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm hai dịp vào “ngày sinh” và “ngày hóa” của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng Ân trên núi Lim. Sau này ngƣời ta chỉ tổ chức lễ tế hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim. Hội Lim đƣợc phục dựng theo qui mô vùng từ năm 1989, hàng năm đều thu hút hàng vạn khách thập phƣơng.

Hội chùa Phật Tích: Theo Đại đức- tiến sỹ Thích Đức Thiện phó ban tổ chức hội chùa Phật Tích, cho biết đây là một trong những LH lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh, có từ hàng nghìn năm gắn liền với ngôi chùa Phật Tích có bề dày lịch sử và chiều sâu tâm linh. Chùa Phật Tích là di tịch lịch sử văn hóa quốc gia gắn liền với trung tâm phật giáo Luy Lâu và sự du nhập của phật giáo Ấn Độ gắn liền với nhà sƣ Khâu- Đà - La. Hiện nay ngôi chùa còn lƣu giữ nhiều di vật cổ có giá trị. LH khai mạc vào ngày mồng 3 tết, nhƣng năm nào cũng vậy du khách thập phƣơng đến dâng hƣơng, cầu phúc tấp nập từ ngày mồng 1. LH diễn ra trong 4 ngày, từ ngày mồng 3 đến ngày mồng 6 tết với nhiều chƣơng trình văn hóa, nghệ thuật độc đáo nhƣ: kể về Huyền thoại Tiên Du nói lên truyền thống văn hóa, nét đẹp văn hóa của ngƣời Kinh Bắc và huyền thoại non tiên chốn Phật Tích cùng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, chƣơng trình lễ Phật, Khán hoa mẫu đơn và các trò chơi dân gian, tổ chức thi giọng hát quan họ tuổi thiếu niên, Đại lễ cầu quốc thai dân an khai Xuân…

Hội Đền Đô: Đƣợc tổ chức vào các ngày 14,15,16 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Đây là LH mang đậm bản sắc dân tộc, nhằm kỉ niệm ngày Thái Tổ Lý Công Uẩn đăng quang, khai mở cho một vƣơng triều hƣng thịnh, tạo dựng phát triển quốc gia và nền văn hóa Đại Việt rực rỡ. Đền

70

Đô nguyên là Thái Miếu nhà Lý do Lý Thái Tổ khởi dựng năm 1019. Thái miếu là miếu thờ “Hồn thiêng sông núi” của đất nƣớc. Thái miếu nhà Lý còn gọi là Cổ Pháp điện, đền bản hƣơng Cổ Pháp mang tính chất thờ nƣớc. Vì thế từ xƣa hàng năm Bộ Lễ phải về đứng chủ tế. Chính hội là ngày 16-3, ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi. Ngày trẩy hội Đền Đô sẽ đƣợc giới thiệu lịch sử triều Lý, lịch sử Đền Đô, tham gia các trò vui dân gian mang đậm bản sắc vùng quê Kinh Bắc của làng Bảng xƣa: Hát quan họ, tuồng, chèo, đọc và bình thơ, đấu cờ ngƣời, tổ tôm điếm, thi nấu cơm niêu đất, thi gói bánh phu thê, bắt vịt trên hồ bán nguyệt, đấu vật, đấu bóng chuyền, đấu cầu lông… Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều du khách hành hƣơng, thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của ngƣời dân Việt đối với các vua Lý. Đó cũng là LHTT có từ lâu đời và trở thành phong tục đƣợc nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lƣu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân.

Hội đền Bà Chúa Kho: Hội đền Bà Chúa Kho mới đƣợc khôi phục cách đây vài chục năm, tọa lạc trên lƣng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cổ Mễ (gồm đền- đình- chùa) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nƣớc hành hƣơng , mang tính tín ngƣỡng. Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho là nơi tƣởng niệm một ngƣời phụ nữ Việt Nam đã khéo léo tổ chức sản xuất, tích trữ lƣơng thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kì trƣớc và sau chiến thắng Nhƣ Nguyệt. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các lẫm thóc, lẫm tiền” của Nhà nƣớc. Công lao của bà đã đƣợc triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khổ linh từ” (đền thiêng thờ Bà Chúa Kho). Bà đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh tỵ (1077). Hàng năm dân địa phƣơng lấy ngày này tổ chức LH làm ngày giỗ của bà. Hàng ngàn ngƣời từ các nơi trên khắp Việt Nam và nƣớc ngoài hành hƣơng đầu xuân về Bắc Ninh để cầu tài, cầu lộc, quan trọng nhất là vay tiền Bà Chúa Kho mong có một năm mới xuôi thuận, phát tài…. . Mặc dù vậy, nhìn lại một số LH tiêu biểu đầu năm tại Bắc Ninh cho thấy: bên cạnh

71

những giá trị tích cực, các LH đã và đang bộc lộ những mặt lệch lạc, cần sớm đƣợc chấn chỉnh, khắc phục nhƣ xu hƣớng thực dụng, thƣơng mại hóa LH, làm lu mờ các giá trị văn hóa, lịch sử, lan tràn mê tín dị đoan và những hủ tục lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng, mất trật tự, trị an… HĐKD các dịch vụ tại LH thiếu qui hoạch tổng thể, phát sinh và thiếu sự kiểm soát của chính quyền địa phƣơng, chèn ép khách làm mất đi nét đẹp truyền thống của ngƣời Kinh Bắc trong lòng du khách đi LH đầu năm.

3.2. Thực trạng VHKD phục vụ LHTT tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

LH là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của ngƣời dân Việt Nam. Sự phong phú của LH cũng chính là những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc. Mặt khác, do thu nhập bình quân đầu ngƣời trong xã hội ngày càng cao nên nhu cầu tâm linh, tín ngƣỡng gia tăng, số ngƣời tham gia LH ngày một đông, thậm chí LH trở thành niềm tin của một bộ phận công chúng. Đáp ứng nhu cầu khác nhau của công chúng đến LH đã có rất nhiều cá loại hình dịch vụ đƣợc hình thành nhƣ: vui chơi giải trí, trông xe, ăn uống, nghỉ ngơi, tạo cảnh quan du lịch, đồ lễ, đổi tiền lẻ, viết sớ…

Thực tế ở tất cả các LH Bắc Ninh đều cho thấy VHKD của CTKD trong giao tiếp với du khách chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố của nền văn hóa lâu đời từ xã hội phong kiến “trọng nông, ức thƣơng” chƣa chú trọng HĐKD nhƣng cũng lại chịu ảnh hƣởng của nền kinh tế mở, nền kinh tế thị trƣờng hiện nay.

Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiệnVHKD của CTKD tại bốn LH lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Hội chùa Phật Tích (mồng 4,5,6 tháng giêng); Hội Lim (ngày 11,12,13, tháng giêng); hội đền Bà Chúa Kho (ngày 12 tháng giêng); Hội đền Đô (ngày 14,15,16 tháng 3 âm lịch). Đây là các LH có qui mô lớn thu hút du khách thập phƣơng trong và ngoài nƣớc đến tham gia đầu xuân năm mới.

3.2.1. Đánh giá chung mức độ cần thiết về VHKD .

Thực tế ở tất cả các LH ở Bắc Ninh cho thấy VHKD của CTKD trong giao tiếp với du khách chịu ảnh hƣởng bởi yếu tố của nền văn hóa lâu đời từ xã hội phong kiến

72

“trọng nông, ích thƣơng” chƣa trú trọng HĐKD, vì vậy nó cũng là xuất phát điểm để tìm hiểu mọi vấn đề của VHKD của các CTKD.

Đánh giá một cách chung nhất đối với các CTKD khi đƣợc hỏi tại các LH đều nhận thức VHKD là nhân tố quan trọng và cần thiết để thu hút khách trong điều kiện tự do cạnh tranh nhƣ hiện nay (ĐTB=2.22).

Trong các yếu tố cấu thành của VHKD, văn hóa ứng xử đƣợc ngƣời bán hàng cho là quan trọng nhất (ĐTB=2.48) xếp vị trí thứ 1, vì họ cho rằng bán hàng là “làm dâu trăm họ”, do vậy việc ứng xử với du khách là điều hết sức cần thiết. Nếu không tự biết điều chỉnh bản thân thì xô sát giữa ngƣời mua và ngƣời bán có thể xảy ra liên tục, tiếp đến là hàng quán tại các LH san sát, nếu không khéo léo trả lời khách, du khách có thể không đặt chân vào hoặc vào mà không mua hàng. Do vậy CTKD nhận thức rằng văn hóa ứng xử là quan trọng nhất. Tiếp đến là duy trì nét đẹp truyền thống của LH (ĐTB= 2.350) và bảo vệ môi trƣờng (ĐTB= 2.16) cũng là vấn đề CTKD đánh giá quan trọng và cần thiết vì các yếu tố này đều làm tăng khả năng thu hút khách và tăng tính cạnh tranh giữa các CTKD.

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết về VHKD của CTKD

Yếu tố cấu thành của VHKD ĐTB ĐLC Vị trí

1.Văn hóa ứng xử 2.48 0.447 1

2. Đạo đức kinh doanh 1.89 0.540 4

3. Duy trì nét đẹp truyền thống 2.35 0.220 2

4. Bảo vệ môi trƣờng 2.16 0.420 3

ĐTB nhóm 2.22 0.256 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

73

ĐĐKD là một trong những nội dung quan trọng nó thể hiện lƣơng tâm của ngƣời bán hàng đối với du khách và đối với cộng đồng nhƣng vì lợi nhuận cá nhân nên các CTKD cho rằng nó là yếu tố ít quan trọng nhất trong 4 yếu tố cấu thành VHKD (ĐTB= 1.89) xếp thứ 4- vị trí cuối cùng.

Nhƣ vậy, có thể nói các CTKD đều nhận thức đƣợc phần nào VHKD giữ vị trí quan trọng đối với việc thu hút khách. Nhƣng nếu chỉ coi trọng văn hóa ứng xử mà chƣa quan tâm đến ĐĐKD thì các CTKD chƣa thực sự tính tới yếu tố phát triển bền vững trong HĐKD của mình. Nhận thức này là cở sở để dẫn đến những hành vi chƣa đúng và để lại nhiều lời phàn nàn của du khách đối với CTKD. Đây cũng đồng thời là cơ sở đƣa ra các giải pháp giúp CTKD nhận thức đúng đắn, có tác động đến chỉ đạo hành vi của họ, giúp họ phát triển kinh doanh bền vững.

3.2.2. Đánh giá mức độ cần thiết của các yếu tố cấu thành VHKD của CTKD 3.2.2.1. Đánh giá của CTKD về mức độ cần thiết của đạo đức kinh doanh 3.2.2.1. Đánh giá của CTKD về mức độ cần thiết của đạo đức kinh doanh

Bảng 3.2 cho thấy, nhận thức chung cuả CTKD về ĐĐKD ở mức độ cần thiết (ĐTB=1.89). Trong đó họ khẳng định các mặt hàng bày bán là cần có kiểm tra của các cơ quan chức năng để đảm bảo công bằng giữa các CTKD, vì lấy hàng kém chất lƣợng để bán thì họ sẽ đƣợc lãi nhiều hơn mà du khách thì không phải ai cũng biết (ĐTB= 2.26). CTKD cho rằng dịch vụ ăn uống tại các LH cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là cần thiết (ĐTB=2.1). Chị L.T.H CTKD tại Hội Lim chia sẻ: “Thực tế bán hàng ăn uống yếu tố quan trọng nhất để thu hát khách là vệ sinh phải sạch sẽ”. Quan điểm này của chị H là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của du khách.

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 67)