Phân tích kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu ở huyện phước long ,tỉnh bạc liêu (Trang 48)

4.3.2.1 Tổng sản lượng xuất chuồng và giá bán trên vụ

Năng suất và giá bán là các yếu tố quan trọng, quyết định đến doanh thu của hộ nuôi. Qua kết quả điều tra cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa giá trị lớn nhất và giá giá chỉ nhỏ nhất của các chỉ tiêu trên. Qua bảng phân tích dưới đây sẽ thấy được sự chênh lệch đó.

Bảng 4.11: Sản lượng xuất chuồng và giá bán

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Bình Độ lệch chuẩn Sản lượng xuất chuồng (kg/vụ) 247 27.900 3.339 4.147.928 Giá bán (đồng/kg) 108.000 160.000 127.630 13.806

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Qua bảng 4.11 ta thấy, sản lượng xuất chuồng trung bình là 3.329kg/vụ có sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị nhỏ nhất (247kg/vụ) và giá trị lớn nhất (27.900kg/vụ), do quy mô nuôi không đồng đều, số lượng nuôi thấp nhất là 20con/vụ, cao nhất là 1.500con/vụ và trọng lượng xuất chuồng của cá sấu ở mỗi hộ và số lượng hao hụt khác nhau bên cạnh đó cũng do trình độ kỹ thuật, phương thức nuôi cũng như cách sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau mà dẫn tới sản lượng đầu ra sẽ chênh lệch như thế nào.

Giá bán cá sấu trung bình của hộ là 127.590 đồng/kg thịt, với mức giá này thì hộ nuôi sẽ có lợi nhuận nhưng sẽ không cao nếu như chi phí đầu tư vào quá lớn. giá cao nhất là 160.000 đồng/kg, thấp nhất là 108.000 đồng/kg. Một số nông hộ cho biết so với mức giá vài năm trước thì giá bán cá sấu hiện nay giảm khoảng 25%, với mức giá như thế này thì cũng đã có rất nhiều đã thua lộ và bỏ nghề nuôi cá sấu. Lúc giá cao, lợi nhuận mang lại từ mô hình này thật sự rất lớn, vì vậy người nông dân bắt đầu nuôi cá sấu ngày càng nhiều, nhưng mang tính chất tự phát, nuôi tràn lan, không đúng tiêu chuẩn, nguồn cung ngày càng nhiều nhưng đầu ra lại phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trug quốc nên người nuôi bị các thương lái Trung Quốc ép giá, nên giá cả luôn ở tình trạng bấp bênh.

4.3.2.2 Doanh thu, lợi nhuận và thu nhập tính trên hộ nuôi

Phân tích kết quả của mô hình nuôi cá sấu trên hộ để thấy được lợi ích mà

hộ nhận được như thế nào qua đó cũng sẽ thấy được sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của hộ do việc sử dụng các yếu

39

tố đầu vào khác nhau, quy mô nuôi khác nhau. Bảng 4.13 dưới đây sẽ cho thấy sự chêch lệch đó:

Bảng 4.13: Kết quả nuôi cá sấu tính trên hộ nuôi

Đơn vị tính: 1.000 đồng/hộ

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Tổng chi phí trung bình mà người nuôi đầu tư vào mô hình là 298.490.000 đồng, và có sự chênh lệch khá lớn giữa giá trị chi phí thấp nhất (29.895.000 đồng) và giá trị cao nhất (1.900.000.000 đồng). Chi phí nuôi cá sấu thật sự rất lớn, tùy vào quy mô nuôi khác nhau, khả năng đầu tư khác nhau mà tổng chi phí của hộ sẽ khác nhau. Mặc dù chi phí bỏ ra rất lớn như vậy nhưng doanh thu mang lại cũng rất cao, nó sẽ bù đắp được chi phí bỏ ra và mang lại lợi nhuận cho người nuôi, cụ thể doanh thu trung bình mà hộ thu được từ việc nuôi cá sấu là 426.860.000 đồng, giá trị lớn nhất lên tới 3.630.000.000 đồng và giá trị nhỏ nhất là 39.520.000 đồng.

Phân tích kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu trên hộ nuôi thì thấy được lợi nhuận trung bình mà người nuôi nhận được là 128.340.000 đồng/hộ, lợi nhuận cao nhất là 1.770.000.000 đồng/hộ, một kết quả khả quan cho người dân trên địa bàn, rất nhiều hộ đã làm giàu từ mô hình này. Nhưng bên cạnh đó cũng có những hộ lại phải chịu lỗ, với mức lợi nhuận thấp nhất là âm 53.200.000 đồng/hộ. Những hộ bị lỗ là do trong quá trình nuôi cá bị chết nhiều, do chưa có kinh nghiệm nuôi và cũng do bị ảnh hưởng của các yếu tố khác như do thời tiết, dịch bệnh…, chi phí đầu vào rất cao nên khi doanh thu mang lại không thể bù đắp được khoản chi phí đó thì chắc chắn người nuôi sẽ bị thua lỗ. Nhưng những hộ chịu thua lỗ chiếm tỷ trọng rất ít nên xét trên toàn bộ tổng thể được điều tra thì mô hình nuôi cá sấu đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi.

Thu nhập trung bình mà người nuôi nhận được là 157.010.000 đồng/hộ. Thu nhập sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận và chi phí lao động gia đình. Do hoạt động nuôi cá sấu không phải là hoạt động chính và việc nuôi cũng không mất quá nhiều lao động cũng như thời gian lao động nên chi phí lao động gia đình

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng chi phí 29.895 1.900.000 298.490 304.790

Doanh thu 39.520 3.630.000 426.860 518.232

Lợi nhuận -53.200 1.770.000 128.360 233.225

40

không lớn, tùy vào quy mô nuôi mà việc sử dụng lao động của mỗi hộ khác nhau. Giá trị thu nhập lớn nhất mà hộ nhận được là 1.810.000 đồng/hộ, có sự chênh lệch rất lớn so với giá trị nhỏ nhất (-17.200.000 đồng/hộ). Mặc dù nguồn thu từ nuôi cá sấu không phải là nguồn thu nhập chính đối với đa số hộ nuôi nhưng do chi phí bỏ ra quá lớn và thời gian nuôi cũng khá dài nên thu nhập mang lại phải tương đối cao thì mới đảm bảo được tính hiệu quả của mô hình, từ đó đảm bảo được mức sống cho người chăn nuôi.

4.3.2.3 Doanh thu, lợi nhuận và thu nhập tính trên 1kg thịt cá sấu xuất chuồng

Tính doanh thu, lợi nhuận và thu nhập tính trên 1kg thịt cá sấu xuất chuồng ta sẽ phân tích một cách đầy đủ và chính xác lợi ích mà mô hình mang lại.

Bảng 4.12: Kết quả nuôi cá sấu tính trên mỗi kg cá sấu xuất chuồng

Đơn vị tính: đồng/kg

Stt Khoản mục Giá trị

1 Chi phí chưa có lao động nhà 79.643

2 Chi phí lao động nhà 10.967

3 Tổng chi phí [(1) + (2)] 90.600

4 Doanh thu 127.630

5 Lợi nhuận [(4) – (3)] 37.030

6 Thu nhập [(4) - (1)] 47.897

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Nhìn vào kết quả tính toán từ bảng số liệu 4.12 ta thấy , tổng doanh thu bình quân trên 1kg cá sấu là 127.630 đồng, tổng chi phí là 90.600 đồng/kg, sau khi tính toán, lợi nhuận thu được là 37.030 đồng/kg. Với lợi nhuận thu được trên 1kg cá sấu như trên và với sản lượng xuất chuồng cao thì lợi nhuận mà mô hình nuôi cá sấu mang lại thật sự rất lớn. Nhưng do thời gian nuôi nuôi của mỗi vụ khá lâu nên lợi nhuận cao mới đảm bảo được cuộc sống của nông hộ. Cần có những hướng đi cụ thể để có thể nâng cao hơn hiệu quả cho mô hình. 4.3.3 Phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá mô hình

Để thấy rõ hơn hiệu quả của mô hình nuôi cá sấu ta tiến hành phân tích các chỉ số tài chính:

41

Bảng 4.14: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của mô hình

Stt Khoản mục Đơn vị tính Giá trị

1 Doanh thu/tổng chi phí Lần 1,409

2 Lợi nhuận/tổng chi phí Lần 0,409

3 Lợi nhuận/doanh thu Lần 0,290

4 Thu nhập/ngày công lao động nhà Đồng/ngày 507.260

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Nhìn vào các chỉ số tài chính ở bảng 4.13 ta thấy:

Tỷ số giữa doanh thu và tổng chi phí là 1,407 lần, cho thấy rằng khi hộ nuôi bỏ ra 1 đồng chi phí có tính lao động nhà vào để đầu tư vào mô hình nuôi thì sẽ thu lại được 1,409 đồng doanh thu, nghĩa là sẽ làm tăng 0, 409 đồng cho người nuôi. Nếu so sánh giữa chi phí và doanh thu thì thấy mô hình nuôi cá sấu sẽ đem lại hiệu quả cho nông hộ.

Tỷ số giữa lợi nhuận và tổng chi phí là 0,409 lần có nghĩa là 1 đồng chi phí có tính lao động nhà bỏ ra đầu tư vào mô hình nuôi cá sấu, người nuôi sẽ nhận được 0,407 đồng lợi nhuận. Nhìn vào kết quả ta thấy mô hình đem lại hiệu quả cho người nuôi cũng khá cao, nhưng người nuôi cũng cần đầu tư một cách hợp lý các nguồn lực đầu vào để chi phí có thể giảm xuống và lợi nhuận mang lại cao hơn. Nếu so sánh với chi phí cơ hội của việc không đầu tư vào mô hình nuôi cá sấu mà đem nguồn vốn có được đi gửi ngân hàng, với thời gian gửi là 2 năm, vì thời gian nuôi một vụ cá sấu kéo dài cũng khoảng 24 tháng thì ta thấy với lãi suất gửi tiết kiệm là 9%/năm, thì tỷ số giữa lợi nhuận thu được và tổng số tiền gửi là khoảng 0,188 lần, nghĩa là 1 đồng bỏ ra sẽ thu được 0,188 đồng lợi nhận. Như vậy ta thấy được nếu nông hộ mạnh dạn đầu tư nuôi cá sấu, dám chấp nhận sự mạo hiểm và rủi ro thì lợi nhuận mang lại từ mô hình sẽ cao gấp 2 lần so với việc gửi tiết kiệm.

Tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu là 0,290 lần, có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu mang lại thì sẽ có 0,290 đồng lợi nhuận. Mô hình nuôi cá sấu đem lại lợi nhuận cho người nuôi, cần mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng mặt khác nhìn vào kết quả thì có thể thấy chi phí đầu tư vào mô hình là rất cao, chiếm gần 70% tổng doanh thu cần tìm ra những biện pháp để đầu tư một cách hợp lý hơn, tiết kiệm được chi phí đầu vào thì lợi nhuận càng được nâng cao hơn.

Tỷ số giữa thu nhập và số ngày công lao động nhà là 507.260 đồng có nghĩa là nếu người nuôi bỏ ra một ngày công lao động để nuôi cá sấu thì sẽ thu

42

được 507.260 đồng thu nhập. Trong khi giá thuê mướn lao động ở ngoài trung bình là khoảng 150.000 đồng/ngày, thì thời gian lao động mà nông hộ bỏ ra để nuôi cá sấu sẽ mang lại thu nhập gấp 3,4 lần. Do lợi nhuận từ mô hình nuôi cá sấu là rất cao, nếu biết tận dụng thời gian nuôi một cách hợp lý thì sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho người chăn nuôi.

Qua kết quả phân tích cho thấy, mô hình nuôi cá sấu mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nuôi. Nông hộ nên duy trì hoạt động này và hướng tới mở rộng qui mô sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu ở huyện phước long ,tỉnh bạc liêu (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)