Đặc điểm của nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay (Trang 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Đặc điểm của nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Lực lƣợng LĐ trong ngành DL đƣợc chia thành 3 nhóm với những đặc điểm khác nhau:

+ Nhóm LĐ chức năng QLNN về DL: Nhóm này có vai trò quan trọng

trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển DL của quốc gia và từng địa phƣơng, tham mƣu hoạch định chính sách phát triển DL. Họ đại diện cho Nhà nƣớc để hƣớng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp DL kinh doanh có hiệu quả; kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh.

+ Nhóm LĐ chức năng sự nghiệp ngành DL: Đây là bộ phận có trình

độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành DL, có chức năng ĐT, nghiên cứu khoa học về DL và có vai trò to lớn trong việc phát triển NNL ngành DL, tác động lớn đến chất lƣợng và số lƣợng của NNL ngành DL hiện tại và trong tƣơng lai.

+ Nhóm LĐ chức năng kinh doanh: Nhóm LĐ này chiếm số lƣợng

đông đảo nhất trong hoạt động của ngành DL và cần đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng nhất.

Nhóm LĐ chức năng kinh doanh có một số đặc điểm riêng là:

- Cơ cấu độ tuổi trẻ, tỷ lệ LĐ nữ cao hơn so với LĐ nam: xuất phát từ tính đặc thù của ngành DL đòi hỏi phải có lực lƣợng LĐ có sức khoẻ, trẻ trung và nhanh nhẹn, nên hình thành lực lƣợng LĐ có cơ cấu độ tuổi trẻ. Nhiều lĩnh vực phục vụ khách DL nhƣ lễ tân, bàn, bar, buồng đòi hỏi có sự duyên dáng, cẩn thận và khéo léo của ngƣời phụ nữ. Vì vậy, tỷ lệ LĐ nữ thƣờng cao hơn LĐ nam.

- Không đồng đều về chất lƣợng và cơ cấu: Có sự phân bố không đồng đều theo lãnh thổ và các nghiệp vụ DL. Xuất phát từ tính định hƣớng tài

nguyên rõ nét của ngành DL, các hoạt động DL thƣờng diễn ra tại các khu, điểm DL, những nơi có nhiều tài nguyên DL và đƣợc đầu tƣ đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành. Vì vậy, phần lớn LĐ đó qua ĐT đều làm việc tại những khu DL, trung tâm DL lớn, ở những khu vực còn lại thƣờng thiếu lao động.

Trong ngành DL có nhiều công việc với yêu cầu LĐ giản đơn, không đòi hỏi phải ĐT ở trình độ cao mới thể hiện đƣợc, dẫn đến tình trạng tỷ lệ LĐ chƣa tốt nghiệp phổ thông trung học khá cao. Ngƣợc lại, ở những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách DL, đội ngũ LĐ thƣờng đƣợc trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp và tỷ lệ thông thạo ngoại ngữ tƣơng đối cao.

- Có sự biến động mạnh về số lƣợng theo thời gian trong năm: Do ảnh hƣởng của tính thời vụ DL các hoạt động DL thƣờng diễn ra sôi động trong một thời gian nhất định của năm (còn gọi là mùa cao điểm), vào thời điểm cao điểm của mùa DL, các doanh nghiệp DL thƣờng phải tuyển dụng thêm các LĐ thời vụ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phục vụ khách của mình. Đến mùa thấp điểm, doanh nghiệp DL chấm dứt hợp đồng LĐ với những LĐ thời vụ.

Lực lƣợng LĐ làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp DL lại đƣợc chia thành 4 nhóm cơ bản với vai trò và đặc trƣng khác nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh DL:

+ Nhóm LĐ chức năng quản lý chung: Nhóm này gồm những ngƣời đứng đầu các đơn vị kinh tế cơ sở (doanh nghiệp kinh doanh khách sạn , hãng lữ hành DL, vận chuyển DL, là tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc hoặc các chức danh tƣơng đƣơng). LĐ của ngƣời lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh DL có những điểm riêng biệt, bởi đối tƣợng, công cụ và sản phẩm LĐ của họ có tính đặc thù, thể hiện:

- Là loại LĐ trí óc đặc biệt: Trong quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định thể hiện rõ nét nhất đặc điểm LĐ trí óc của ngƣời lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh DL.

- Là loại LĐ tổng hợp: Với tƣ cách là một nhà chuyên môn, LĐ của lãnh đạo là LĐ của ngƣời tìm kiếm nhân tài, sử dụng ngƣời giỏi, tổ chức và điều hành công việc một cách trôi chảy cho mục đích kinh doanh có hiệu quả cao. Với tƣ cách là nhà hoạt động xã hội, ngƣời lãnh đạo trong kinh doanh DL còn tham gia các hoạt động KT- XH khác trong đơn vị và theo yêu cầu của địa phƣơng, ngành và đất nƣớc (các tổ chức đoàn thể quần chúng, các hiệp hội khoa học, kinh tế, kinh doanh, chính trị, thể thao, văn hoá...).

Những đặc điểm trên đòi hỏi ngƣời lãnh đạo phải đƣợc ĐT chu đáo, bài bản, có bằng cấp quản lý và quản lý DL.

+ Nhóm LĐ chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế: bao gồm LĐ thuộc phòng kế hoạch đầu tƣ và phát triển; LĐ thuộc phòng tài chính - kế toán (hoặc phòng kinh tế); LĐ thuộc phòng vật tƣ thiết bị, phòng tổng hợp; LĐ thuộc phòng quản lý nhân sự... Nhiệm vụ chính của LĐ thuộc các bộ phận này là tổ chức hạch toán kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh doanh, hoạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp. LĐ thuộc nhóm này có khả năng phân tích các vấn đề, đang hoặc sắp xảy ra trong doanh nghiệp của mình, các tác động của các biến số vĩ mô của nền kinh tế, ảnh hƣởng tới nhiệm vụ của mình hoặc doanh nghiệp.

+ Nhóm LĐ chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp DL: LĐ thuộc nhóm này gồm nhân viên thƣờng trực bảo vệ; nhân viên làm vệ sinh môi trƣờng; nhân viên phụ trách công tác sửa chữa điện nƣớc; nhân viên cung ứng hàng hoá; nhân viên tạp vụ... trong các công ty, khách sạn, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh DL. Họ không trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách. Nhiệm vụ chính của họ là cung cấp

những nhu yếu phẩm, phƣơng tiện làm việc cho những LĐ thuộc các bộ phận khác của doanh nghiệp

+ Nhóm LĐ trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách: Đây là những LĐ trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh DL, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách. Nhóm LĐ này rất đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đòi hỏi phải tinh thông nghề nghiệp. Trong khách sạn có LĐ thuộc nghề lễ tân; nghề buồng; nghề chế biến món ăn; nghề bàn và pha chế đồ uống; Trong kinh doanh lữ hành có LĐ làm công tác điều hành chƣơng trình DL, marketing DL và đặc biệt có LĐ thuộc nghề hƣớng dẫn DL... Trong ngành vận chuyển khách DL có LĐ thuộc nghề điều khiển phƣơng tiện vận chuyển DL...

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)