Sự cần thiết CDCCVL trong tiến trình CNH-HĐH

Một phần của tài liệu Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 32)

1.2.3.1 CNH, HĐH

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về CNH, HĐH, nhƣ:

Công nghiệp hóa là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật thủ công, mang tính hiện vật, tự cung - tự cấp thành nền kinh tế công nghiệp - thị trƣờng. (Trần Đình Thi, 2004)

Công nghiệp hóa (theo nghĩa rộng) là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

CNH là quá trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp với cơ cấu kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao. (Ngô Đăng Thành và cộng sự, 2009)

Từ điển Kinh tế chính trị: “Công nghiệp hóa (industrialization) là quá trình biến một nƣớc nông nghiệp thành một nƣớc công nghiệp bằng cách phát triển công nghiệp nặng nhanh hơn nông nghiệp và ƣu tiên phát triển các ngành sản xuất tƣ liệu sản xuất so với các ngành sản xuất tƣ liệu tiêu dùng”.

Từ điển bách khoa Wikipedia 2006: Công nghiệp hóa là quá trình biến đổi xã hội và kinh tế từ một xã hội nông nghiệp (hay tiền công nghiệp), trong đó tích lũy tƣ bản trên đầu ngƣời rất thấp, lên xã hội công nghiệp. Đó là một bộ phận của quá trình hiện đại hóa rộng lớn hơn. Quá trình biến đổi xã hội và kinh tế đó gắn liền với quá trình đổi mới công nghệ, nhất là cuộc cách mạng kỹ thuật.

“Công nghiệp hóa không chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp mà còn là thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành kinh tế, từng lĩnh

20

vực, từng vùng lãnh thổ và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hƣớng công nghệ tiên tiến, hiện đại”.

Hiện đại hóa (modernization) là quá trình thƣờng đƣợc hiểu là quá trình biến đổi xã hội thông qua công nghiệp hóa, đô thị hóa và những biến đổi xã hội khác nhằm làm thay đổi cuộc sống con ngƣời. Đó là quá trình biến đổi xã hội từ trình độ nguyên sơ lên trình độ phát triển và văn minh ngày càng cao. Công nghiệp hóa là một bƣớc đi, một giai đoạn trên con đƣờng hiện đại hóa.

Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa VII (tháng 1/1994) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6/1996) đã xác định: “Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phƣơng tiện và phƣơng pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay:

- Công nhiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa, cái thiếu nhất là cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền sản xuất hiện đại. Năm 1975, sau khi thống nhất đất nƣớc đến Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta nhận định: nƣớc ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và khẳng định cần chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc… để đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp. Đại hội IX xác định thêm: trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.

- Công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững, đi tắt, đuổi kịp các nƣớc đã đi trƣớc. Yêu cầu công nghiệp hóa nƣớc ta

21

là công nghiệp hóa nhân văn, lấy phát triển con ngƣời làm trung tâm, vì con ngƣời, do con ngƣời; tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa.

Động lực cho CNH, HĐH ở nƣớc ta là khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII đã nêu: phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo, không ngừng nâng cao khoa học và công nghệ, để CNH-HĐH đất nƣớc. Đại hội Đảng lần thứ VIII khẳng định: giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ làm nền tảng và động lực của CNH, HĐH.

1.2.3.2 Nội dung của CNH, HĐH

CNH không chỉ gia tăng tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp mà còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trƣởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta, CNH, HĐH có nội dung cơ bản, đó là:

- Phát triển lực lƣợng sản xuất - cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại.

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại hóa, hợp lý và hiệu quả cao.

Trong quá trình CDCCKT, CCVL chuyển dịch theo hƣớng: Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm, lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng; lao động sản xuất vật chất giảm, lao động sản xuất phi vật chất tăng; lao động giản đơn giảm, lao động phức tạp tăng.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới ở Việt Nam đƣợc tính từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), từ năm 1986 - 2000 là giai đoạn tạo tiền đề cho công nghiệp hóa; từ năm 2001 - 2020 là giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH để tiến tới xây dựng Việt Nam trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.

22

- Yêu cầu của CNH, HĐH đòi hỏi quá trình CDCCKT những vấn đề là: + Phát triển ngành kinh tế có trình độ kỹ thuật cao

+ Tạo ra nguồn lao động có trình độ năng lực lao động tốt + Phục vụ phát triển và bảo vệ môi trƣờng

1.2.3.3 Sự cần thiết CDCCVL

Chuyển dịch một bộ phận lao động việc làm nông nghiệp có năng suất lao động thấp sang phát triển một số ngành nghề có năng suất lao động cao nhƣ công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại - dịch vụ; chuyển lao động việc làm từ những vùng có nhiều lao động không cân đối với tài nguyên sang vùng ít lao động, nhiều tài nguyên... sẽ làm thay đổi số lƣợng và CCVL. Đó là con đƣờng tất yếu của phân công lại lao động xã hội.

Thực hiện lại PCLĐ xã hội sẽ làm CDCCVL giữa các ngành, các khu vực, các vùng và trong nội bộ ngành, vùng thay đổi. Từ lý thuyết đến thực tiễn các nƣớc công nghiệp tiên tiến đã cho biết, tỷ trọng lao động làm việc trong công nghiệp và dịch vụ tăng lên nhanh chóng, tỷ trọng lao động làm việc trong nông nghiệp giảm đi rõ rệt khiến sản xuất và đời sống của các nƣớc này tăng mạnh.

Ở Việt Nam cũng vậy, CDCCVL nhằm nâng cao năng suất lao động, khiến cho sản xuất và đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, tức dân giàu nƣớc mạnh. Thời gian qua, nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc đã thực hiện chuyển đổi CCKT và CCVL khá mạnh, tỷ trọng lao động làm việc nông nghiệp giảm xuống, tỷ trọng lao động làm việc trong công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại - dịch vụ tăng lên làm cho sản xuất và đời sống của nhân dân ở các địa phƣơng đó có sự tăng trƣởng đáng kể, có điều kiện tích lũy vốn để tiếp tục chuyển đổi CCKT và CDCCVL.

1.2.3.4 Nội dung của CDCCVL

Thực chất của CDCCVL là quá trình tổ chức, phân công lại lực lƣợng lao động đang làm việc trong các ngành, vùng, qua đó làm thay đổi quan hệ tỷ

23

trọng giữa các bộ phận của tổng thể. Do đặc điểm nguồn lao động ở Việt Nam, nên CDCCVL ở nƣớc ta chủ yếu theo hƣớng chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn sang lao động công nghiệp, dịch vụ ở các thành thị và khu công nghiệp cũng nhƣ ở ngay tại khu vực nông thôn. Có thể xảy ra các dạng sau:

- Theo mức độ tích tụ, tập trung của các nguồn lực thì trƣớc hết, CDCCVL sẽ diễn ra từ chỗ lấy tập trung lao động làm chính, chuyển sang chủ yếu lấy tập trung vốn làm yếu tố kích thích sản xuất, rồi sau đó tiếp tục chuyển sang một giai đoạn mới cao hơn là lấy việc tập trung kỹ thuật làm nội dung cơ bản để chuyển dịch lao động việc làm.

- Theo khả năng tiếp nhận thành quả của cách mạng khoa học kỹ thuật thì CDCCVL diễn ra trƣớc hết từ chỗ lấy khả năng giải quyết việc làm cho lao động là chính, chuyển sang giai đoạn lấy việc nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng làm việc cho lao động làm mục tiêu cơ bản.

- Theo mức độ gia tăng của giá trị đầu ra, CDCCVL sẽ diễn ra từ chỗ ban đầu có giá trị đầu ra thấp đến các giai đoạn sau có giá trị đầu ra cao.

- Theo không gian di chuyển của lao động thì CDCCVL có thể diễn ra theo hai phƣơng thức:

+ Một là, CDCCVL tại chỗ, đây là sự chuyển dịch của lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác ngay trong địa bàn nông thôn. Đặc điểm là không có sự di chuyển nơi sinh sống, nên không làm thay đổi số lƣợng, quy mô, cũng nhƣ mật độ dân cƣ sinh sống ở nông thôn. Đây chính là phƣơng thức CDCCVL tích cực nhất, đảm bảo đƣợc mục tiêu “ly nông bất ly hương” mà nhiều quốc gia đang phát triển đặt ra, trong đó có Việt Nam.

+ Hai là, CDCCVL kèm theo sự di cƣ, đây là sự chuyển dịch lao động việc làm về mặt không gian. Nhƣợc điểm là tạo ra các dòng di chuyển dân cƣ và lao động từ nông thôn ra thành thị, từ vùng này, nơi này sang vùng khác, nơi khác hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đặc điểm của sự

24

dịch chuyển này là sẽ làm giảm quy mô cũng nhƣ cơ cấu của nguồn lao động nơi ra đi, nhƣng lại làm tăng quy mô cũng nhƣ cơ cấu của nguồn lao động nơi đến. Lý giải cho quá trình chuyển dịch phức tạp này, các nhà kinh tế đã đƣa ra lý thuyết về “lực hút và lực đẩy” đối với lao động. Theo lý thuyết trên, một trong những yếu tố cơ bản tạo ra lực hút đối với lao động nơi ra đi chính là do mức thu nhập dự kiến ở khu vực họ sẽ chuyển đến. Vì vậy, để giảm bớt áp lực về đời sống, việc làm do hậu quả của việc di dân vào lao động gây ra cần phải có các giải pháp tích cực để xóa bỏ sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và trong nội bộ vùng; từng bƣớc làm giảm và đi đến triệt tiêu đƣợc những lực hút và lực đẩy tiêu cực nói trên đối với lao động nông nghiệp, nông thôn. (Phạm Quý Thọ, 2006)

Một phần của tài liệu Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)