Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay (Trang 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Các giải pháp hỗ trợ khác

3.2.3.1 Tăng cường sự liên kết và tính chủ động của các bên có liên quan đến hoạt động đào tạo bồi dưỡng

Để công tác ĐT bồi dƣỡng đạt hiệu quả cao cần có sự liên kết của các bên có liên quan là Nhà nƣớc – Nhà trƣờng - Nhà sử dụng LĐ (các DN và cơ sở kinh doanh DL ) và ngƣời LĐ.

- Nhà nƣớc ban hành hệ thống văn bản pháp luật liên quan, tạo hành lang pháp lý hỗ trợ công tác ĐT bồi dƣỡng; hoàn thiện tổ chức liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về ĐT DL từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; đầu tƣ cơ sở vật chất cho các cơ sở ĐT DL; ban hành các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để định hƣớng cho công tác ĐT bồi dƣỡng NNL ngành DL .

- Các cơ sở ĐT DL cần rà soát, chỉnh sửa, bổ sung chƣơng trình, giáo trình ĐT phƣơng pháp giảng dạy để ĐT đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội về ĐT nhân lực ngành DL.

- Nâng cao tính chủ động của DN trong chiến lƣợc tuyển chọn và ĐT bồi dƣỡng nhân viên. Khuyến khích các DN đẩy mạnh loại hình ĐT qua công việc. DN cần vào cuộc, bắt tay với các cơ sở ĐT đặt hàng cho các cơ sở ĐT cử những LĐ giỏi của mình tham gia giảng dạy trực tiếp các khoá ĐT bồi dƣỡng; góp ý cho các cơ sở đao tạo bổ sung, chỉnh sửa chƣơng trình giáo trình ĐT bồi dƣỡng DL; tăng cƣờng sự liên kết, hợp tác với các cơ sở ĐT nhằm phát triển mô hình ĐT tại các DN theo đơn đặt hàng; mở rộng quan hệ và gắn bó với các tổ chức,

hiệp hội, tập đoàn ĐH sẽ tạo đƣợc cơ hội ĐT học hỏi cho đội ngũ nhân viên của DN mình. Đồng thời, thu hút và tuyển chọn đƣợc các nhân viên giỏi.

- Liên kết chặt chẽ với các trƣờng nghề, cao đẳng, ĐH ĐT về DL nhằm thu hút các học viên, sinh viên giỏi thông qua các chƣơng trình nhận sinh viên thực tập, cấp học bổng tài năng trẻ… nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; thành lập Quỹ ĐT bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực. Đẩy mạnh sự hợp tác với các DN khác trong công tác đào tạo.

- Ngƣời LĐ cần có ý thức và đƣợc khuyến khích tự nâng cao trình độ ĐT cho mình thông qua việc tạo điều kiện về thời gian và những phần thƣởng tƣơng xứng.

Ngƣời LĐ cần tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng mà mình cần đƣợc trang bị để hoàn thành tốt công việc đảm nhận, chủ động đề xuất kế hoạch học tập để trang bị kiến thức, kỹ năng nói trên cho mình. Trong quá trình học tập cần chủ động trao đổi nhóm và với giảng viên, tránh tình trạng học thụ động theo kiểu nghe và chép.

- Tăng cƣờng vai trò của Hiệp hội DL: xây dựng mối quan hệ cộng đồng nghề nghiệp, tạo điều kiện để giữa các thành viên có thể trao đổi với nhau về kinh nghiệm quản lý, phát triển NNL ngành DL thông qua các hội nghị, hội thảo,… phát huy vai trò tiếp nhận và triển khai chính sách, chủ trƣơng của Nhà nƣớc đến từng DN hội viên; tiếp thu ý kiến đề xuất của hội viên về hoạt động của các DN đến các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền đề nghị tạo điều kiện giúp đỡ và giải quyết kịp thời.

- Duy trì và tranh thủ mối quan hệ với Sở VH,TT&DL; Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ - thƣơng mại - DL và hỗ trợ DN và các sở, ngành hữu quan, Hiệp hội DL Việt Nam để nắm bắt kịp thời, đồng thời tham gia vào những chủ trƣơng và các định hƣớng lớn về phát triển DL của địa phƣơng và cả nƣớc.

- Liên kết với các đơn vị ĐT tranh thủ mọi nguồn lực của các Ban, ngành của thành phố, các tổ chức trong nƣớc và quốc tế để tổ chức các chƣơng trình ĐT ngắn hạn, bồi dƣỡng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ LĐ trong các DN DL

của Hiệp hội; liên kết trong Hội để tiến hành các hoạt động ĐT tại chỗ, phát triển NNL một cách bền vững.

3.2.3.2Xã hội hoá hoạt động đào tạo bồi dưỡng

Xã hội hoá hoạt động ĐT bồi dƣỡng nhân lực ngành DL nhằm đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho mọi ngƣời dân đƣợc hƣởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến. Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân, mọi tổ chức chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Xã hội hoá hoạt động ĐT bồi dƣỡng nhân lực ngành DL còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên đất nƣớc, hình thành thói quen học suốt đời trong từng ngƣời dù là trí thức hay lao động chân tay, dù trẻ hay cao tuổi.

Mục tiêu của giải pháp

Huy động mọi nguồn lực cho hoạt động GDĐT nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo.

Nội dung của giải pháp

Xã hội hoá hoạt động ĐT bồi dƣỡng với nội dung phong phú đƣợc biểu hiện dƣới rất nhiều hình thức.

+ Đa dạng hoá các hình thức đào tạo: Mở trƣờng ngoài công lập ở các cấp học bậc học. Ngoài trƣờng công lập ra, còn có thể mở các trƣờng tƣ thục (do một cá nhân đứng ra mở trƣờng, đầu tƣ cho trƣờng hoạt động) hay dân lập (do một nhóm công dân hay do tổ chức trong hoặc ngoài nƣớc hoặc cùng kết hợp với nhau đứng ra mở trƣờng và đầu tƣ cho trƣờng hoạt động).

+ Các cơ sở ĐT theo phƣơng thức không chính quy nhƣ các trƣờng bổ túc văn hoá, các trung tâm giáo dục ngoài giờ nhƣ trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy nghề, … Tất cả hợp thành một mạng lƣới các cơ sở giáo dục ĐT chuyên và không chuyên rất đa dạng về hình thức và nội dung học tập để ngƣời học các lứa tuổi có thể chọn lựa cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.

+ Khuyến khích ngƣời có tŕnh độ tham gia viết sách giáo khoa, tài liệu tập huấn, tham gia giảng dạy theo hình thức chính quy và không chính quy…

+ Liên kết với các trƣờng nƣớc ngoài trong công tác ĐT mời chuyên gia giáo dục nƣớc ngoài đến giảng dạy hay quản lý trƣờng, tham gia thiết kế chƣơng trình, sách giáo khoa. Mời ngƣời ngoài ngành giáo dục đến tham gia giảng dạy trong trƣờng, trong trung tâm.

+ Nhà nƣớc khuyến khích bằng chính sách tài chính đối với các cá nhân và tổ chức có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nhƣ giao đất làm trƣờng, không thu tiền sử dụng đất, miễn đóng thuế giá trị gia tăng, ƣu đãi thuế suất, ƣu đãi tín dụng. Nhà nƣớc cho ngƣời đi học đƣợc vay tiền trong thời gian đi học…

3.2.3.3Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, đãi ngộ và sử dụng LĐ DL

Mục tiêu của giải pháp

Thu hút đƣợc đội ngũ LĐ DL có chất lƣợng, sử dụng có hiệu quả lực lƣợng lao động.

Nội dung của giải pháp

+ Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng: Các đơn vị sử dụng LĐ cần dựa trên cơ sở các qui chế, chính sách về tuyển dụng lao động, qui định về tiêu chuẩn nhân viên của nhà nƣớc, của ngành để xây dựng các qui định, chính sách và tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

Mỗi bộ phận trong đơn vị cần hoạch định cho mình kế hoạch tuyển dụng kèm theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, sức khoẻ, độ tuổi và hình thức.

Mọi thông tin tuyển dụng, chế độ ƣu tiên… cần đƣợc thông báo công khai trên phƣơng tiện thông tin đại chúng. Quá trình thi tuyển phải đƣợc giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính công bằng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sử dụng LĐ hợp lý: Vị trí làm việc là một động lực thúc đẩy ngƣời LĐ vận dụng đƣợc khả năng trí tuệ của họ vào công việc mà họ đang đảm nhiệm. Phải xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn của ngƣời LĐ để bố trí đảm bảo

“đúng ngƣời đúng việc”. Việc bố trí ngƣời LĐ phải căn cứ vào tình hình thực tế về công việc, sao cho khối lƣợng công việc mà mỗi cá nhân đảm đƣơng phù hợp với khả năng thực tế của họ. Cần mạnh dạn giao công việc cũng nhƣ quyền hạn và trách nhiệm cho nhân viên để họ có thể độc lập tự chủ trong công việc.

+ Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thƣởng ngƣời lao động: Hoàn thiện công tác tiền lƣơng của DN thông qua việc lựa chọn đƣợc hình thức trả lƣơng hợp lý vừa khuyến khích đƣợc ngƣời LĐ vừa bảo đảm các mục tiêu kinh doanh, phát triển. Hình thức trả lƣơng hiện nay phù hợp nhất là hình thức khoán theo doanh thu hoặc thu nhập. Đối với ngƣời LĐ có thời gian gắn bó lâu dài với DN thì nên sử dụng hệ số lƣơng theo thâm niên trong quá trình tính lƣơng

+ Phát triển các hình thức thƣởng và đãi ngộ khác đối với ngƣời LĐ nhƣ: Thƣởng đối với những nhân viên cung cấp đƣợc các dịch vụ có chất lƣợng cho khách hàng nhƣ đƣợc khách hàng khen ngợi; thƣởng cuối năm, thƣởng hoàn thành vƣợt kế hoạch, thƣởng sáng kiến…

+ Chế độ thu hút NNL chất lƣợng cao: Đối với NNL chất lƣợng cao, cần có chính sách ƣu đãi mạnh nhƣ tuyển dụng ngay dù chƣa có biên chế, có chính sách về chỗ ở, môi trƣờng và điều kiện làm việc trong khuôn khổ thẩm quyền và điều kiện có thể mà không làm xáo trộn NNL hiện có.

+ Có kế hoạch tuyển chọn, cử các cán bộ trẻ đi học tập tại các cơ sở ĐT chuyên ngành DL ở trong và ngoài nƣớc để sử dụng trong lâu dài và có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với lực lƣợng LĐ này.

+ Mở rộng giao lƣu hợp tác ĐT và nghiên cứu khoa học với các tổ chức quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về GD - ĐT khoa học công nghệ cần chủ động đề xuất những kế hoạch cụ thể về việc hợp tác GD - ĐT khoa học công nghệ của khu vực với quốc tế. Ngoài việc kiểm tra giám sát, cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng cần có sự hƣớng dẫn, tƣ vấn cho các cơ sở giáo dục ĐT và DN tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách thông thoáng trong việc hợp tác.

Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực cho đất nƣớc nói chung và cho ngành DL đối với một địa bàn nghiên cứu luôn là vấn đề khó, đòi hỏi có những giải pháp đồng bộ, đủ mạnh với sự tham gia của nhiều cấp nhiều ngành và nhiều bên có liên quan. Chính vì sự liên quan, phụ thuộc vào nhiều bên liên quan nên tác giả Luận văn đó phân thành 3 nhóm giải pháp cơ bản để phát triển NNL ngành DL của thành phố. Đó là, nhóm giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nguồn nhân lực; nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng ĐT nguồn nhân lực ngành DL và nhóm giải pháp hỗ trợ.

KẾT LUẬN

NNL là nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT – XH của nƣớc ta nói chung và đối với ngành DL nói riêng. Phát triển NNL DL là những hoạt động nhằm tăng cƣờng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả làm việc của lực lƣợng LĐ đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành DL.

Trong giai đoạn 2008-2013, DL Hà Nội đã có những bƣớc phát triển khởi sắc, đặc biệt trong công tác phát triển NNL trong ngành DL đã đạt đƣợc những kết quả khả quan: (1) Số lƣợng tăng trƣởng nhanh chóng, chất lƣợng đội ngũ LĐ ngành D đƣợc nâng cao, phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của các DNDL và yêu cầu phát triển ngành, đặc biệt là đội ngũ LĐ ở các DNDL có yếu tố nƣớc ngoài hoặc liên doanh với các hãng DL danh tiếng có chất lƣợng tƣơng đối cao và đồng đều; (2) Hệ thống cơ sở ĐT bƣớc đầu đƣợc quan tâm đầu tƣ và phát triển,công tác ĐT mới đƣợc tăng cƣờng kể cả về quy mô, chất lƣợng và năng lực đào tạo, công tác ĐT lại, bồi dƣỡng nhân lực đƣợc chú trọng hơn , hoạt động liên kết đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực DL chặt chẽ hơn; (3) Công tác QLNN đối với phát triển NNL ngành DL đƣợc củng cố , tổ chức bộ máy QLNN đối với phát triển NNL ngành DL dần đƣợc kiện toàn, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý NNL, giáo dục và ĐT đƣợc cụ thể hoá một bƣớc vào ngành DL, bƣớc đầu tổ chức điều tra thu thập thông tin nhân lực ngành DL; (4) Nhận thức về tầm quan trọng của NNL đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh DL của các cấp, ban ngành và các DNDL đã có sự chuyển biến rõ rệt…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ngành DL Hà Nội đã đạt đƣợc trong phát triển NNL DL, còn một số những hạn chế nhất định: (1)NNL ngành DL đã có những bƣớc phát triển nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của ngành DL thành phố; (2) Công tác đào tạo, bồi dƣỡng còn nhiều bất cập, nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng NNL ngành DL là rất lớn song hệ thống các cơ sở ĐT DL chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội; (3) Công tác QLNN

về phát triển NNL ngành DL mặc dù đã đƣợc quan tâm, nhƣng vẫn còn chồng chéo, chƣa chuyên nghiệp và có tầm nhìn.

Nhƣ vậy, việc phát triển NNL ngành DL ở Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2013 chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của chính NNL này, đồng thời cũng không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất là do thiếu một chiến lƣợc dài hạn và một kế hoạch cụ thể, khoa học cho phát triển NNL cho ngành DL của Hà Nội.

Trong tình hình hiện nay, nhất thiết phải thực hiện các giải pháp sau để thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển NNL cho ngành du lịch của Hà Nội trong thời gian tới. Thứ nhất, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch; Thứ hai, nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Ngoài ra, còn phải thực hiện các giải pháp hỗ trợ khác nhƣ: xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, đãi ngộ và sử dụng LĐ DL…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi cục Thống kê Hà Nội (2012), Niên giám thống kê Hà Nội, NXB Thống kê.

2. Phạm Văn Dũng, Vũ Thị Dậu, Mai Thị Thanh Xuân (2012), Kinh tế

chính trị đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Tuấn Dũng (2012), Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở thành

phố Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hậu cần , Bộ

Quốc phòng.

4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Thế Đạt (2003), Du lịch và Du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội 9. Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hoà (2004), Kinh tế du lịch, Nxb

Lao động - Xã hội, Hà Nội,

10. Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội

11. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh

12. Nguyễn Thị Hạnh: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, 2013.

13. Đỗ Thị Bích Huệ(2008), Phát triển du lịch thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chính trị, Đại học Quốc Gia, Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay (Trang 87)