PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG SẢN LƯỢNG

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu ở huyện phước long ,tỉnh bạc liêu (Trang 52)

LƯỢNG XUẤT CHUỒNG TRÊN VỤ

Tổng sản lượng xuất chuồng là một trong những nhân tố quan trọng

quyết định doanh thu của các hộ nuôi. Vì vậy việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng là rất cần thiết để hộ có thể duy trì những nhân tố tích cực làm tăng tổng sản lượng và hạn chế những nhân tố làm giảm tổng sản lượng xuất chuồng. Số liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 70 hộ nuôi cá sấu trên địa bàn huyện phước long và sử dụng chương trình SPSS 16.0 để xử lý và chạy phương trình hồi qui tuyến tính của hàm năng suất. Kết quả thu được trình bày như sau:

Bảng 4.15: Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất chuồng

Nhân tố Hệ số B Mức ý

nghĩa

VIF

Hằng số (constant) -1,659 0,006*** -

LnSố lượng cá sấu nuôi (X1) 1,053 0,000*** 4,258

LnThời gian nuôi (X2) 0,034 0,260ns 1,386

LnSố lượng hao hụt (X3) -0,120 0,010*** 3,371 LnSố ngày công lao động nhà (X4) 0,125 0,487ns 2,148

LnKinh nghiệm (X5) 1,495 0,000*** 1,826

Tập huấn (X6) -0,084 0,002*** 1,206

Hệ số R Hệ số R2

Sig.F của mô hình

Kiểm định Durbin- watson

0,992 0,985 0,000 1,767

Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy từ số liệu điều tra thưc tế, 2013

Ghi chú: *:Mức ý nghĩa 10%, **: Mức ý nghĩa 5%, ***: Mức ý nghĩa 1%, ns không có ý nghĩa ở ba mức ý nghĩa trên.

43

Từ kết quả trong bảng trên ta viết được phương trình hồi quy như sau:

Y = -1,657 + 1,053X1 + 0,034X2 – 0,120X3 + 0,125X4 – 1,495X5 – 0,084X6 Dựa vào bảng 4.15 ta thấy:

- Hệ số Sig.F của mô hình = 0,00 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α

= 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y.

- Hệ số tương quan bội R = 0,992 hay R = 99,2% thể hiện mối tương quan tuyến tính giữa tổng sản lượng xuất chuồng trên vụ và các biến độc lập trong mô hình là rất chặt chẽ.

- Hệ số xác định R2 = 0,985 hay 98,5%, cho thấy 98,5% sự thay đổi của tổng sản lượng xuất chuồng được giải thích bởi các biến độc lập được đưa vào mô hình, phần còn lại chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài mô hình hồi quy.

- Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,767 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

- Độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

- Kết quả hồi quy, trong các biến độc lập được đưa vào mô hình thì có 4 biến có ý nghĩa là số lượng cá sấu nuôi, số lượng cá hao hụt, số năm kinh nghiệm và tập huấn. Cũng có nghĩa là 4 yếu tố này có ảnh hưởng đến sản lượng cá sấu xuất chuồng.

+ Biến số lượng cá sấu nuôi: biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi số lượng nuôi tăng lên 1% thì sản lượng cá sấu xuất chuồng sẽ tăng lên 1,053%. Khi thị trường tiêu thụ giải quyết được vấn đề đầu ra và đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi thì họ sẽ có xu hướng tăng số lượng nuôi lên. Khi số lượng được tăng lên cũng có nghĩa là cá sấu đang phát triển rất tốt, hộ chăn nuôi có khả năng để tiếp tục quá trình sản xuất và mở rộng thêm quy mô và tổng sản lượng cá sấu xuất chuồng trên vụ sẽ tăng lên cao.

+ Biến thời gian nuôi: biến này không có ý nghĩa thống kê nghĩa là thời gian nuôi không ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất chuồng bình quân. Tùy vào mỗi hộ nuôi mà thời gian nuôi sẽ kéo dài như thế nào. Có hộ nuôi gần 20 tháng cá chỉ đạt trọng lượng 15kg/con, có một số hộ thì chỉ nuôi 14 tháng cá đã đạt trọng lượng gần 15kg/con, không phải thời gian nuôi càng lâu thì sản lượng xuất chuồng càng tăng, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như sự

44

thích nghi của con cá sấu với môi trường nuôi, kỹ thuật nuôi,…, do các hộ nuôi cá sấu để bán dưới dạng cá sấu thương phẩm nên trọng lượng xuất chuồng bình quân trên mỗi con cá sấu không được quá lớn, nếu vượt quá chuẩn quy định thì giá sẽ thấp, ngược lại nếu cá quá nhỏ chưa đủ trọng lượng thì giá cũng sẽ thấp, điều này nói lên rằng người nuôi không quan trọng thời gian nuôi cá mà họ sẽ xem xét nhu cầu của thị trường đang cần loại cá sấu trọng lượng thế nào và nếu giá đầu ra hợp lý thì sẽ cho cá xuất chuồng.

+ Biến số lượng hao hụt: biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, trong

điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi số lượng cá sấu hao hụt tăng lên 1% thì tổng sản lượng xuất chuồng sẽ giảm 0,120% . Trong quá trình nuôi thì số lượng cá sấu bị hao hụt ảnh hưởng lớn đến tổng sản lượng xuất chuồng của hộ nuôi, việc cá bị hao hụt do nhiều nguyên nhân như do chất lượng con giống, trình độ kỷ thuật của người nuôi, và một số yếu tố không thể lường trước được như yếu tố thời tiết, dich bệnh..,nên người nuôi thật sự gặp rất nhiều khó khăn.

+ Biến số ngày công lao động nhà: biến này không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là ngày công lao động nhà không ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất chuồng. Việc nuôi cá sấu không tốn nhiều thời gian nên việc sử dụng công lao động qua nhiều sẽ gây ra hao phí, nếu sắp xếp thời gian một cách hợp lý, nếu có thể giảm bớt đi số ngày công lao động thì hiệu quả của việc chăn nuôi vẫn sẽ được đảm bảo, số ngày công lao động dư ra có thể tham gia vào hoạt động sản xuất khác.

+ Biến kinh nghiệm: Hệ số của biến kinh nghiệm dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy số năm kinh nghiệm sản xuất có ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất chuồng. Nghĩa là khi số năm kinh nghiệm càng tăng thì khi sản lượng đầu ra càng cao. Việc nuôi cá sấu không chỉ phụ thuộc vào trình độ của người nuôi mà còn phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi của thời tiết, dịch bệnh nên những hộ có số năm nuôi càng lâu thì sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, phát hiện bệnh kịp thời, biết cách điều trị, để cá sấu phát triển tốt và đạt sản lượng cao.

+ Biến giả có tập huấn hay không có tập huấn: với hệ số tương quan – 0,084 ở mức ý nghĩa 1%, cho ta thấy biến tập huấn có mối quan hệ ngược chiều với tổng sản lượng xuất chuồng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi hộ có tập huấn thì sẽ làm giảm tổng sản lượng xuất chuồng. Điều này được lý giải như sau: theo điều tra cho biết, việc hộ nuôi được tham gia tập huấn rất ít, hầu hết là họ tự học hỏi kinh nghiệm từ các hộ nuôi lâu năm khác và do kinh nghiệm bản thân đút kết được sau những năm tham gia nuôi, khi

45

được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật nuôi đúng quy trình thì họ lại không thích ứng được và không theo kịp các áp dụng đó nên dẫn đến việc được tập huấn lại làm giảm tổng sản lượng xuất chuồng của hộ.

Qua kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất chuồng ta thấy hai yếu tố tổng số lượng cá sấu nuôi và số năm kinh nghiệm tỷ lệ thuận với tổng sản lượng, còn các yếu tố khác tỷ lệ nghịch với tổng sản lượng xuât chuồng. Các yếu tố được đưa vào mô hình đều đúng như kỳ vọng ban đầu nhưng chỉ có yếu tố tập huấn lại không như kỳ vọng. Từ những kết quả phân tích ở trên thì hộ nuôi cần có những hướng đi cụ thể, mở rộng quy mô nuôi, áp dụng đúng các kỹ thuật nuôi để mô hình hiệu quả hơn.

46

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Qua kết quả phân tích số liệu điều tra 70 hộ nuôi cá sấu ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu, ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

Phân tích thực trạng nuôi cá sấu của hộ ta thấy được mô hình đã và đang trở thành nghề kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống của người dân nơi đây. Số hộ nuôi cũng như số lượng nuôi trong toàn huyện tăng qua các năm. Mặc dù mô hình mang lại hiệu quả nhưng vẫn mang tính tự phát, nuôi nhỏ lẽ nên thị trường đâu ra không ổn định, giá cả bấp bênh.., vì vậy dù dễ nuôi nhưng ngành nuôi cá sấu vẫn thiếu bền vững.

Qua điều tra cho thấy bên cạnh những thuận lợi thì người nuôi cũng gặp không ít khó khăn. Mô hình nuôi cá sấu không tốn nhiều nhân lực, diện tích nuôi không quá lớn, nguồn thức ăn dễ mua và khí hậu địa hình thích hợp, lợi nhuận mang lại cao. Nhưng nguồn giống chưa chất lượng do hầu hết các hộ nuôi mua con giống trên thị trường mà chưa biết rõ nguồn gốc, người nuôi ít được tập huấn, thiếu kinh nghiệm, chưa chủ động được trong việc phòng trị bệnh cho cá. Mô hình nuôi cá sấu đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn nên hộ gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất.

Qua phân tích kết quả của mô hình ta thấy lợi nhuận mà mô hình này mang lại khá cao, lợi nhuận trung bình là 37.033 đồng/kg. Trong đó doanh thu trung bình là 127.630 đồng/kg và tổng chi phí đầu tư (gồm chi phí lao động gia đinh) trung bình là 90.600 đồng/kg. Trong các khoản mục chi phí đầu tư vào mô hình thì chi phí thức ăn (44,98%) và chi phí giống (31,73%) chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là chi phí lao động gia đình (12,11%), các khoản chi phí còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể. Nếu tính trên hộ thì lợi nhuận trug bình là 128.360.000 đồng/hộ, thu nhập trung bình là 157.010.000 đồng/hộ. Theo phân tích kết quả chung thì mô hình này đem lại hiệu quả cao cho người nuôi nhưng trong số 70 hộ được điều tra thì có một số hộ có lợi nhuận âm (lỗ), do những hộ này có số lượng nuôi ít nhưng số lượng cá bị hao hụt lại nhiều và chi phí thuốc cao nên dẫn tới việc lợi nhuận âm.

Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất chuồng trên vụ của hộ nuôi cá sấu, kết quả chạy phương trình hồi quy cho ta thấy: số lượng nuôi và kinh nghiệm tỷ lệ thuận với sản lượng xuất chuồng, còn các yếu tố như số lượng cá hao hụt, tập huấn tỷ lệ nghịch với sản lượng xuất chuồng.

47

Ngoài các yếu tố được đưa vào mô hình hồi quy thì các yếu tố bên ngoài ta không thể điều khiển và đoán trước được như thời tiết, dịch bệnh, bị trộm cắp..,cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng xuất chuồng.

5.2 KIẾN NGHỊ

Qua kết quả phân tích và những thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn các hộ nuôi thì tác giả xin đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.

- Về phía hộ nuôi

+ Giá bán là yếu tố rất quan trọng trong việc làm tăng doanh thu cho người nuôi nên để đảm bảo được giá cả đầu ra được ổn định thì người nuôi không nên nuôi theo hướng tự phát, nuôi tràn lan mà cần xác định được hướng đi cụ thể. Cần thường xuyên theo dõi thông tin thị trường để nắm bắt giá cả đầu vào cũng như giá cả đầu ra để tránh bị thương lái ép giá.

+ Doanh thu cao mà chi phí bỏ ra quá lớn thì lợi nhuận mang lại cũng sẽ không cao vì vậy cần tính toán hợp lý các chi phí đầu vào, tận dụng triệt để các nguồn thức ăn sẵn có của gia đình từ hoạt động sản xuất khác để có thể tiết kiệm được chi phí.

+ Nếu giá bán đầu ra được ổn định thì việc tăng số lượng cá sấu xuất chuồng sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi, muốn đảm bảo được sản lượng đầu ra thì hộ chăn nuôi cần lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng để giảm tỷ lệ hao hụt khi nuôi. Cần có đủ cơ sở vật chất để đầu tư, nhất là chuồng trại phải đảm bảo, phải có sự quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó cần thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi để mô hình đạt hiệu quả tốt hơn.

- Về phía chính quyền địa phương

+ Để giúp các hộ nuôi cá sấu trong huyện thuận tiện trong việc mua con giống và đảm bảo chất lượng thì địa phương cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở giống phát triển để có thể tạo được nguồn cung cấp con giống có chất lượng cao cho hộ nuôi.

+ Do hầu hết các hộ nuôi cá sấu đều nuôi theo tính chất tự phát, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nên việc bán sản phẩm rất khó khăn, hầu hết là phải bán qua đường tiểu ngạch cho các thương lái Trung Quốc với giá cả rất bấp bênh. Chỉ có các trang trại lớn, các công ty chế biến mới được cấp phép xuất khẩu cá sấu sang các nước khác. Vì vậy để giải quyết vấn đề đầu ra cho hộ chăn nuôi thì chính quyền cần phải tạo sự liên kết giữa các hộ nuôi nuôi nhỏ lẽ

48

với các trang trại và các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra được ổn định. Doanh nghiệp cần đứng ra đảm bảo bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định, nông hộ có lãi. Có vậy thì mô hình nuôi cá sấu mới mang lại hiệu quả bền vững và lâu dài cho người chăn nuôi.

+ Trong quá trình nuôi nông hộ thường gặp rất nhiều khó khăn trog việc phòng trị bệnh cho cá, do chưa kinh nghiệm cũng như kỹ thuật nuôi chưa đúng, dẫn đến việc làm giảm sản lượng xuất chuồng và lợi nhuận mang lại không cao vì vậy địa phương cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật nuôi và thú y cho hộ chăn nuôi, đẩy mạnh công tác chuyển giao kiến thức, kỹ thuật nuôi tiên tiến đến người nuôi để thay đổi căn bản thói quen chăn nuôi theo kinh nghiệm truyền thống. Vận động những hộ nuôi tiến tới thành lập câu lạc bộ hay tổ hợp tác/hợp tác xã để cho các nông hộ có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, giải quyết những vấn đề về con giống, thức ăn và tìm đầu ra cho sản phẩm được dễ dàng hơn.

+ Mô hình nuôi cá sấu đòi hỏi vốn đầu tư rất cao, đa phần nông hộ gặp khó khăn trong vấn đề về nguồn vốn, chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi và có những chính sách hỗ trợ đễ những hộ nuôi có thể tiếp cận nguồn vốn vay, mở rộng quy mô chăn nuôi, nâng cao hiệu quả của mô hình.

- Về phía Nhà nước:

+ Cần tổ chức các hoạt động tạo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ thịt cá sấu đối với thị trường nội địa. Xây dựng các dự án phát triển làng nghề và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm từ cá sấu. Xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu giữa các doanh nghiệp, các trại nuôi.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, các Viện Trường nghiên cứu các đề tài khoa học về bảo tồn, nhân giống, chế biến thực phẩm, da và tính chất dược lý, cũng như tinh chế các sản phẩm có nguồn gốc từ cá sấu.

+ Thành lập Hiệp hội các nhà chăn nuôi, chế biến và kinh doanh cá sấu. Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận CITES đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trang trại cũng như một số hộ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của mô hình nuôi cá sấu ở huyện phước long ,tỉnh bạc liêu (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)