7. Kết cấu của luận văn
3.1.3 Mục tiêu
3.1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là quyết tâm đƣa DL Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp cao, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm DL chất lƣợng cao, có thƣơng hiệu... Đồng thời phát triển DL theo hƣớng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trƣờng. Đến năm 2030, đƣa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trên thế giới…
Mục tiêu phát triển NNL ngành DL Hà Nội đến năm 2020 là xây dựng lực lƣợng LĐ ngành DL đủ về số lƣợng (tƣơng ứng với số lƣợng khách DL quốc tế cũng nhƣ nội địa đƣợc dự báo), cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ ĐT đảm bảo về chất lƣợng NNL đáp ứng yêu cầu phát triển DL nhanh, bền vững, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần đƣa DL của Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những thành phố có ngành DL phát triển nhanh và toàn diện nhất của cả nƣớc; đổi mới cơ chế chính sách phát triển NNL ngành DL, tăng cƣờng năng lực cho hệ thống cơ sở ĐT DL và thực hiện chƣơng trình ĐT lại và bồi dƣỡng chuyên nghiệp DL .
Để đáp ứng mục tiêu nêu trên, đội ngũ LĐ trong ngành DL phải đƣợc kiện toàn cả về số lƣợng và chất lƣợng, trong đó chú trọng đến tính chất chuyên nghiệp của đội ngũ này. Điều này thể hiện ở việc, từ đội ngũ quản lý nhà nƣớc, đội ngũ quản lý tại các DN và đội ngũ LĐ trực tiếp phải đƣợc trang bị kiến thức chuyên môn sâu về DL, đảm bảo tạo lên một đội ngũ mạnh về nghiệp vụ chuyên môn góp phần nâng cao chất lƣợng của sản phẩm DL và đảm bảo cho sự phát triển của ngành.
3.1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Để nâng cao chất lƣợng NNL ngành DL, TP Hà Nội đã đề ra những mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, phát triển NNL ngành DL đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng,
nâng cao tỷ lệ LĐ qua đào tạo
Mục tiêu này đƣợc thể hiện nhƣ sau:
+ 100% cơ sở ĐT DL ĐT chƣơng trình đáp ứng yêu cầu thực tiễn với 100% giáo viên đƣợc ĐT và chuẩn hoá; cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy đƣợc trang bị, nâng cấp đồng bộ đảm bảo cơ sở ĐT hiện đại.
+ Đến năm 2015 có 15.900 lao động, tăng gấp 1,86 lần so với năm 2010, trong đó có 5.485 LĐ qua ĐT tăng gấp 2,15 lần so với năm 2010, chiếm 34,50% so với tổng số LĐ của ngành.
Thứ hai, hình thành hệ thống các cơ sở ĐT DL mạnh về năng lực cũng nhƣ chất lƣợng để đáp ứng yêu cầu phát triển DL
Đối với các các cơ sở ĐT NNL việc ĐT phải dựa vào nhu cầu của xã hội ở từng địa phƣơng cụ thể. Xây dựng nội dung chƣơng trình ĐT cho các trƣờng, các cơ sở theo hƣớng thống nhất nhƣng linh hoạt mềm dẻo. Xây dựng cơ sở ĐT DL ở thành phố hƣớng tới đủ năng lực cạnh tranh, uy tín về chất lƣợng ĐT để vƣơn ra nƣớc ngoài hợp tác, liên kết ĐT.
Thứ ba, xây dựng cơ cấu NNL hợp lý, gắn kết ĐT với sử dụng trên cơ sở
vừa đáp ứng yêu cầu ngành vừa thực hiện liên kết vùng.
Xây dựng cơ cấu NNL ngành DL hài hoà, phù hợp, tránh hiện tƣợng “thừa thầy, thiếu thợ”, tránh tình trạng mất cân bằng cung cầu LĐ trên thị trƣờng, tránh gây lãng phí nguồn lực xã hội. Theo kinh nghiệm của các quốc gia có ngành DL phát triển, tỷ lệ LĐ hợp lý giữa khối quản lý và khối LĐ trực tiếp thƣờng là 15: 85 (15% LĐ quản lý và 85% LĐ trực tiếp phục vụ khách) [21].
Bên cạnh đó cơ cấu về trình độ ĐT loại LĐ và ngành nghề kinh doanh cũng cần đƣợc cân đối theo dự báo chung về nhu cầu NNL ngành DL của cả nƣớc.
Thứ tư, nâng cao nhận thức cộng đồng về DL và vai trò của NNL đối với
sự phát triển của ngành DL
Phát triển DL trƣớc hết phải nâng cao nhận thức của ngƣời dân bản địa về DL và lợi ích từ hoạt động DL mang lại. Làm cho ngƣời dân hiểu về DL một cách đơn giản tự nhiên, hiểu đƣợc lợi ích DL tác động đến cuộc sống của họ và có những hành động tích cực đóng góp phát triển DL địa phƣơng nói riêng cũng nhƣ phát triển DL của toàn ngành.
Các DN và bản thân ngƣời LĐ cần phải hiểu rõ vai trò quyết định của chất lƣợng NNL đối với chất lƣợng của sự phát triển ngành DL để từ đó có ý thức hơn trong việc tự hoàn thiện mình và nâng cao các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, từ đó nâng cao chất lƣợng của NNL ngành DL .