3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Phước Long là huyện vùng nông thôn sâu của tỉnh Bạc Liêu, phía Bắc
giáp huyện Hồng Dân, phía Nam giáp huyện Giá Gai, phía Đông Nam giáp Vĩnh Lợi, phía Tây giáp Thới Bình (Cà Mau), phía Đông giáp huyện Ngã Năm (Sóc Trăng). Diện tích tự nhiên 41.619 ha, 26.079 hộ, dân số 119.411 người, gồm 03 dân tộc chủ yếu là kinh, hoa và khơme.
Huyện được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/10/2000, theo Nghị định số 51 của Chính phủ. Huyện có 07 xã, 01 thị trấn là thị trấn Phước Long và các xã Phước Long, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Hưng Phú và Vĩnh Thanh.
Thị trấn Phước Long không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện mà còn là trung tâm của tiểu vùng Tây - Bắc tỉnh Bạc Liêu. Thị
17
Trấn Phước Long cùng với 3 đơn vị khác là Tp. Bạc Liêu, Thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình), Thị trấn Hộ Phòng (huyện Giá Rai) tạo thành tứ giác kinh tế, động lực phát triển kinh tế của cả tỉnh. Theo quy hoạch, năm 2015 Thị trấn sẽ là đô thị loại IV và tầm nhìn đến năm 2020 là một thị xã hiện đại, tiềm năng. Huyện có khá nhiều trung tâm thuơng mại, chợ tuơng đối lớn trong tỉnh như: Phước Long, Phó Sinh, Chủ Chí, Trưởng Tòa hình thành tại các đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh. Là 1 trong 5 huyện (Nam Đàn - tỉnh Nghệ An, Hải Hậu - tỉnh Nam Định, Phước Long - tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam, K'Bang - tỉnh Gia Lai) được Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo điểm của cả nước về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015.
3.1.2.2 Tình hình kinh tế
a. Tình hình kinh tế chung của huyện
Trong kháng chiến Phước Long là vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh và Trung ương, huyện bị tàn phá hết sức nặng nề, hy sinh nhiều của, nhiều người do hàng chục ngàn tấn bom đạn của kẻ thù. Vì vậy khi mới giải phóng, kết cấu hạ tầng của huyện hầu như không có gì, kinh tế - xã hội thấp kém.
Sau ngày giải phóng đất nước, bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương VII (khoá X), Đề án số 185 của Ban kinh tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chỉ thị số 05 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Đề án số 01 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về xây dựng huyện Phước Long phát triển toàn diện giai đoạn 2006 – 2010. Huyện đã chỉ đạo đạt được kết quả khích lệ: kinh tế - xã hội có chuyển biến rõ rệt, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ nét, diện mạo xóm ấp nông thôn ngày càng khởi sắc. Thành tựu về xây dựng huyện phát triển toàn diện trong thời gian qua là cơ sở tiền đề quan trọng để huyện tiếp tục phấn đấu xây dựng huyện nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 theo tinh thần Quyết định số 491, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong những năm qua được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ - UBND tỉnh, sự giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ngành cấp tỉnh, sự lãnh đạo trực tiếp của Ban thường vụ Huyện uỷ. UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp đề ra nhiều giải pháp khắc phục khó khăn thực hiện các mặt công tác trên lĩnh vực kinh tế - xã hội vì thế kinh tế xã hội của huyện có những bước phát triển vượt bậc. Từ một huyện khó khăn, Phước Long trở thành đơn vị cấp huyện có nền kinh tế phát triển thứ 3 của tỉnh, xếp sau tỉnh lị là Thành phố Bạc Liêu và huyện Giá Rai. Tuy nhiên nếu xét theo sự phát triển đồng đều kinh tế giữa các xã trong 1 huyện thì Phước Long đứng hàng thứ 2, sau Tp. Bạc Liêu.
18
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Phước Long qua các năm Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011 so với 2010 2012 so với 2011 GDP 13,00 15,00 15,00 13,00 2,00 0,00 Nông nghiệp - thủy sản 7,50 7,50 6,20 4,58 0,00 -1,30 Thương mại – dịch vụ 28,00 25,00 25,50 22,00 -3,00 0,50 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 25,00 20,00 22,00 21,00 -5,00 2,00
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Phước Long, 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu 2013
Trong giai đoạn 2010 đến nay mặc dù điều kiện của huyện còn gặp nhiều khó khăn như thời tiết thất thường, hạn hán, triều cường kéo dài, bên cạnh đó do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thị trường đầu ra cho người nông dân ngày càng bấp bênh, các yếu tố đầu vào thì ngày càng tăng cao..,những yếu tố này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của bà con nông dân, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện vẫn được giữ vững qua các năm. Đối với GDP thì năm 2011 và 2012 vẫn giữ vững mức tăng trưởng là 15%, tăng 2% so với năm 2010.Về thương mại dịch vụ thì năm 2011 thấp hơn 2010 là 3% nhưng sang năm 2012 đạt 25,5%, tăng 0,5% so với 2011. Đối với công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp thì tốc độ tăng trưởng năm 2011 giảm 5% so với 2010, sang năm 2012 đạt 22% tăng lên nhưng chỉ có 2% so với 2011. Trong khi các lĩnh vực khác có dấu hiệu tăng lên thì nông lâm – thủy sản lại giảm xuống, năm 2010 và 2011 đều giữ mức tăng trưởng là 7,5% sang 2012 chỉ có 6,2% giảm 1,3%. Trong giai đoạn 2010 – 2012 thì tốc đô tăng trưởng thương mại- dịch vụ là cao nhất. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện cũng có bước khả quan.
19
Trong năm 2011 tổng giá trị sản xuất đạt 6.187,632 triệu đồng, đạt 100,39% kế hoạch. Trong năm 2012 đạt 7.162,648 triệu đồng, đạt 100,03% kế hoạch, tăng 15,76% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng 2013 đạt 4.441,619 triệu đồng, đạt 48,90% kế hoạch năm.
b. Nông lâm thủy sản
Trong 6 tháng đầu năm 2013 toàn huyện xuống giống được 11.350 ha lúa hè thu và 19.650 ha tôm vụ 2, đạt 100% kế hoạch năm; 6.750 ha cua trên đất tôm, đạt 58.70% kế hoạch năm, 3.790 ha cá trên đất tôm, đạt 39,89% kế hoạch năm; 360 ha cá ao hồ, đạt 45% kế hoạch năm; 820 ha rau màu, đạt 51,25% kế hoạch năm.
Thu hoạch 11.350 ha lúa đông xuân, năng suất 6,82 tấn/ha, tăng hơn cùng kỳ 0,02 tấn/ha, sản lượng 77.407 tấn, đạt 101,64% kế hoạch năm; 660 ha rau màu, năng suất 7,7 tấn/ha, sản lượng 5.082 tấn, tăng hơn cùng kỳ 175 tấn, đạt 41,81% kế hoạch năm; 19.650 ha tôm vụ 1, năng suất 150 kg/ha, sản lượng 2.947 tấn, tăng hơn cùng kỳ 300 tấn, đạt 100% kế hoạch năm; 750 ha cua trên đất tôm, năng suất 80kg/ha; Đánh bắt thủy sản tự nhiên 3.575 tấn, đạt 55,86% kế hoạch năm. Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt tự nhiên 6.582 tấn, đạt 22,88% kế hoạch năm, tăng 645 tấn so với cùng kỳ.
Xây dựng 05 cánh đồng mẫu lớn, tổng diện tích 200 ha, đạt 45,45% kế hoạch năm, nâng tổng số lên 09 cánh đồng mẫu lớn, tổng diện tích 505 ha.
Chăn nuôi 294.733 con gia súc, gia cầm, đạt 46,16% kế hoạch năm. Trong đó: Gia súc 41.137 con, gia cầm 253.596 con và 165.000 động vật hoang dã, đạt 53,39% kế hoạch năm.
Tiêm phòng gia súc 17.614 liều; 238.432 liều cúm gia cầm. Phun xịt 342 lít thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực giết mổ và các điểm buôn bán gia cầm. Mở 40 lớp tập huấn, khuyến nông, khuyến ngư, có 1.550 lượt người tham dự, đạt 46% kế hoạch năm. Ngoài ra còn tổ chức 18 cuộc hội thảo đầu bờ về trồng trọt và chăn nuôi có 1.300 lượt người dự. Cải tạo mới 30 ha vườn tạp, đạt 60% kế hoạch năm và cải tạo nâng cao hiệu quả 300 ha, đạt 66,67% kế hoạch năm, chủ yếu trồng lúa, rau màu.
c. Tài chính, tín dụng và thương mại - dịch vụ
- Về tài chính ngân sách
Thu ngân sách được 23 tỷ 807 triệu đồng, đạt 39,03% chỉ tiêu tỉnh giao, giảm 8,13% so với cùng kỳ.
20
Chi ngân sách 123 tỷ 405 triệu đồng, đạt 54,99% chỉ tiêu tỉnh giao, tăng hơn cùng kỳ 7,83%. Trong đó chi xây dựng cơ bản 10 tỷ 382 triệu đồng, đạt 65,59% tổng vốn tỉnh giao.
- Về tín dụng ngân hàng
Ngân hàng Nông nghiệp – PTNT: Huy động vốn 180 tỷ đồng. Cho vay 157 tỷ 902 triệu đồng; thu nợ được 128 tỷ 783 triệu đồng. Tổng dư nợ đến ngày 30/6/2013 là 267 tỷ 529 triệu đồng, bằng 8.697 hộ, đạt 96,14% kế hoạch năm (trong đó nợ xấu 92 tỷ 429 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 33,42%; nợ xấu nội bảng 900 triệu đồng, chiếm 0,49%, giảm 0,02% so với cùng kỳ).
Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội: Huy động vốn 1 tỷ 127 triệu đồng, cho vay 16 tỷ 455 triệu đồng; thu nợ được 08 tỷ 846 triệu đồng. Tổng dư nợ đến ngày 30/6/2013 là 144 tỷ 543 triệu đồng, bằng 11.569 hộ vay, đạt 90,20% kế hoạch năm (trong đó nợ xấu 11 tỷ 617 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 8,04%, giảm 2,39% so cùng kỳ).
Tuy nhiên, công tác tín dụng ngân hàng còn một số mặt tồn tại, hạn chế, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng chính sách xã hội còn cao (8,04%); nợ xấu nội bảng của Ngân hàng nông nghiệp – PTNT tuy có giảm so với cùng kỳ, nhưng nợ xấu còn chiếm tỷ lệ khá cao (33,42%).
- Về thương mại – dịch vụ
Thành lập mới 100 cơ sở sản xuất – kinh doanh, nâng tổng số lên 3.150 cơ sở. Nhìn chung các cơ sở hoạt động ổn định, hàng hoá mua bán đa dạng, phong phú, phục vụ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
d. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và điện lực
Phối hợp với Sở Công thương Bạc Liêu tổ chức Hội chợ thương mại đưa hàng Việt về nông thôn được 04 đợt, có 03 doanh nghiệp và Công ty tham gia, gồm: Siêu thị Vinatext, Coopmart Bạc Liêu và Công ty quảng cáo Hội chợ triển lãm Thái Tân Việt Thành Phố Hồ Chí Minh. Tổ chức trưng bày sản phẩm được 52 gian hàng, phục vụ trên 17.000 lượt người đến tham quan mua sắm.
Mắc mới 123 điện kế, đạt 8,11% kế hoạch năm, giảm 1,89% so với cùng kỳ. Đến nay toàn huyện có 25.235 hộ sử dụng điện an toàn, chiếm tỷ lệ 89,08% so với tổng số hộ dân trong huyện (kể cả chia hơi 27.829 hộ, đạt 98,24%). Công tác quản lý điện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, tiết kiệm.
Toàn huyện có 1.350 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thu hút 4.050 lao động. Nhìn chung các cơ sở hoạt động ổn định, doanh thu khá đảm bảo đời sống cho người lao động và sự phát triển của cơ sở.
21
Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng giờ trái đất năm 2013, tắt bóng đèn và thiết bị điện không cần thiết từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, ngày 23/3/2013 tiết kiệm được 13.000 KW, trị giá 19,5 triệu đồng.
3.1.2.3 Tình hình văn hóa – xã hội a. Về giáo dục – đào tạo
Chỉ đạo tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành giáo dục phát động, nhất là phong trào thi đua 02 tốt; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; cuộc vận động 02 không và mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, công tác xã hội hoá xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, từ đó đã nâng cao một bước về chất lượng, nhất là tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT. Kết quả năm học 2012 – 2013 toàn huyện có 1.490 cán bộ, giáo viên; huy động 23.821 học sinh đến trường, đạt 99% (trong đó: Mẫu giáo 3.535 cháu, tiểu học 11.814 em, Trung học cơ sở 6.411 em, THPT 1.954 em và bổ túc THPT 107 học viên). Kết quả học sinh lên lớp đạt tỷ lệ 99,70%, tốt nghiệp tiểu học 99,85%, THCS 98,04%, THPT 99,77% và bổ túc THPT 62,50%.
Công nhận 03 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số lên 20 trường đạt chuẩn, trong đó có 01 trường đạt chuẩn mức độ 2. Tuy nhiên công tác giáo dục – đào tạo vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế: Chất lượng học sinh tuy có bước được nâng lên, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; tình trạng học sinh bỏ học còn nhiều (tiểu học 25 em, THCS 134 em); công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường – gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh chưa được đảm bảo.
b.Về văn hóa, thông tin và truyền thanh
Xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 08 nhà văn hóa ấp, nâng tổng số lên 56 nhà văn hóa ấp (Vĩnh Thanh 13 nhà; Phước Long 06 nhà; Vĩnh Phú Đông 08 nhà; Vĩnh Phú Tây 08 nhà; Hưng Phú 09 nhà; Phong Thạnh Tây B 06 nhà; Phong Thạnh Tây A 03 nhà và thị trấn Phước long 03 nhà). Tiếp tục xây dựng 07 nhà văn hóa ấp ở 04 xã gồm: Ấp Mỹ Phú Đông, Mỹ Phú Tây (Hưng Phú); Phước Thọ (Phước Long); Bình Tốt A, Huê 1 (Vĩnh Phú Tây); ấp 2B, 1B (Phong Thạnh Tây A).
Tập trung chỉ đạo các ấp và hộ gia đình thực hiện 13 tiêu chí gia đình nông thôn mới của Ban chỉ đạo huyện. Công nhận 238 hộ gia đình văn hóa, đạt 59,50% kế hoạch năm, nâng tổng số lên 25.980 hộ gia đình văn hóa (đạt 91,71% so với tổng số hộ dân); tái công nhận 6.956 hộ và củng cố, nâng chất 578 hộ. Rút giấy chứng nhận 07 hộ không giữ được tiêu chuẩn gia đình văn
22
hóa. Xây dựng hàng rào được 69.856 mét, nâng tổng số lên 183.926 mét (trong đó: Hàng rào bê tông 32.849 mét và hàng rào cây xanh 151.077 mét).
Phối hợp với Hội nhà báo tỉnh tổ chức Hội xuân, triển lãm sách, báo đầu xuân mới, có trên 6.335 lượt người xem. Cấp mới 109 thẻ bạn đọc, phục vụ 10.618 lượt bạn đọc, với 22.217 lượt sách. Luân chuyển 3.400 cuốn sách báo các loại cho thư viện xã Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Thanh và Phong Thạnh Tây A. Đài truyền thanh lên được 180 chương trình, 1.585 tin, bài, đạt 53,13% kế hoạch năm. Cộng tác với Đài, Báo của tỉnh 24 trang tin, 536 tin, bài và cộng tác với Cổng thông tin điện tử của tỉnh được 70 tin, bài.
Tuy nhiên, công tác xây dựng đời sống văn hoá và xây dựng gia đình nông thôn mới còn một số mặt tồn tại, hạn chế, các ngành chức năng cấp huyện, các xã, thị trấn và các ấp chỉ đạo chưa thường xuyên, kết quả đạt được còn thấp.
c.Về công tác y tế và dân số
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia và các chương trình y tế khác, nhất là công tác phòng chống dịch bệnh. Khám, chữa bệnh được 165.269 lượt người, đạt 53,31% kế hoạch năm (tăng 11.276 lượt người so với cùng kỳ).
Tiêm chủng và cho trẻ em dưới 01 tuổi uống vitamin A được 1.164 trẻ (đạt 47,45% so với số trẻ), đạt 48,95% kế hoạch năm và trẻ em suy dinh dưỡng dưới 05 tuổi 14,40%, đạt 93,19% kế hoạch năm. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 999 cơ sở, phát hiện và xử lý 137 cơ sở vi phạm. Tuyên truyền vận động được 5.254 người thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đạt 51,03% kế hoạch năm.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, tập huấn tuyên truyền giáo dục của ngành y tế chưa thường xuyên, một số trạm y tế hoạt động chưa tốt, một bộ phận nhân dân ít quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh, vì vậy số ca mắc bệnh sốt xuất huyết và tay, chân, miệng còn cao (52 ca)
d.Về chính sách xã hội và dạy nghề
Huyện đã chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách, trợ cấp xã hội, mai táng phí và mua bảo hiểm xã hội cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, cán bộ hưu trí, người có công, hộ nghèo và hộ cận nghèo, với số tiền 30 tỷ 895 triệu đồng.
Cấp phát 13.846 suất quà tết cho đối tượng chính sách, vùng căn cứ