Mỗi nông hộ nuôi cá sấu có cách nghĩ khác nhau, lý do khác nhau khi tham gia vào mô hình nuôi cá sấu.
Bảng 4.5: Lý do nông hộ chọn nghề nuôi cá sấu
Lý do nuôi Tần số Tỷ lệ (%)
Dễ nuôi dễ chăm sóc 60 85,7
Không cần nhiều lao động 57 81,4
Bán được giá 45 64,3
Theo xu hướng thị trường 30 42,9
Lý do khác 2 2,9
31
Qua khảo sát thực tế 70 hộ nuôi cá sấu ta thấy được lý do chính để nông hộ chọn mô hình sản xuất này là do dễ nuôi dễ chăm sóc với 85,7%, kế đến là do không tốn nhiều lao động với với 81,4%. Đa phần các hộ được điều tra thì thu nhập chính của họ không phải là nuôi cá sấu nên mô hình sản xuất càng dễ nuôi và không tốn quá nhiều lao động thì sẽ được lựa chon. Ngoài lý do trên thì có 64,3% chọn nuôi cá sấu vì bán được giá và 42,9% chọn vì theo xu hướng thị trường, 2,9% chọn vì một số lý do khác như tận dùng được nguồn thức ăn có sẵn từ gia đình.
4.2.5 Hoạt động nuôi cá sấu của hộ
Các chỉ tiêu được phân tích trong bảng 4.6 dưới đây sẽ phản ánh được tình hình nuôi cá sấu của các hộ nuôi trên địa bàn huyện Phước Long như thế nào, như chỉ tiêu về diện tích nuôi, số lượng nuôi, thời gian nuôi, trọng lượng xuất chuồng, số lượng hao hụt.
Bảng 4.6: Hoạt động nuôi cá sấu của hộ
Chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ
nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích chuồng trại m2 20 1.000 156,9 161,3 Số lượng cá sấu nuôi Con/vụ 20 1.500 219,6 221,4
Thời gian nuôi Tháng/vụ 14 20 17,1 1,5
Trọng lượng xuất chuồng Kg/con 12 25 17,0 2,7
Số lượng hao hụt Con/vụ 0 105 23,8 20,5
Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013
Qua kết quả bảng 4.6, diện tích nuôi trung bình của những hộ nuôi cá sấu là 156,9m2
, thấp nhất là 20m2 và lớn nhất là 1000m2. Số lượng nuôi trung bình trong 1 vụ là khoảng 219,6 con, thấp nhất là 20 con, nhiều nhất là 1.500 con. Theo kỹ thuật nuôi cá sấu thì số lượng khoảng từ 1 đến 3con/m2là phù hợp, và nó cũng còn tùy vào diện tích đất của chủ hộ. thời gian nuôi mỗi vụ kéo dài trung bình khoảng 17,1 tháng, thấp nhất là 14 tháng và cao nhất là 20 tháng, có khi 1 vụ nuôi có thể kéo dài tới 24 tháng. Cá sấu khoảng 12kg đến 25kg thì có thể xuất chuồng, trung bình là khoảng 17,0kg, các hộ được khảo sát điều bán cá sấu dưới dạng cá sấu thương phẩm nên trọng lượng như trên là đạt yêu cầu. Tỷ lệ cá sấu nuôi bị hao hụt trên mỗi vụ cũng khá cao, trung bình khoảng 23,8 con, nhiều hộ trong quá trình nuôi cũng không có hao hụt, một số hộ thì số lượng hao hụt lên tới 105 con.
32
4.2.6 Lý do cá sấu bị hao hụt
Trong quá trình nuôi thì vấn đề cá bị hao hụt nhiều là một trong những khó khăn rất lớn cho người nuôi. Một số lý do chính khiến cá bị hao hụt được trình bày ở bảng 4.7 sau:
Bảng 4.7: Lý do cá sấu bị hao hụt
Lý do hao hụt Tần số Tỷ lệ (%)
Do thiếu kinh nghiệm 56 80,0
Do chất lượng giống 56 80,0
Do thời tiết 52 74,3
Lý do khác 4 5,7
Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013
Trong quá trình nuôi cá sấu bị hao chủ yếu là do chất lượng giống và do thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nó chiếm tỷ lệ 80%. Bên cạnh đó cũng do ảnh hưởng của thời tiết với 74,3% và 5,7% là do một số nguyên nhân khác như cá sấu bị trộm hay bị sút chuồng ra ngoài. Do mua con giống trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc nên khi mua về thả nuôi cá xuất hiện bệnh và chết. Nuôi cá sấu là mô hình mới, nên do ít được tập huấn về kỹ thuật nuôi cũng như chưa có kinh nghiệm nhiều nên nhiều nông hộ không thể trở tay kịp khi gặp trường hợp cá bị bệnh nhiều. Trong 70 hộ được khảo sát thì chỉ có 42,9% là được tập huấn, còn 57,1% thì không được tập huấn. Cá sấu là loài động vật hoang dã nên việc thuần hóa để nuôi tuy cũng dễ dàng nhưng cá sấu cũng khó thích nghi được với môi trường nuôi, thời tiết thay đổi cũng sẽ dẫn đến việc cá chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn đến lợi nhuận của người nuôi.
4.2.7 Thuận lợi của hộ
Mô hình nuôi cá sấu đã và đang trở thành mô hình sản xuất đem lại hiệu quả cao, góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ nông dân. Do mô hình có nhiều thuận lợi nên ngày càng được nhân rộng trong huyện. Qua khảo sát 70 hộ nuôi cá sấu ở huyện phước long thì thuận lợi lớn nhất của mô hình nay là nguồn thức ăn dễ mua, rẻ tiền (85,7%), kế tiếp là không tốn nhiều lao động (80%), mô hình đem lại lợi nhuận cao (78,6%), ngoài những yếu tố trên thì mô hình nuôi cá sấu có diện tích nuôi không lớn cũng là thuận lợi (57,1%), và khí hậu địa hình thuận lợi cho việc nuôi cá sấu chiếm 15,7%.
33
Bảng 4.8: Thuận lợi của mô hình nuôi cá sấu
Thuận lợi Tần số Tỷ lệ (%)
Nguồn thức ăn dễ mua, rẻ tiền 60 85,7
Không tốn nhiều nhân lực 56 80,0
Lợi nhuận cao 55 78,6
Diện tích nuôi không quá lớn 40 57,1
Khí hậu địa hình thuận lợi 11 15,7
Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013
Những thuận lợi trên có ảnh hưởng tích cực trong việc sản xuất của người dân góp phần làm gia tăng hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế cho nông dân.
4.2.8 Khó khăn của hộ
Bên cạnh những thuận lợi được nêu ở trên thì hộ nuôi còn gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất.
Bảng 4.9: Khó khăn của mô hình nuôi cá sấu
Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013
Qua điều tra thấy được, khó khăn lớn nhất của hộ là do giá bấp bênh (70%), do cá sấu thương phẩm của Việt Nam được nuôi chưa đúng tiêu chuẩn và chưa có điều kiện để xuất khẩu, hầu hết đều được thương lái Trung Quốc thu mua, do thị trường đầu ra hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên giá cá sấu luôn trong tình trạng bấp bênh, làm người nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn tiếp theo là việc ít được tập huấn (67,1%), mô hình này đã được nhân rộng một thời gian cũng khá lâu nhưng do ít được tập huấn nên nhiều hộ nuôi không đúng kỹ thuật, không biết cách xử lý khi có dịch bệnh. Khó khăn
Khó khăn Tần số Tỷ lệ (%)
Giá cả bấp bênh 49 70,0
Ít được tập huấn 47 67,1
Nguồn giống chưa chất lượng 46 65,7
Thiếu kinh nghiệm 41 58,6
Thiếu vốn sản xuất 38 54,3
34
nữa của hộ nuôi là nguồn giống chưa chất lượng (65,7%), đa phần người nuôi mua con giống trên thị trường với nguồn gốc không rõ ràng nên khi nuôi cá bị hao hụt nhiều. Khó khăn do thiếu kinh nghiệm (58,6%), do thiếu vốn sản xuất (54,3%), do dịch bệnh (40%). Nuôi cá sấu đòi hỏi vốn nhiều, vì chi phí đầu tư ban đầu cao và thời gian nuôi cũng khá lâu nên chi phí thức ăn cho cá tăng nên dẫn đến việc thiếu vốn sản xuất. Cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý để giải quyết những khó khăn mà người nuôi gặp phải, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình.
4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH
4.3.1 Phân tích các khoản mục chi phí trong mô hình nuôi cá sấu Chi phí là khoản mục quan trọng để đo lường hiệu quả của mô hình chăn Chi phí là khoản mục quan trọng để đo lường hiệu quả của mô hình chăn nuôi. Để đánh giá tính hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi đòi hỏi cần xác định và phân tích từng khoản mục chi phí điều này giúp người chăn nuôi kết hợp các nguồn đầu vào trong quá trình sản xuất có hiệu quả. Chi phí trong chăn nuôi cá sấu gồm có các khoản sau:
Bảng 4.10: Các khoản mục chi phí trong một vụ nuôi cá sấu Đơn vị tính: đồng/kg
Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013
Qua số liệu phân tích từ bảng 4.10:
Tổng chi phí sản xuất của hộ nuôi cá sấu trung bình là 90.600 đồng/kg thịt cá sấu xuất chuồng. Có sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất. Chi phí sản xuất nhỏ nhất là 64.350 đồng/kg và chi phí cao nhất
Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Chi phí chuồng trại 1.790 13.200 5.351 1.874
Chi phí giống 16.280 53.000 28.798 6.644
Chi phí thức ăn 18.630 109.660 40.701 13.211
Chi phí thuốc 330,0 13.560 2.638 2.203
Chi phí lãy vay 0 19.050 1.297 3.647
Chi phí khác 210 2.510 848 495
Chi phí lao động nhà 2.900 32.810 10.967 5.713
Tổng chi phí chưa có lao động nhà 56.040 152.580 79.634 18.026 Tổng chi phí có lao động nhà 64.350 184.150 90.600 21.090
35
có giá trị tới 184.150 đồng/kg. Có sự chênh lệch lớn như vậy là do chi chi phí đầu tư của mỗi hộ nuôi là khác nhau như chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phia thuốc.., và do quy mô nuôi giữa các hộ không đồng đều.
Để thuận tiện trong việc phân tích ta thể hiện các khoản mục chi phí của mô hình nuôi cá sấu bằng biểu đồ hình tròn sau:
cp thuốc 2.90% cp thức ăn 44.98% cp lãi vay 1.44% cp khác0.93%cp lđ nhà 12.11% cp giống 31.73% cp chuồng trai 5.91%
Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2013
Hình 4.1: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong một vụ nuôi cá sấu Trong các khoản chi phí của một vụ nuôi cá sấu thì chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất với 44,98%, giá trị trung bình khoảng 40.701 đồng/kg. Chế độ thức ăn cho cá sấu ăn có thể chia làm 2 giai đoạn, lúc nhỏ là khoảng 3 tháng đầu thả nuôi thì cá sấu con ăn khoảng 0.02 đến 0.04kg/con/ngày. Giai đoạn sau thì trung bình khoảng từ 0,2 đến 0,3kg/con/ngày. Qua điều tra thì thấy hầu hết các hộ đều cho cá sấu ăn các loại cá biển hoặc cá đồng loại nhỏ nhưng phải còn tươi sống, nếu không đảm bảo được chất lượng thức ăn cho cá thì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả cho hộ nuôi nên trong những lúc khan hiếm thức ăn, giá bị đẩy lên cao nhưng người nuôi cũng phải chịu, vì không thể mua thức ăn dự trữ trước như các mô hình chăn nuôi khác được. Giá mua trung bình từ 8.000 đến 10.000 đồng/kg, có khi thì lên đến 12.000 đồng/kg. Mặc dù giá thức ăn thấp nhưng thời gian nuôi lâu nên chi phí bỏ ra trong mỗi vụ phải rất lớn. Thời gian nuôi của mỗi hộ nuôi kéo dài khác nhau và số lượng nuôi cũng khác nhau nên chỉ cần hô nuôi mua thức ăn với giá chênh lệch nhau rất ít thì cũng dẫn tới sự chênh lệch rất lớn trong tổng chi phí thức ăn trên vụ giữa các hộ nuôi.
Kế đến là chi phí giống chiếm 31,73%. Chi phí giống trung bình khoảng 28.798 đồng/kg, giá trị thấp nhất là 16.280 đồng/kg cao nhất là 53.000 đồng/kg. ta thấy sự chênh lệch giữa giá trị thấp nhất và giá trị cao nhất là rất lớn. Do ở địa phương ít có các cơ sở cung cấp giống, chỉ có một vài trang trại lớn, nếu muốn mua con giống thì đa phần hộ nuôi mua giống của các thương
36
lái ở nơi khác, chất lượng và nguồn gốc chưa đảm bảo được chất lượng nhưng giá lại rất cao. Giá mua con giống của các hộ hầu như chênh lệch nhau, có hộ mua với giá 600.000/con, có hộ lại mua con giống với giá 360.000/con. Do giá giống không ổn định, các hộ nuôi mua cá sấu giống ở các thời điểm khác nhau nên dẫn đến việc chi phí giống giữa các hộ chênh lệch nhau cao như vậy. Con giống là yếu tố quan trọng đối với mô hình nuôi, chọn được giống tốt với chi phí hợp lý sẽ giúp cá sấu phát triển tốt đạt sản lượng cao, góp phần nâng cao lợi nhuận cho người nuôi. Số lượng nuôi càng nhiều thì lợi nhuận mang lại càng cao, nhưng do giá giống cao nên một số hộ muốn mở rộng quy mô nuôi nhưng không có khả năng.
Ngoài 2 khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất ở trên thì kế đó là chi phí lao động nhà chiếm 12,11%. Chi phí lao động nhà trung bình là 10.967 đồng/kg. Thấp nhất là 2.900 đồng/kg và cao nhất là 32.810 đồng/kg. Chi phí lao động nhà sẽ được tính theo giá lao động thuê là 18.750 đồng/giờ. Đa số các hộ nuôi được phỏng vấn thì nguồn thu nhập chính không phải là nuôi cá sấu nên không có sự tham gia của nhiều người trong gia đình, ngoài nuôi cá sấu thì nông hộ còn tham gia các hoạt động sản xuất khác. Việc nuôi cá sấu chỉ tốn thời gian trung bình khoảng từ 1 giờ đến 6 giờ/ ngày tùy vào diện tích chuồng và số lượng nuôi. Công việc chủ yếu là vệ sinh chuồng trại và cho cá sấu ăn. Tính chi phí lao động trên 1kg cá sấu ta sẽ tính tổng chi phí cho cả vụ nuôi bằng cách lấy số giờ lao động trung bình mỗi ngày nhân cho giá rồi nhân cho thời gian nuôi sau đó chia lại cho tổng sản lượng xuất chuồng trên vụ. Ta thấy có sự chênh lệch khá cao giữa giá trị thấp nhất và giá trị cao nhất của chi phí lao động nhà bỏ ra giữa các hộ nuôi, do thời gian nuôi càng lâu, diện tích nuôi và số lượng nuôi càng lớn thì càng tốn nhiều lao động và thời gian, nhưng do trong quá trình nuôi cá chậm phát triển, bị bệnh nhiều, dẫn đến hao hụt lớn thì tổng sản lượng xuất chuồng sẽ giảm xuống. Nên một số hộ bỏ ra công lao động rất lớn để chăm sóc mà sản lượng thu hoạch cuối vụ thấp thì sẽ dẫn tới việc chi phí lao động nhà bỏ ra tính trên 1kg thịt cá sấu xuất chuồng sẽ cao hơn các hộ nuôi khác rất nhiều.
Chi phí chuồng trại của hộ nuôi trung bình khoảng 5.351 đồng/kg chiếm 5,91% tổng chi phí sản xuất. Chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của chi phí chuồng trại cũng khá cao. Giá trị nhỏ nhất là 1.790 đồng/kg và giá trị lớn nhất là 13.200 đồng/kg. Việc xây dựng chuồng trại tùy thuộc vào diện tích của hộ nuôi, hình thức xây dựng và số lượng nuôi. Mật độ nuôi là khoảng từ 1 đến 3 con/m2nên các hộ nuôi có thể xây dựng chuồng với diện tích khác nhau và chi phí khác nhau.
37
Chi phí thuốc trung bình khoảng 2.638 đồng/kg, chiếm 2,90% tổng chi phí sản xuất. Giá trị thấp nhất là 330 đồng/kg, cao nhất là 13.560 đồng/kg. Chi phí thuốc trong việc nuôi cá sấu chủ yếu là thuốc tăng trưởng và thuốc điều trị cho cá khi bị bệnh. Thuốc tăng trưởng khoảng 170.000 đồng/gói. Chi phí tiêm ngừa cho cá là 8.000 đồng/con. Thuốc điều trị bệnh 250.000 đồng/gói và loại 500.000 đồng/chai. Tùy vào loại bệnh và số lượng cá bệnh mà các hộ sử dụng thuốc khác nhau, số lượng cá bệnh càng nhiều thì chi phí thuốc càng tăng vì thế mà có sự chênh lệch khá cao giữa giá trị thấp nhất và cao nhất của chi phí thuốc giữa các hộ nuôi.
Chi phí lãi vay trung bình là 1.297 đồng/kg, chiếm 1,44% trong tổng chi phí. Trong 70 hộ được điều tra thì có 15 hộ vay tín dụng, nguồn vay chủ yếu là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Do hộ nuôi chưa mạnh dạn trong việc vay vốn mở rộng quy mô, chỉ có một số hộ nuôi với quy mô lớn mới tham gia vay tín dụng, các hộ nuôi nhỏ thì sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu, nên có sự chênh lệch khá cao giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị cao nhất. Ngoài các khoản mục chi phí trên thì còn một số chi phí khác như: chi phí