Khó khăn của hộ nuôi

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu ở huyện phước long ,tỉnh bạc liêu (Trang 43)

Bên cạnh những thuận lợi được nêu ở trên thì hộ nuôi còn gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất.

Bảng 4.9: Khó khăn của mô hình nuôi cá sấu

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Qua điều tra thấy được, khó khăn lớn nhất của hộ là do giá bấp bênh (70%), do cá sấu thương phẩm của Việt Nam được nuôi chưa đúng tiêu chuẩn và chưa có điều kiện để xuất khẩu, hầu hết đều được thương lái Trung Quốc thu mua, do thị trường đầu ra hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên giá cá sấu luôn trong tình trạng bấp bênh, làm người nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn tiếp theo là việc ít được tập huấn (67,1%), mô hình này đã được nhân rộng một thời gian cũng khá lâu nhưng do ít được tập huấn nên nhiều hộ nuôi không đúng kỹ thuật, không biết cách xử lý khi có dịch bệnh. Khó khăn

Khó khăn Tần số Tỷ lệ (%)

Giá cả bấp bênh 49 70,0

Ít được tập huấn 47 67,1

Nguồn giống chưa chất lượng 46 65,7

Thiếu kinh nghiệm 41 58,6

Thiếu vốn sản xuất 38 54,3

34

nữa của hộ nuôi là nguồn giống chưa chất lượng (65,7%), đa phần người nuôi mua con giống trên thị trường với nguồn gốc không rõ ràng nên khi nuôi cá bị hao hụt nhiều. Khó khăn do thiếu kinh nghiệm (58,6%), do thiếu vốn sản xuất (54,3%), do dịch bệnh (40%). Nuôi cá sấu đòi hỏi vốn nhiều, vì chi phí đầu tư ban đầu cao và thời gian nuôi cũng khá lâu nên chi phí thức ăn cho cá tăng nên dẫn đến việc thiếu vốn sản xuất. Cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý để giải quyết những khó khăn mà người nuôi gặp phải, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu ở huyện phước long ,tỉnh bạc liêu (Trang 43)