0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Các nhân tố tác động đến CDCCVL

Một phần của tài liệu ĊHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 40 -40 )

1.2.5.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế quyết định tốc độ CDCCKT và CDCCVL. Khi kinh tế tăng trƣởng với tốc độ cao, nó đòi hỏi tốc độ chuyển dịch việc làm cũng phải tăng cao để cung cấp lao động cho các ngành, các vùng kinh tế nhằm đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế và CDCCKT. Mặt khác, khi tăng trƣởng kinh tế cao, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để CDCCVL theo ngành, vùng kinh tế, trình độ chuyên môn kỹ thuật nhanh hơn do CDCCKT và do tốc độ phát triển kinh tế đòi hỏi và quyết định. Ngƣợc lại, CDCCVL có sự tác động trở lại đối với tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc thể hiện: xác định điều kiện và quy mô phát triển kinh tế; quy định cơ cấu và thành phần kinh tế; làm thay đổi tốc độ tăng trƣởng kinh tế.

1.2.5.2 Năng suất lao động trong nông nghiệp

CDCCVL chủ yếu là chuyển lao động làm việc trong nông nghiệp sang làm việc trong công nghiệp, dịch vụ ở các khu công nghiệp, ở thành thị. Ngoài ra, có một bộ phận nhỏ vẫn ở nông thôn, chuyển từ lao động nông

28

nghiệp sang làm các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN), dịch vụ... ngay tại nông thôn.

Để thực hiện đƣợc sự chuyển dịch đó, năng suất lao động nông nghiệp phải nâng cao, trƣớc hết là lao động trồng trọt và chăn nuôi... Chỉ khi năng suất lao động trong trồng trọt, chăn nuôi đƣợc nâng cao, sản suất đủ lƣơng thực, thực phẩm cho toàn xã hội với một số lƣợng lao động ít hơn trƣớc, lúc đó cho phép giải phóng một bộ phận lao động cung cấp cho các ngành công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại, dịch vụ... thì việc CDCCLĐ mới thực hiện đƣợc.

1.2.5.3 Khoa học công nghệ

Xu thế hội nhập ngày nay, khoa học công nghệ trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp trong xã hội, có tác động rất lớn đến chuyển dịch CCVL. Việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, nâng cao thu nhập, góp phần tăng tích lũy, từng bƣớc cải thiện và nâng cao đời sống cho ngƣời dân. Đây chính là tiền đề vật chất để chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, thúc đẩy chuyển dịch CCKT và CCVL ở nông thôn.

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển của một quốc gia, vùng lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào nguồn lực con ngƣời có trình độ chuyên môn và tay nghề cao là chủ yếu thay vì chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ trƣớc đây. Kinh tế tri thức xuất hiện và phát triển, chuyển từ việc sử dụng nguồn lực vật chất sang nguồn lực trí tuệ và làm thay đổi tính chất của lao động, việc làm. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011)

1.2.5.4 Yếu tố cơ cấu ngành

- Những định hƣớng, chính sách của nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế gồm: chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng.

29

- Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của địa phƣơng. - Các nguồn lực bao gồm: khoa học công nghệ, vốn đầu tƣ, nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động,..

1.2.5.5 Các yếu tố về kinh tế hộ gia đình

- Yếu tố đất đai: đất đai sản xuất nông nghiệp tác động lớn đến quá trình CDCCLĐ, chủ yếu phụ thuộc vào quy mô đất và việc cấp đất cố định cho hộ gia đình.

- Yếu tố thu nhập trong nông nghiệp:

Thu nhập trong nông nghiệp của hộ nông dân có thể là lực cản của ngƣời nông dân chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, nghĩa là nếu thu nhập nông nghiệp cao thì ngƣời nông dân sẽ ít chuyển sang các ngành phi nông nghiệp hơn. Nhƣng điều đó cũng có thể là lực đẩy, vì thu nhập nông nghiệp cao hơn sẽ tạo điều kiện cho ngƣời nông dân đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh sang các ngành phi nông nghiệp.

- Yếu tố nhân khẩu của hộ gia đình:

Sự tác động của yếu tố nhân khẩu của hộ gia đình đến CDCCLĐ thể hiện ở quy mô hộ gia đình và tỷ lệ số ngƣời ăn theo trên tổng số ngƣời làm việc.

- Yếu tố về sức ép chi tiêu của hộ gia đình

Nhu cầu về chi tiêu tiền mặt đóng vai trò thúc đẩy hộ gia đình tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp. Ở góc độ khác, nó là yếu tố thu hút, thể hiện sức hấp dẫn về thu nhập tiền mặt của hoạt động phi nông nghiệp đối với hộ nông dân.

1.2.5.6 Đặc điểm và trình độ người lao động

- Tuổi của ngƣời lao động:

Tuổi của ngƣời lao động có tác động đến quá trình CDCCLĐ, thể hiện ở chỗ: Ngƣời trẻ tuổi có khả năng chuyển đổi nghề lớn hơn. Tuy nhiên, độ

30

tuổi của ngƣời lao động chỉ có tác động lớn đến loại hình lao động làm thuê hơn là lao động tự làm quy mô hộ gia đình.

- Giới tính ngƣời lao động:

Tác động của yếu tố giới tính ngƣời lao động đối với CDCCLĐ thể hiện ở chỗ: Nam giới thƣờng có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới và đối với hầu hết các loại hình lao động. Tuy nhiên, đối với loại hình lao động tự làm quy mô hộ gia đình ít có sự phân biệt về giới tính trong CDCCLĐ.

- Về nhận thức ngƣời lao động:

Ở vùng nông thôn, vấn đề huyết thống và gia tộc đóng vai trò rất quan trọng, nhiều gia đình có đến ba hay bốn thế hệ cùng chung sống, lối sống gắn kết gia đình - họ tộc - làng xã đã ăn sâu vào nhận thức của ngƣời dân, ngƣời đàn ông trong gia đình chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, họ tộc…

- Về trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật:

CDCCLĐ là quá trình chuyển một bộ phận lao động đang làm những công việc quen thuộc nhiều năm với năng suất lao động thấp sang công việc mới với năng suất lao động cao hơn, có thể vẫn ở nơi đó hoặc đến nơi ở mới.

31

CHƢƠNG 2:

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận

Phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng để nghiên cứu luận văn là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đặt ra yêu cầu của việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình CNH, HĐH trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trƣớc tiên là kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có. Vì vậy, tác giả đã cố gắng tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình CNH, HĐH nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận phục vụ việc phân tích các vấn đề ở trong các chƣơng của luận văn.

Sử dụng phƣơng pháp luận, đặt ra luận văn phải tập trung nghiên cứu, làm rõ nội dung, vài trò, yếu tố tác động thực hiện chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, phải đặt việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu việc làm trong mối quan hệ tác động của cơ cấu ngành kinh tế.

2.2. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn

Thông qua các số liệu thống kê có đƣợc, luận văn sẽ phân tích và tổng hợp, so sánh hiện trạng hoạt động kinh tế của thành phố Đồng Hới, thể hiện qua hoạt động của các ngành kinh tế, của các đơn vị kinh tế.

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hp

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp trong cả 4 chƣơng. Các vấn đề đƣa ra đều phải trả lời câu hỏi “nhƣ thế nào”? vì vậy mọi vấn đề khi phân tích đƣợc hiểu một cách đầy đủ. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để khái quát hóa những đặc trƣng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê. Từ việc phân tích kết hợp phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá

32

khái quát về tình hình chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Thông qua các bài viết của các nhà nghiên cứu về lao động, việc làm, các loại sách báo, các trang web trong nƣớc để đánh giá cách tiếp cận của các cá nhân và tổ chức; một số tƣ liệu có liên quan thu thập từ các cơ quan, đơn vị; Báo và Tạp chí nghiên cứu khoa học về lao động việc làm và chuyển dịch cơ cấu việc làm. Quá trình phân tích đánh giá để biết đƣợc rằng các cá nhân và các tổ chức họ có quan điểm, đánh giá nhƣ thế nào về chuyển dịch cơ cấu việc làm từ đó rút ra cách tiếp cận của luận văn làm cho đề tài chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cụ thể.

Thông qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI; các Nghị quyết, báo cáo kinh tế - xã hội của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Đồng Hới năm 2010 - 2014. Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới từ 2007 – 2013, kết quả thống kê ƣớc tính năm 2014 của Chi cục Thống kê thành phố Đồng Hới nhằm phân tích đánh giá sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, chính quyền thành phố Đồng Hới để từ đó rút ra đƣợc quan điểm và giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu việc làm ở thành phố Đồng Hới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2.2 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định, trên cơ sở đó nắm đƣợc bản chất của các hiện tƣợng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó. Bên cạnh đó phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nâng từ nhận thức kinh nghiệm lên thành nhận thức khoa học, từ cụ thể lên trừu tƣợng và ngƣợc lại. Sử dụng phƣơng pháp này, thƣờng tìm những yếu tố và

33

quan hệ bản chất của các sự vật và hiện tƣợng, hình thành các phạm trù, quy luật, rồi sau đó vạch rõ mối liên hệ giữa bản chất và hiện tƣợng.

Phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học cũng đòi hỏi gắn liền với phƣơng pháp kết hợp lôgíc với lịch sử. Bởi, lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tƣ duy lôgíc cũng phải bắt đầu từ đó. Theo cách nói của Ph. Ăngghen, sự vận động tiếp tục của nó chẳng qua là sự phản ánh quá trình lịch sử dƣới một hình thái trừu tƣợng và nhất quán về lý luận. Nó là sự phản ánh đã đƣợc uốn nắn, nhƣng uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử hiện thực đã cung cấp.

2.2.3 Phương pháp thống kê mô tả

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này cho phép thông qua số liệu thống kê nhằm mô tả thực trạng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, từ đó tìm ra xu hƣớng chuyển dịch để có những giải pháp tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu đƣợc sử dụng trong chƣơng 3.

2.2.4 Phương pháp so sánh kết hp vi thống kê

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu thống kê với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thƣờng là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kế hoạch, tình hình thực hiện đã qua, chỉ tiêu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán. Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối

34

dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tƣơng đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.

35

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ảnh hƣởng đến CDCCLĐ-VL

3.1.1 Đặc điểm tnhiên

Thành phố Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình nằm trên quốc lộ 1A, Đƣờng sắt Thống nhất Bắc Nam, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng Biển và Cảng hàng không, có vị trí địa lý 17o21’ vĩ độ Bắc và 106o10’ kinh độ Đông. Nằm ở vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách khu du lịch di sản thiên nhiên thế giới vƣờn quốc gia Phong nha - Kẻ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối Bang 50 km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km; Đồng Hới nằm dọc theo bờ biển, có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố, bờ biển với chiều dài 19 km về phía Đông thành phố và hệ thống sông, suối, hồ và rừng nguyên sinh ở phía Tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ dƣỡng, giải trí.

- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch - Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh - Phía Đông giáp Biển Đông

- Phía Tây giáp huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh

Thành phố Đồng Hới có diện tích tự nhiên: 155,7 km2, đƣợc chia thành 10 phƣờng, 6 xã; dân số trung bình: 114.897 ngƣời (nữ 57.306 ngƣời), mật độ dân số 738 ngƣời/km2. Nhiệt độ trung bình năm 24,40C, lƣợng mƣa trung bình từ 1.300 đến 4.000 mm, tổng giờ nắng 1.786 giờ/năm, độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84% và thuộc chế độ gió mùa: gió Đông Nam (gió Nồm), gió Tây Nam (gió Nam), gió Đông Bắc.

36

Địa hình dốc từ Tây sang Đông, địa chất của Đồng Hới đa dạng bao gồm vùng gò đồi, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển.

- Vùng gò đồi: Nằm ở phía Tây thành phố, vắt ngang từ Bắc xuống Nam, gồm các xã, phƣờng Đồng Sơn, Thuận Đức, có độ cao trung bình 12 - 15m, với diện tích 6.500 ha, chiếm 41,75% so với tổng diện tích của thành phố. Cƣ dân ở đây sinh sống bằng nghề trồng rừng, làm rẩy, chăn nuôi, trồng trọt kết hợp phát triển kinh tế trang trại. Thổ nhƣỡng của vùng có đặc điểm chung là độ phì ít, nghèo chất dinh dƣỡng, tầng đất màu không dày, độ dốc trung bình 7 - 10%, thƣờng có hiện tƣợng rửa trôi, xói mòn.

- Vùng bán sơn địa: Là một vòng cung gò đồi không cao lắm (độ cao trung bình 10m), bao bọc lấy khu vực đồng bằng từ Đông Bắc - Bắc đến Tây Bắc - Tây Nam và Nam - Đông Nam, bao gồm các xã, phƣờng Bắc Lý, Nam Lý, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Lộc Ninh và Phú Hải. Diện tích đất tự nhiên 6.292,3 ha, chiếm 40,41% so với diện tích toàn thành phố. Cƣ dân sinh sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Thổ nhƣỡng của vùng có đặc diểm chung là không màu mỡ, bị chua phèn, tuy nhiên nhờ có mạng lƣới sông ngòi, ao, hồ dày nên vẫn có thuận lợi trong trồng trọt và sản xuất.

- Vùng đồng bằng: Thành phố Đồng Hới có vùng đồng bằng nhỏ hẹp, địa

Một phần của tài liệu ĊHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 40 -40 )

×