PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NUÔI CÁ SẤU CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu ở huyện phước long ,tỉnh bạc liêu (Trang 33)

HUYỆN PHƯỚC LONG TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

3.2.1 Giới thiệu mô hình nuôi cá sấu.

3.2.1.1 Giới thiệu chung

Xuất phát từ nhu cầu thị trường, tận dụng điều kiện tự nhiên, trong những năm qua, việc thuần hóa, chăn nuôi động vật hoang dã đã trở thành

24

phong trào và được nhân rộng ở nhiều nơi. Chăn nuôi các loài động vật hoang dã một mặt bảo tồn được loài trong tự nhiên, mặt khác đem lại hiệu quả kinh tế cho người gây nuôi. Trong đó nuôi cá sấu là một nghề mang lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho nông hộ hiện nay, những hộ ít đất cũng có thể thực hiện được mô hình, dễ nuôi, thị trường tiêu thụ dễ dàng, ngoài nguồn lợi từ thịt thương phẩm, da cá sấu là một mặt hàng có giá trị kinh tế cao, dùng làm nguyên liệu sản xuất các vật dụng như: thắt lưng, ví bỏ túi, giày dép, va li…. .

Được biết đến là một trong loài vật săn mồi nguy hiểm nhất thế giới nên việc nuôi cá sấu không chỉ đòi hỏi người chăn nuôi phải hiểu được đặc tính của con cá sấu mà còn phải có kỹ thuật chăm sóc đặc biệt thì mới vừa chăm sóc tốt được chúng vừa đảm bảo an toàn cho bản thân. Cá sấu là động vật hoang dã nuôi có kiểm soát, người nuôi cá sấu phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm địa phương. Việc xây dựng chuồng trại phải đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNT, tránh trường hợp cá sấu trốn ra ngoài tự nhiên. Hiện cả nước chỉ có bảy trang trại được CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) công nhận là trại nuôi sinh sản cá sấu nước ngọt vì mục đích thương mại.

3.2.1.2 Kỹ thuật nuôi cá sấu ở hộ gia đình a. Xây dựng chuồng nuôi

Chuồng nuôi cá sấu thương phẩm thường là một khu vực ngoài trời được quây lại (còn gọi là chuồng quây) có hệ thống rào chắc chắn, có bể chứa nước (bể đất hoặc bể xi măng) có khu vực cho cá sấu ăn và nhiều cây bóng mát.

Địa điểm làm chuồng quây cần chọn nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, kín gió (có thể trồng cây để chắn gió), chú ý là cây không được che khuất ánh sáng mặt trời buổi sáng và buổi chiều chiếu vào chuồng quây. Có thể dùng gỗ, lưới kim loại, các tấm tôn để rào quây chuồng hoặc xây tường bao bằng gạch pa panh. Rào sâu ngập trong đất ít nhất 50cm để tránh cá dũi đất tẩu thoát. Tường rào xây cao khoảng 1,4m có thể nuôi cá sấu cỡ dài 2m an toàn. Trong chuồng nuôi nhất thiết phải có nước cho cá sấu đầm mình vì vậy phải có ao hoặc bể xây. Ao đất (hoặc bể đất) nếu đào nông khó giữ nước, đào sâu cá sấu đã xuống nước sẽ khó lên bờ nên cần dùng các khúc gỗ, tảng đá hoặc tấm xi măng nhẵn xếp vào bờ hoặc kè ao giúp cho cá lên bờ dễ dàng. Ao có dòng nước chảy vào-ra nhưng vẫn giữ được mức nước ổn định là tốt nhất. Bể xi măng chìm không sâu quá 75cm. Nếu cùng một chuồng các bể xây có độ cao thấp khác nhau, thì cá sấu có xu hướng tụ tập ở phía dưới. Chuồng

25

nuôi cá sấu kích thước 30x30m có hệ thống hai bể song song, thành bể có bờ thoải dốc, độ sâu trung bình ở giữa bể là 60cm. Khi cần cọ rửa vệ sinh cần tháo cạn nước ở một bể, tất cả cá sấu sẽ sang bể bên cạnh. Nhờ thế công việc dọn dẹp nước sẽ không làm ảnh hưởng gì đến cá sấu đang nuôi. Các chuồng nuôi cần có khu vực rộng láng xi măng để cá sấu nằm phơi nắng. Nên trồng các loại cây có lá xanh quanh năm, cây thân gỗ có tán thấp và rộng để tạo được nhiều bóng râm.

b.Mật độ nuôi

Cỡ cá sấu từ 1 đến 3 tuổi, mật độ thưa 0,6-1 con/m2 ở điều kiện bình thường. Mật độ 3 con/m2 với điều kiện cho ăn tốt, giữ được vệ sinh chuồng trại.

c.Cho ăn và chăm sóc

Cần cho cá sấu ăn đủ và thức ăn phù hợp. Cá sấu hầu như không có khả năng đồng hóa đạm có nguồn gốc thực vật. Thường cho cá ăn những loại thức ăn như lòng lợn, lòng bò, lòng gà vịt, cá đồng, cá biển, chuột. Cần dựa vào thức ăn còn lại của chiều ngày hôm trước để điều chỉnh thức ăn cho vừa đủ. Theo dõi nhiều lần cho cá sấu ăn sẽ đoán được nguyên nhân cá không ăn hết thức ăn, do thức ăn không phù hợp, do thời tiết hay do chuồng trại bị xáo trộn làm cho cá sấu hoảng sợ.

Nuôi sau 19 tháng ở vùng nhiệt đới cá sấu nước lợ nuôi bằng cá (cá được cắt thành miếng nhỏ) dài trung bình 1,06m, nặng 4kg; sau 4 năm dài 2m, nặng 37kg. Nếu cho cá ăn bằng thịt bò xô cá sẽ lớn nhanh hơn. Cá sấu đực thường lớn nhanh hơn con cái. Nuôi cá sấu Cuba ở Viện Chăn nuôi cho ăn bằng cá mè, cá rô phi, cứ 4,5kg cá nước ngọt được 1kg cá sấu tăng trọng. d.Cách cho ăn

Phải cho cá sấu ăn thức ăn tươi, cắt thành các mảnh nhỏ để cá sấu dễ nuốt và không để ruồi nhặng bâu. Hai ngày cho cá ăn một lần. Đặt thức ăn lên các tấm ván hoặc các miếng tôn để dễ dàng quét dọn, di chuyển. Máng cho ăn nên dài và không quá 10cm láng xi măng nhẵn và dốc thoai thoải thông với mương tiêu. Khi quét dọn máng ăn có thể dùng vôi nước để xối rửa và dùng chổi cán dài, để quét dọn. Phía trên các máng ăn chừng 80cm nên căng lưới và để không cho chim chóc sà xuống ăn và tranh thức ăn của cá sấu.

26

3.2.2 Thực trạng mô hình nuôi cá sấu của nông hộ ở huyện Phước Long giai đoạn 2010- 2012.

Bạc Liêu là tỉnh nuôi cá sấu lớn nhất ĐBSCL. Năm 2012, số lượng nuôi khoảng 350.000 con với sản lượng cá sấu thương phẩm đạt 2.450 tấn, trong đó Phước Long là huyện có số lượng nuôi dẫn đầu của tỉnh.

Qua bảng 3.2 có thể thấy số hộ nuôi cũng như số lượng nuôi cá sấu trong huyện đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 số hộ nuôi là 516 hộ tăng lên 49 hộ và số lượng nuôi là 212.126 con tăng 2.874 con so với năm 2010. Năm 2012 tăng 44 hộ và số lượng nuôi tăng 19.100 con so với năm 2011.

Bảng 3.2: Tình hình nuôi cá sấu ở huyện Phước Long giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu Đvt Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số hộ nuôi Hộ 467 516 560 49 44

Số lượng nuôi

Con 212.126 215.000 234.100 2.874 19.100

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Phước Long, 2013

Mô hình nuôi cá sấu đã trở thành ngành nghề kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, nhiều hộ nuôi trong huyện đã làm giàu từ mô hình này vì thế trong những năm qua nó được nhân rộng và phát triển một cách mạnh mẽ. Nhưng nhìn chung ta thấy năm 2012 số hộ nuôi tăng lên ít hơn so với số hộ nuôi tăng lên của năm 2011 nhưng số lượng nuôi thì lại tăng xấp xỉ gần 6,7 lần, nghĩa là mô hình cá sấu trong huyện phát triển theo quy mô, do thu được lợi nhuận cao nên các hộ nuôi đã mở rộng quy mô nuôi qua việc tăng số lượng cá sấu nuôi trong mỗi vụ nuôi.

Qua bảng 3.3 bên dưới thấy được, hầu như các xã trong huyện Phước Long đều có nuôi cá sấu nhưng mức độ trên lệch giữa các xã cũng khá cao. Trong giai đoạn 2010 – 2012 xã Vĩnh Thanh, xã Phước long và thị trấn Phước Long là 3 địa bàn dẫn đầu của huyện. Mặc dù là các xã dẫn đầu nhưng qua 3 năm thì số lượng cá sấu nuôi của xã Vĩnh Thanh vẫn giữ mức 67.000 con, năm 2010 chiếm 32,8% trong tổng sản lượng của toàn huyện nhưng đến 2012 giảm xuống còn 28,83%. Xã Phước Long giảm từ 23,1% xuống còn 20,5%, năm 2011 giảm 900 con so với năm 2010, sang năm 2012 thì vẫn giữ mức 48.000 con. Năm 2011 số lượng của thị trấn Phước Long cũng giảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27

4.000 con so với năm 2010, nhưng năm 2012 thì lại tăng lên lại 4.000 con giữ mức 52.000 con chiếm 22,2% so với toàn huyện. Bên cạnh sự sụt giảm của một số xã trong tổng sản lượng của huyện thì một số xã có số lượng tăng đột biến như xã Phong Thạnh Tây A với số lượng năm 2011 tăng 7.000 con so với năm 2010, năm 2012 thêm 7.000 con, chiếm 9,2% trong khi năm 2010 chỉ chiếm 3,5%. Xã Phong Thạnh Tây B năm 2010 chiếm 5,7%, đến năm 2012 chiếm 10,5% với số lượng năm 2011 tăng 4.324 con so với năm 2010 và năm 2012 đạt 24.500 con, tăng 8.100 con so với 2011.

Bảng 3.3: Số lượng cá sấu nuôi trên địa bàn huyện Phước Long qua các năm

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Phước Long, 2013

Do hiệu quả mang lại cao nên càng ngày số lượng nuôi cá sấu ở các xã tăng lên, nhưng bên cạnh những lợi ích mang lại thì còn tồn tại rất nhiều hạn chế như giá cả, thị trường đầu ra…, nên cũng có một số hộ nuôi đã không mở rộng quy mô nữa hoặc chuyển qua mô hình sản xuất khác nên dẫn đến sự tăng giảm ở một số địa bàn trong huyện.

Stt Xã/ Thị trấn 2010 2011 2012 Số lượng (con) Tỷ trọng (%) Số lượng (con) Tỷ trọng (%) Số lượng (con) Tỷ trọng (%) 1 Xã Vĩnh Thanh 67.500 31,8 67.500 31,4 67.500 28,8 2 Thị trấn Phước Long 52.000 24,5 48.000 22,3 52.000 22,2 3 Xã Phước Long 48.900 23,1 48.000 22,3 48.000 20,5 4 Xã Phong Thạnh Tây B 12.076 5,7 16.400 7,6 24.500 10,5 5 Xã Hưng Phú 10.800 5,1 10.800 5,0 10.800 4,6 6 Xã Vĩnh Phú Tây 8.950 4,2 5.400 2,6 5.400 2,3 7 Xã Phong Thạnh Tây A 7.500 3,5 14.500 6,7 21.500 9,2 8 Xã Vĩnh Phú Đông 4.400 2,1 4.400 2,1 4.400 1,9 TỔNG 212.126 100,0 215.000 100,0 234.100 100,0

28

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG XUẤT CHUỒNG CỦA MÔ HÌNH

NUÔI CÁ SẤU Ở HUYỆN PHƯỚC LONG - TỈNH BẠC LIÊU 4.1 TỔNG QUAN VỀ MẪU ĐIỀU TRA

Số liệu của đề tài được thu thập trực tiếp các hộ nuôi cá sấu ở các xã Vĩnh Thanh, Phước Long và thị trấn Phước Long. Qua số liệu điều tra có tất cả 70 hộ thuộc 3 xã trên.

Bảng 4.1: Số lượng mẫu phỏng vấn ở các xã

Địa chỉ Tần số Tỷ trọng (%)

Thị trấn Phước Long 29 41,4

Xã Phước Long 23 32,9

Xã Vĩnh Thanh 18 25,7

Tổng 70 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Số liệu điều tra thu thập nhiều nhất ở thị trấn Phước Long, với số hộ được điều tra chiếm 41,4%, kế đến là xã Phước Long với 23 hộ chiếm 32,9%, cuối cùng là xã Vĩnh Thanh với 18 hộ chiếm 25,7%, 3 xã trên có số lượng nuôi cá sấu nhiều nhất trong toàn huyện. Vì vậy, số liệu và những thông tin thu thập được sẽ mang tính chính xác và đại diện cao cho đề tài.

4.2 TỔNG QUAN VỀ HỘ NUÔI CÁ SẤU 4.2.1 Thông tin của chủ hộ 4.2.1 Thông tin của chủ hộ

Hầu hết các hộ nuôi thuộc tuổi trung niên, độ tuổi vừa có kinh ngiệm

và có đủ sức khỏe để lao động. Do lợi nhuận mang lại cao nên nhiều người trẻ tuổi cũng tham gia nuôi cá sấu nhưng tỷ lệ không cao. Tuy mô hình nuôi cá sấu không tốn quá nhiều thời và cũng dễ dàng chăm sóc nhưng cũng phải đòi hỏi sức khỏe và sự nhanh nhẹn, do đó những người tuổi cao ít tham gia nuôi. Qua điều tra các hộ nuôi cá sấu thì độ tuổi của chủ hộ thấp nhất là 28 tuổi, cao nhất là 70 tuổi và trung bình là 44,9 tuổi. Số nhân khẩu của các nông hộ nuôi cá sấu trung bình là 4,4 người, cao nhất là 7 người và thấp nhất là 3 người. Tùy vào quy mô nuôi mà số lao động gia đình tham gia nuôi khác nhau giữa các nông hộ, số lao động tham gia nuôi cao nhất là 3 người, thấp nhất là 1 người và trung bình là 1,7 người.

29

Bảng 4.2: Thông tin của chủ hộ

Chỉ tiêu Đvt Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi Tuổi 28,0 70,0 44,9 9,1

Số nhân khẩu Người/hộ 3,0 7,0 4,4 1,1

Số lao động tham gia nuôi Người/vụ 1,0 3,0 1,7 0,6

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Nuôi cá sấu không mất nhiều thời gian nên không cần tốn quá nhiều lao động tham gia, có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm các công việc khác. Người nuôi mất khoảng từ 1 đến 6 giờ/ngày để nuôi cá sấu, thời gian lao động phụ thuộc vào số lượng, diện tích nuôi của mỗi hộ và thời gian của một vụ nuôi kéo dài bao lâu, các công việc chủ yếu là cho cá sấu ăn và dọn dẹp vệ sinh chuồng trại.

4.2.2 Trình độ học vấn của chủ hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm vào việc chăn nuôi, nâng cao hiệu quả của mô hình.

Bảng 4.3: Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ Tần số Tỷ trọng (%)

Cấp 1 9 12,9

Cấp 2 16 22,9

Cấp 3 45 64,3

Tổng 70 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Từ bảng 4.3, trong 70 hộ khảo sát không có tình trạng mù chữ, trình độ thấp nhất của hộ là cấp 1 và cao nhất là cấp 3. có tới 45 hộ trình độ cấp 3, chiếm 64,3%. Kế đến là trình độ cấp 2 có 16 hộ, chiếm 22,9%. Cuối cùng là trình độ cấp 1 có 9 hộ, chiếm 12,9%. Đa phần những hộ nuôi cá sấu được phỏng vấn điều làm việc trong các cơ quan nhà nước nên trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm tỷ lệ cao, ngoài công việc chính thì nuôi cá sấu chỉ là công việc phụ của họ sau những giờ làm việc, vì nuôi cá sấu không tốn nhiều thời gian, dễ chăm sóc.

30

4.2.3 Số năm kinh nghiệm của chủ hộ

Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình. Mô hình nuôi cá sấu được người dân huyện phước long bắt đầu nuôi khoảng 10 năm trở lại đây nên những hộ có kinh nghiệm lâu năm rất ít vì lúc đó người dân chưa mạnh dạn nuôi. Đa phần các hộ nuôi có kinh nghiệm khoảng 3 đến 4 năm. Các hộ nuôi có kinh nghiệm khoảng 10 năm là những hộ đi đầu trong mô hình nuôi cá sấu của huyện trong những năm đầu tiên và do lợi nhuận từ mô hình nuôi cá sấu khá cao nên càng ngày càng có nhiều người nông dân cũng bắt đầu nuôi.

Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi cá sấu

Kinh nghiệm Tần số Tỷ trọng (%)

1 đến 3 năm 38 54,3

4 đến 6 năm 28 40,0

7 đến 10 năm 4 5,7

Tổng 70 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013

Mô hình nuôi cá sấu là mô hình sản xuất mới, được nhân rộng và phát triển chưa lâu nên số năm kinh nghiệm của các hộ nói chung chưa cao. Qua bảng 4.3 ta thấy, kinh nghiệm nuôi cá sấu trung bình của hộ là 3,59 năm, thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 10 năm. Trong 70 hộ thì có tới 38 hộ có kinh nghiệm từ 1 đến 3 chiếm 54,3%, kế đến là có 28 hộ với kinh nghiệm từ 4 đến 6 năm chiếm 40%, cuối cùng là có 4 hộ có kinh nghiệm từ 7 đến 10 năm.

4.2.4 Lý do chọn nghề nuôi cá sấu

Mỗi nông hộ nuôi cá sấu có cách nghĩ khác nhau, lý do khác nhau khi tham gia vào mô hình nuôi cá sấu.

Bảng 4.5: Lý do nông hộ chọn nghề nuôi cá sấu

Lý do nuôi Tần số Tỷ lệ (%)

Dễ nuôi dễ chăm sóc 60 85,7

Không cần nhiều lao động 57 81,4

Bán được giá 45 64,3

Theo xu hướng thị trường 30 42,9

Lý do khác 2 2,9

31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua khảo sát thực tế 70 hộ nuôi cá sấu ta thấy được lý do chính để

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu ở huyện phước long ,tỉnh bạc liêu (Trang 33)