Phân tích các khoản mục chi phí trong mô hình nuôi cá sấu

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu ở huyện phước long ,tỉnh bạc liêu (Trang 44)

Chi phí là khoản mục quan trọng để đo lường hiệu quả của mô hình chăn nuôi. Để đánh giá tính hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi đòi hỏi cần xác định và phân tích từng khoản mục chi phí điều này giúp người chăn nuôi kết hợp các nguồn đầu vào trong quá trình sản xuất có hiệu quả. Chi phí trong chăn nuôi cá sấu gồm có các khoản sau:

Bảng 4.10: Các khoản mục chi phí trong một vụ nuôi cá sấu Đơn vị tính: đồng/kg

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Qua số liệu phân tích từ bảng 4.10:

Tổng chi phí sản xuất của hộ nuôi cá sấu trung bình là 90.600 đồng/kg thịt cá sấu xuất chuồng. Có sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất. Chi phí sản xuất nhỏ nhất là 64.350 đồng/kg và chi phí cao nhất

Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Chi phí chuồng trại 1.790 13.200 5.351 1.874

Chi phí giống 16.280 53.000 28.798 6.644

Chi phí thức ăn 18.630 109.660 40.701 13.211

Chi phí thuốc 330,0 13.560 2.638 2.203

Chi phí lãy vay 0 19.050 1.297 3.647

Chi phí khác 210 2.510 848 495

Chi phí lao động nhà 2.900 32.810 10.967 5.713

Tổng chi phí chưa có lao động nhà 56.040 152.580 79.634 18.026 Tổng chi phí có lao động nhà 64.350 184.150 90.600 21.090

35

có giá trị tới 184.150 đồng/kg. Có sự chênh lệch lớn như vậy là do chi chi phí đầu tư của mỗi hộ nuôi là khác nhau như chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phia thuốc.., và do quy mô nuôi giữa các hộ không đồng đều.

Để thuận tiện trong việc phân tích ta thể hiện các khoản mục chi phí của mô hình nuôi cá sấu bằng biểu đồ hình tròn sau:

cp thuốc 2.90% cp thức ăn 44.98% cp lãi vay 1.44% cp khác0.93%cp lđ nhà 12.11% cp giống 31.73% cp chuồng trai 5.91%

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Hình 4.1: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong một vụ nuôi cá sấu Trong các khoản chi phí của một vụ nuôi cá sấu thì chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất với 44,98%, giá trị trung bình khoảng 40.701 đồng/kg. Chế độ thức ăn cho cá sấu ăn có thể chia làm 2 giai đoạn, lúc nhỏ là khoảng 3 tháng đầu thả nuôi thì cá sấu con ăn khoảng 0.02 đến 0.04kg/con/ngày. Giai đoạn sau thì trung bình khoảng từ 0,2 đến 0,3kg/con/ngày. Qua điều tra thì thấy hầu hết các hộ đều cho cá sấu ăn các loại cá biển hoặc cá đồng loại nhỏ nhưng phải còn tươi sống, nếu không đảm bảo được chất lượng thức ăn cho cá thì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả cho hộ nuôi nên trong những lúc khan hiếm thức ăn, giá bị đẩy lên cao nhưng người nuôi cũng phải chịu, vì không thể mua thức ăn dự trữ trước như các mô hình chăn nuôi khác được. Giá mua trung bình từ 8.000 đến 10.000 đồng/kg, có khi thì lên đến 12.000 đồng/kg. Mặc dù giá thức ăn thấp nhưng thời gian nuôi lâu nên chi phí bỏ ra trong mỗi vụ phải rất lớn. Thời gian nuôi của mỗi hộ nuôi kéo dài khác nhau và số lượng nuôi cũng khác nhau nên chỉ cần hô nuôi mua thức ăn với giá chênh lệch nhau rất ít thì cũng dẫn tới sự chênh lệch rất lớn trong tổng chi phí thức ăn trên vụ giữa các hộ nuôi.

Kế đến là chi phí giống chiếm 31,73%. Chi phí giống trung bình khoảng 28.798 đồng/kg, giá trị thấp nhất là 16.280 đồng/kg cao nhất là 53.000 đồng/kg. ta thấy sự chênh lệch giữa giá trị thấp nhất và giá trị cao nhất là rất lớn. Do ở địa phương ít có các cơ sở cung cấp giống, chỉ có một vài trang trại lớn, nếu muốn mua con giống thì đa phần hộ nuôi mua giống của các thương

36

lái ở nơi khác, chất lượng và nguồn gốc chưa đảm bảo được chất lượng nhưng giá lại rất cao. Giá mua con giống của các hộ hầu như chênh lệch nhau, có hộ mua với giá 600.000/con, có hộ lại mua con giống với giá 360.000/con. Do giá giống không ổn định, các hộ nuôi mua cá sấu giống ở các thời điểm khác nhau nên dẫn đến việc chi phí giống giữa các hộ chênh lệch nhau cao như vậy. Con giống là yếu tố quan trọng đối với mô hình nuôi, chọn được giống tốt với chi phí hợp lý sẽ giúp cá sấu phát triển tốt đạt sản lượng cao, góp phần nâng cao lợi nhuận cho người nuôi. Số lượng nuôi càng nhiều thì lợi nhuận mang lại càng cao, nhưng do giá giống cao nên một số hộ muốn mở rộng quy mô nuôi nhưng không có khả năng.

Ngoài 2 khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất ở trên thì kế đó là chi phí lao động nhà chiếm 12,11%. Chi phí lao động nhà trung bình là 10.967 đồng/kg. Thấp nhất là 2.900 đồng/kg và cao nhất là 32.810 đồng/kg. Chi phí lao động nhà sẽ được tính theo giá lao động thuê là 18.750 đồng/giờ. Đa số các hộ nuôi được phỏng vấn thì nguồn thu nhập chính không phải là nuôi cá sấu nên không có sự tham gia của nhiều người trong gia đình, ngoài nuôi cá sấu thì nông hộ còn tham gia các hoạt động sản xuất khác. Việc nuôi cá sấu chỉ tốn thời gian trung bình khoảng từ 1 giờ đến 6 giờ/ ngày tùy vào diện tích chuồng và số lượng nuôi. Công việc chủ yếu là vệ sinh chuồng trại và cho cá sấu ăn. Tính chi phí lao động trên 1kg cá sấu ta sẽ tính tổng chi phí cho cả vụ nuôi bằng cách lấy số giờ lao động trung bình mỗi ngày nhân cho giá rồi nhân cho thời gian nuôi sau đó chia lại cho tổng sản lượng xuất chuồng trên vụ. Ta thấy có sự chênh lệch khá cao giữa giá trị thấp nhất và giá trị cao nhất của chi phí lao động nhà bỏ ra giữa các hộ nuôi, do thời gian nuôi càng lâu, diện tích nuôi và số lượng nuôi càng lớn thì càng tốn nhiều lao động và thời gian, nhưng do trong quá trình nuôi cá chậm phát triển, bị bệnh nhiều, dẫn đến hao hụt lớn thì tổng sản lượng xuất chuồng sẽ giảm xuống. Nên một số hộ bỏ ra công lao động rất lớn để chăm sóc mà sản lượng thu hoạch cuối vụ thấp thì sẽ dẫn tới việc chi phí lao động nhà bỏ ra tính trên 1kg thịt cá sấu xuất chuồng sẽ cao hơn các hộ nuôi khác rất nhiều.

Chi phí chuồng trại của hộ nuôi trung bình khoảng 5.351 đồng/kg chiếm 5,91% tổng chi phí sản xuất. Chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của chi phí chuồng trại cũng khá cao. Giá trị nhỏ nhất là 1.790 đồng/kg và giá trị lớn nhất là 13.200 đồng/kg. Việc xây dựng chuồng trại tùy thuộc vào diện tích của hộ nuôi, hình thức xây dựng và số lượng nuôi. Mật độ nuôi là khoảng từ 1 đến 3 con/m2nên các hộ nuôi có thể xây dựng chuồng với diện tích khác nhau và chi phí khác nhau.

37

Chi phí thuốc trung bình khoảng 2.638 đồng/kg, chiếm 2,90% tổng chi phí sản xuất. Giá trị thấp nhất là 330 đồng/kg, cao nhất là 13.560 đồng/kg. Chi phí thuốc trong việc nuôi cá sấu chủ yếu là thuốc tăng trưởng và thuốc điều trị cho cá khi bị bệnh. Thuốc tăng trưởng khoảng 170.000 đồng/gói. Chi phí tiêm ngừa cho cá là 8.000 đồng/con. Thuốc điều trị bệnh 250.000 đồng/gói và loại 500.000 đồng/chai. Tùy vào loại bệnh và số lượng cá bệnh mà các hộ sử dụng thuốc khác nhau, số lượng cá bệnh càng nhiều thì chi phí thuốc càng tăng vì thế mà có sự chênh lệch khá cao giữa giá trị thấp nhất và cao nhất của chi phí thuốc giữa các hộ nuôi.

Chi phí lãi vay trung bình là 1.297 đồng/kg, chiếm 1,44% trong tổng chi phí. Trong 70 hộ được điều tra thì có 15 hộ vay tín dụng, nguồn vay chủ yếu là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Do hộ nuôi chưa mạnh dạn trong việc vay vốn mở rộng quy mô, chỉ có một số hộ nuôi với quy mô lớn mới tham gia vay tín dụng, các hộ nuôi nhỏ thì sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu, nên có sự chênh lệch khá cao giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị cao nhất. Ngoài các khoản mục chi phí trên thì còn một số chi phí khác như: chi phí điện nước, chi phí thiết bị, chi phí sửa chữa, chiếm 0.93% tổng chi phí sản xuất. Giá trị thấp nhất là 210 đồng/kg, cao nhất là 2.510 đồng/kg. Chi phí thiết bị được đầu tư không nhiều, thiết bị ở đây như hệ thống điện, bóng đèn, hệ thống máy bơm nước, các dụng cụ cho cá ăn. Chi phí điện sử dụng trong vụ nuôi không cao, chủ yếu chỉ sử dụng điện để mở đèn làm ấm cho cá, và bom nước để vệ sinh chuồng trại. Việc xây dựng chuồng trại ban đầu rất kiên cố nên chi phí sửa chữa sau mỗi vụ nuôi cũng không cao. Tùy vào mỗi hộ nuôi mà các khoản mục chi phí này sẽ được đầu tư khác nhau.

Qua khảo sát 70 hộ nuôi cá sấu thì 100% các hộ đều sử dụng lao động nhà chứ không thuê mướn lao động, nên chi phí lao động thuê bằng 0. Mô hình nuôi cá sấu không đòi hỏi thời gian và công chăm sóc nhiều, với quan niệm lấy công làm lời nên các hộ hoàn toàn sử dụng lao động nhà chưa không thuê mướn. Trong qua trình nuôi thì số lao động nhà tham gia nuôi là khoảng từ 1 đến 3 người thay phiên nhau chăm sóc, tùy vào quy mô nuôi của hộ và tùy vào số thành viên lao động trong gia đình mà mỗi hộ sử dụng lao động khác nhau.

Từ kết quả trên cho ta thấy trong các yếu tố đầu vào thì thức ăn và giống là 2 yếu tố quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí đầu tư vào mô hình. Vì vậy các hộ nuôi cần xem xét và đầu tư một cách hợp lý nhất để có thể giảm được các chi phí không cần thiết nhằm nâng cao hơn lợi nhuận từ mô hình mang lại.

38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu ở huyện phước long ,tỉnh bạc liêu (Trang 44)