Theo cơ cấu việc làm theo vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 73)

Thành phố Đồng Hới đƣợc chia thành 4 vùng lãnh thổ tự nhiên, cụ thể:

3.2.2.1 Vùng gò đồi

Gồm phƣờng Đồng Sơn, xã Thuận Đức, có diện tích tự nhiên là 6.500 ha, chiếm 41,75% diện tích tự nhiên của thành phố, có tổng dân số trung bình 12.568 ngƣời, chiếm 10,94% tổng dân số trung bình toàn thành phố Đồng Hới, lao động trong độ tuổi chiếm 10,94% (7.344 ngƣời); vị trí đƣợc

61

phân bố ở phía Tây thành phố Đồng Hới, tiếp giáp với hai huyện Quảng Ninh và Bố Trạch, có đƣờng Hồ Chí Minh chạy xuyên qua hai địa phƣơng. Vùng tập trung phần lớn là đất trồng rừng, đất lâm nghiệp và một số cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Phần lớn dân cƣ ở vùng này đƣợc di cƣ, tập kết lên ở đây từ những chiến tranh chống Mỹ vào khoảng năm 1960 đến 1965.

Bảng 3.18 CCLĐ đang làm việc ở vùng gò đồi của thành phố Đồng Hới thời kỳ 2006 - 2013

(Đồng Sơn, Thuận Đức)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2010 Năm 2013

Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời %

Tổng số 3.170 100,00 3.654 100,00 3.511 100,00

Nông - Lâm - Thủy sản 361 11,39 358 9,80 358 10,20 Công nghiệp - Xây

dựng 1.991 62,81 2.230 61,03 2.254 64,20

Thƣơng mại - Dịch vụ 818 25,80 1.066 29,17 899 25,61

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới 2008 - 2013

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu lao động đang làm việc ở vùng gò đồi thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006-2013

Bảng 3.18 cho ta thấy, cơ cấu lao động đang làm việc ở vùng gò đồi có sự chuyển dịch không ổn định qua các năm và giữa các ngành ngành nông – lâm –

11,39 62,81 25,80

Cơ cấu lao động vùng gò đồi năm 2006

Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ

10,20 64,20 25,61

Cơ cấu lao động vùng gò đồi năm 2013

Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ

62

thủy sản, công nghiệp – xây dựng, thƣơng mại - dịch vụ. Ngành nông – lâm – thủy sản từ 11, 39% năm 2006 giảm xuống 9,80% năm 2010 nhƣng đến năm 2013 tăng lên 10,20%; ngành công nghiệp – xây dựng từ 62,81% năm 2006 giảm xuống 61,03% năm 2010 và tăng lên 64,20% năm 2013; ngành thƣơng mại – dịch vụ từ 25,80% năm 2006 tăng lên 29,17% năm 2010 và xuống 25,61% năm 2013. Tốc độ tăng trƣởng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2006-2010 là 2,88%/năm, giai đoạn 2006 -2013 đạt 1,14%/năm.

3.2.2.2 Vùng bán sơn địa

Gồm các phƣờng Bắc lý, Nam Lý, Bắc nghĩa, Phú Hải, Đức Ninh Đông, các xã Nghĩa Ninh, Đức Ninh, Lộc Ninh; có diện tích tự nhiên là 6292.3 ha, chiếm 40,41% diện tích tự nhiên của thành phố, có tổng dân số trung bình 68,188ngƣời, chiếm 59,35% tổng dân số trung bình toàn thành phố Đồng Hới, lao động trong độ tuổi chiếm 59,35% (39.851 ngƣời); đây là vùng tập trung số đông dân số và lao động của thành phố Đồng Hới, vùng tiếp giáp với vùng trung tâm thành phố, tập trung các khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn.

Bảng 3.19 CCLĐ đang làm việc ở vùng bán sơn địa của thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 - 2013

(Bắc Lý, Nam Lý, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Lộc Ninh, Phú Hải)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2010 Năm 2013

Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời %

Tổng số 20.353 100,00 22.993 100,00 24.344 100,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông - Lâm - Thủy sản 9.713 47,72 7.385 32,12 7.150 29,37 Công nghiệp - Xây dựng 4.752 23,35 5.822 25,32 6.114 25,12 Thƣơng mại - Dịch vụ 5.888 28,93 9.786 42,56 11.080 45,51

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới 2008 - 2013

63

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu lao động đang làm việc ở vùng bán sơn địa thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006-2013

Cơ cấu lao động đang làm việc ở vùng này có xu hƣớng chuyển dịch mạnh và rõ ràng hơn; lao động làm việc trong ngành nông – lâm – thủy sản giảm mạnh, từ vị trí đứng đầu trong cơ cấu kinh tế vùng là 47,72% năm 2006 xuống 32,12% năm 2010 và xuống 29,37% năm 2013; lao động làm việc trong ngành công nghiệp – xây dựng có sự chuyển dịch tăng nhƣng không ổn định; thƣơng mại – dịch vụ thu hút lƣợng lớn lao động từ 28,93% năm 2006 tăng lên 42,56% năm 2010 và 45,51% năm 2013 (tốc độ tăng trƣởng ngành thƣơng mại – dịch vụ giai đoạn 2006 - 2013 là 7,28%/năm). Tốc độ chuyển dịch lao động đang làm việc trong các ngành nông – lâm – thủy sản, công nghiệp – xây dựng, thƣơng mại – dịch vụ giai đoạn 2006-2013 là 2,01%/năm (xem bảng 3.19). Hơn 1/3 lực lƣợng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thành phố tập trung ở vùng này, đây là nơi tập trung các khu công nghiệp, các cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp do đó đã thu hút lƣợng lao động lớn trong toàn bộ các khu vực kinh tế; bảng 3.19 cũng cho ta thấy cơ cấu lao động đang làm việc giữa các ngành có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng lao động thƣơng mại – dịch vụ, nông – lâm – thủy sản và công nghiệp - xây dựng.

3.2.2.3 Vùng đồng bằng

Gồm các phƣờng Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình; với diện tích tự nhiên 567,5 ha, chiếm 3,70% diện tích tự nhiên thành phố Đồng Hới, dân số trung bình 16.523 ngƣời, chiếm 14,38% dân số trung bình toàn thành phố, lao

47,72

23,35 28,93

Cơ cấu lao động vùng bán sơn địa năm 2006

Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ

29,37

25,12 45,51

Cơ cấu lao động vùng bán sơn địa năm 2013

Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ

64

động trong độ tuổi có 9.656 ngƣời, chiếm 14,38% lao động trong độ tuổi của thành phố; có vị trí địa lý đƣợc phân bố dọc theo đƣờng Quốc lộ 1A và lệch về phía Đông tiếp giáp với sông Nhật Lệ thuận lợi cho việc phát triển thƣơng mại, dịch vụ du lịch; cũng là nơi tập trung các trung tâm thƣơng mại lớn của thành phố, các cơ quan hành chính nhà nƣớc, lực lƣợng vũ trang của tỉnh, cơ quan Trung ƣơng đóng trên địa bàn,…

Bảng 3.20 cho thấy, cơ cấu lao động vùng đồng bằng chuyển dịch mạnh sang ngành thƣơng mại – dich vụ, tăng từ 75,53% năm 2006 tăng lên 79,65% năm 2010 (tốc độ tăng trƣởng bình quân thời kỳ 2006-2010 là 3,47%/năm) và tăng lên 81,21% năm 2013, với tốc độ tăng trƣởng bình quân 2,42%/năm thời kỳ 2006-2013. Ngành công nghiệp – xây dựng, nông, lâm, thủy sản có xu hƣớng giảm; công nghiệp – xây dựng từ 19,2% năm 2006 giảm xuống 16,4% năm 2010 và 15,6% năm 2013; nông, lâm, thủy sản giảm từ 5,2% năm 2006 xuống 4% năm 2010 và 3,1% năm 2013. Cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng, nông – lâm – thủy sản giảm phù hợp với định hƣớng quy hoạch phát triển của thành phố Đồng Hới, vùng đồng bằng ngoài những đặc điểm, vị trí nhƣ nêu ở trên, vùng còn giữ vị trí là trung tâm của thành phố Đồng Hới.

Bảng 3.20 CCLĐ đang làm việc vùng đồng bằng của thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 - 2013

(Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2010 Năm 2013

Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời % Tổng số 6.102 100,00 7.238 100,00 7.568 100,00

Nông - Lâm - Thủy sản 320 5,24 286 3,95 238 3,14 Công nghiệp - Xâydựng 1.173 19,22 1.187 16,40 1.184 15,64 Thƣơng mại - Dịch vụ 4.609 75,53 5.765 79,65 6.146 81,21

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới 2008 - 2013

65

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu lao động đang làm việc vùng đồng bằng thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006-2013

3.2.2.4 Vùng cát ven biển

Gồm các xã, phƣờng Bảo Ninh, Quang Phú và Hải Thành, có diện tích tự nhiên là 2.201,7 ha, chiếm 14,14% diện tích tự nhiên của thành phố, có tổng dân số trung bình 17,618 ngƣời, chiếm 15,33% tổng dân số trung bình toàn thành phố Đồng Hới, lao động trong độ tuổi chiếm 15,33% (10.295 ngƣời); hầu hết dân cƣ ở vùng này sống bằng nghề khai thác, đánh bắt thủy hải sản biển.

Bảng 3.21 CCLĐ đang làm việc ở vùng cát ven biển của thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013

(Bảo Ninh, Quang Phú, Hải Thành) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2010 Năm 2013

Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời %

Tổng số 5.997 100,00 5.853 100,00 7.287 100,00

Nông - Lâm - Thủy sản 3.861 64,38 3.879 66,27 4.951 67,94 Công nghiệp - Xây dựng 597 9,95 658 11,24 727 9,98 Thƣơng mại - Dịch vụ 1.539 25,66 1.316 22,48 1.609 22,08

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới 2008 – 2013

5,24 19,22

75,53

Cơ cấu lao động vùng đồng bằng năm 2006

Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ

3,14 15,64

81,21

Cơ cấu lao động vùng đồng bằng năm 2013

Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ

66

Biểu đồ 3.7: Cấu lao động đang làm việc ở vùng cát ven biển thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006-2013

Bảng 3.21 cho thấy, cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thì ngành nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm ƣu thế trong cả ba khu vực kinh tế từ 64,38% năm 2006 tăng lên 66,27% năm 2010 và 67,94% năm 2013. Thời gian qua, cùng với cả nƣớc, cả tỉnh, thành phố Đồng Hới đã có những chủ trƣơng, chính sách nhằm định hƣớng, quy hoạch phát triển vùng này đầu tƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện khai thác, đánh bắt hiện đại theo hƣớng vƣơn khơi nhƣ nâng công suất tàu thuyền, trang bị hệ thống thông tin, máy dò ngang,… do đó năng lực khai thác, đánh bắt thủy hải sản ngày càng tăng, tỷ lệ hải sản phục vụ xuất khẩu ngày càng tăng; bên cạnh đó còn thành lập các tổ đoàn kết trên biển, nghiệp đoàn nghề cá thành phố đã góp phần bảo vệ biên giới biển đảo của quê hƣơng.

Từ phân tích cơ cấu lao động đang làm việc ở bốn vùng lãnh thổ nêu trên cho thấy, thành phố Đồng Hới đã có những chủ trƣơng, chính sách phát huy mạnh mẽ thế mạnh của các vùng trong quá trình phát triển kinh tế, mặc dù cơ cấu ngành nghề, điều kiện địa lý, dân số, điều kiện diện tích đất đai, độ màu mở của đất đai không giống nhau cũng nhƣ về phân bố lao động việc làm giữa các vùng.

Vùng gò đồi bƣớc đầu đã khai thác hiệu quả đất lâm nghiệp, đất rừng kết hợp với phát triển kinh tế trang trại, gia trại; các mô hình nông – lâm

64,38 9,95

25,66

Cơ cấu lao động vùng cát ven biển năm 2006

Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ

67,94 9,98

22,08

Cơ cấu lao động vùng cát ven biển năm 2013

Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ

67

nghiệp kết hợp đƣợc triển khai thực hiện có kết quả. Thời gian qua, thành phố Đồng Hới đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách về phát triển nông – lâm – thủy sản, phát triển trang trại, gia trại; ƣu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động; phát triển các giống cây, con mới,.v.v Vì vậy đã thu hút ngƣời dân trong vùng tham gia phát triển sản xuất, tạo thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động trong vùng. Tuy nhiên lao động đang làm việc ở vùng gò đồi có xu hƣớng tăng, giảm chƣa ổn định qua các năm so lao động đang làm việc tại các vùng toàn thành phố từ 8,90% năm 2006 tăng lên 9,20% năm 2010 và giảm xuống 8,22% năm 2013. Nhƣng xét trong nội bộ vùng thì có tăng nhƣng tăng chậm, bình quân tăng 1,14%/năm.

Vùng bán sơn địa là vùng có diện tích tự nhiên lớn, điều kiện đất đai, độ màu mở của đất đai, hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội, vừa là vùng tiếp giáp với khu vực trung tâm do đó đã phát huy cơ bản lợi thế của vùng để phát triển kinh tế - xã hội và đã thu hút lƣợng lớn lao động làm việc vào các ngành kinh tế. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của vùng chiếm tỷ lệ cao nhất trong bốn vùng, hàng năm đã thu hút lƣợng lớn lao động việc làm chuyển dịch từ các vùng, ngành khác về đây, tăng từ 63,6% năm 2006 lên 63,8% năm 2010 và 64,1% năm 2013 (tốc độ tăng trƣởng bình quân lao động vùng bán sơn địa 2,01%/năm).

Vùng đồng bằng tiếp giáp với vùng cát ven biển ngăn cách bởi dòng sông Nhật Lệ, hệ thống sông, rạch và là khu vực trung tâm của thành phố bƣớc đầu đã khơi dậy đƣợc tiềm năng, thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch, nghỉ dƣỡng,.v.v đã thu hút đƣợc 19,1% số lao động đang làm việc trong các ngành năm 2006 lên 19,9% năm 2013, tốc độ tăng trƣởng bình quân lao động giai đoạn 2006-2013 là 2,42%/năm. Để tiếp tục thu hút nhiều hơn lực lƣợng lao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

68

động trong các ngành, vùng kinh tế thành phố Đồng Hới cần tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, đầu tƣ hạ tầng, sử dụng, bố trí hợp lý lao động.

Vùng cát ven biển là vùng thuộc các địa phƣơng nằm dọc theo bờ biển thành phố Đồng Hới, tiếp giáp với vùng trung tâm (đồng bằng) và vùng bán sơn địa, có diện tích tƣơng đối lớn so với các vùng; dân cƣ chủ yếu sống bằng nghề khai thác, đánh bắt (trƣớc đây chủ yếu khai thác, đánh bắt ở vùng gần bờ) và hậu cần nghề cá (sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, ngƣ lƣới cụ, cung cấp đá lạnh, thực phẩm đi biển,..v.v ). Thời gian qua đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng, của Tỉnh, thành phố Đồng Hới và sự hƣởng ứng tích cực của các ngƣ dân nên năng lực khai thác, đánh bắt, công tác hậu cần nghề cá đã đƣợc quan tâm đầu tƣ theo hƣớng hiện đại, vƣơn khơi dài ngày; đã góp phần nâng cao trình độ, năng suất sản xuất và thu hút đáng kể lƣợng lao động tham gia.

Một phần của tài liệu Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 73)