Những xu hướng CDCCVL trong tiến trình CNH, HĐH

Một phần của tài liệu Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 37)

1.2.4.1 Xu hướng CDCCVL gắn với xu hướng CDCCKT ngành

- Ở giai đoạn đầu, lao động nông nghiệp từ chỗ chỉ tập trung vào việc độc canh cây lúa là chính, chuyển sang sản xuất thâm canh tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, qua đó từng bƣớc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn, đƣợc hiện đại hóa.

- Ở giai đoạn tiếp theo, khi lao động trong nông nghiệp đã có sự dƣ thừa cả về tuyệt đối lẫn tƣơng đối thì các ngành sản xuất phi nông nghiệp sẽ đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh để thu hút lao động nông nghiệp, tạo nên sự chuyển dịch lao động theo hƣớng từ thuần nông sang nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.

1.2.4.2 Xu hướng CDCCVL gắn với sự thay đổi cơ cấu chuyên môn kỹ thuật

- Ở giai đoạn thấp, sự chuyển dịch chủ yếu diễn ra theo xu hƣớng tăng tỷ trọng lao động có trình độ thấp và giảm tỷ trọng lao động chƣa đƣợc qua đào tạo, bồi dƣỡng.

25

- Ở giai đoạn cao, xu hƣớng chuyển dịch cơ bản sẽ là tăng tỷ trọng lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và giảm tỷ trọng lao động có trình độ thấp.

1.2.4.3 Xu hướng CDCCVL gắn với sự thay đổi của hình thức tổ chức và phương pháp lao động

- Hình thức tổ chức lao động, đi đôi với quá trình tích tụ và tập trung tƣ liệu sản xuất trong nông nghiệp, nhƣ đất đai, công cụ, vốn..., sẽ diễn ra quá trình chuyển dịch lao động theo hƣớng từ chỗ hoạt động lao động còn phân tán, riêng lẻ với quy mô hộ gia đình là chủ yếu, sang hình thức lao động hiệp tác theo kiểu công xƣởng, trang trại hoặc sang hình thức kinh tế hợp tác với quy mô sản xuất lớn và có tỷ suất hàng hóa cao.

- Phƣơng pháp lao động, cũng có sự chuyển dịch từ chỗ chỉ lấy lao động thủ công là chính, sang phƣơng pháp làm việc bằng máy móc là chính, với cách thức sản xuất theo lối công nghiệp.

1.2.4.4. Xu hướng CDCCVL gắn với CCKT vùng lãnh thổ

Cùng với sự phát triển của CNH, HĐH và sự tích tụ, tập trung tƣ liệu sản xuất, kinh nghiệm lao động... thì trong nông nghiệp, nông thôn cũng xảy ra xu hƣớng chuyển dịch: Tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành nghề, các vùng sản xuất chuyên môn hóa và các khu công nghiệp tập trung trình độ cao sẽ ngày càng tăng lên.

1.2.4.5 Xu hướng CDCCVL gắn với các thành phần kinh tế

Phản ánh việc phân bổ và tái phân bổ lại nguồn lực lao động việc làm giữa các thành phần kinh tế, cho biết sự tƣơng quan tỷ lệ phân bố sức lao động giữa các thành phần kinh tế đó.

1.2.4.6 Vai trò của CDCCVL đối với sự phát triển kinh tế

CDCCVL là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá quá trình CDCCKT và mức độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. CCKT

26

chuyển dịch nhanh hay chậm quyết định đến tốc độ CDCCVL. Tuy nhiên, tốc độ CDCCKT và CDCCVL là không hoàn toàn giống nhau, thƣờng thì CDCCKT nhanh hơn CDCCVL, bởi tốc độ tăng trƣởng kinh tế thƣờng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng của năng suất lao động, nhất là trong nông nghiệp, điều này làm cho số lao động giảm đi tƣơng đối trong nông nghiệp không tƣơng đƣơng với số lao động tăng lên tƣơng đối trong công nghiệp, dịch vụ.

Ở góc độ phân tích kinh tế vĩ mô, chỉ tiêu cơ cấu lực lƣợng lao động đang làm việc trong nền kinh tế là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất mức độ thành công về mặt KT-XH của quá trình CNH, HĐH. Bởi vì, công nghiệp hóa hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó, không chỉ đơn thuần là sự gia tăng tỷ trọng giá trị của sản xuất công nghiệp mà phải là quá trình CNH, HĐH đời sống xã hội con ngƣời. Trong đó, cơ sở quan trọng nhất là số lƣợng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng lực lƣợng lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Tầm quan trọng của CDCCVL thậm chí còn đƣợc một số nhà kinh tế xem nhƣ chỉ tiêu quyết định nhất để đánh giá mức độ thành công của quá trình công nghiệp hóa trong nghiên cứu so sánh giữa các nền kinh tế.

Quá trình CDCCVL là cơ sở để nâng cao năng suất lao đông, tạo ra giá trị mới ngày càng nhiều, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, CDCCVL có vai trò:

- Tạo điều kiện thực hiện CDCCKT, hoàn thiện CCKT mới hợp lý, là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc và là yếu tố quyết định thắng lợi của đƣờng lối hội nhập kinh tế quốc tế.

- Góp phần vào sự phân bố hợp lý các nguồn lực sản xuất giữa các vùng, các ngành nghề, tạo điều kiện cho ngƣời lao động lựa chọn nghề nghiệp thích hợp, tăng cơ hội tìm đƣợc việc làm, mang lại thu nhập cao hơn.

27

- Làm cho cung và cầu lao động xích lại gần nhau, vì vậy đƣợc coi là giải pháp tạo việc làm hiệu quả.

- Làm tăng tỷ trọng lao động việc làm có đào tạo, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian lao động, là đòn bẩy nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Tạo điều kiện cho ngƣời lao động tích lũy kinh nghiệm, nâng cao dần trình độ chuyên môn và kiến thức của họ, phát triển công cụ lao động.

- Ở nƣớc ta, CDCCVL ngành nghề dẫn đến tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp là giải pháp hiệu quả nhất để hạn chế thiếu việc làm, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)