6. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Tượng trưng của mùa xuân mang tính phủ đi ̣nh
Mùa xuân trong thơ Thiền không chỉ là những hình ảnh thiên nhiên tuần hoàn sinh diệt theo quy luật vũ trụ. Trong đó còn hiện hữu những hình ảnh thiên nhiên tồn tại ngoài quy luật, hoặc các hình ảnh thiên nhiên được diễn đạt theo lối nghịch ngôn, phi logic nhằm đưa đến những giác ngộ đột phá về lẽ chân như. Với tượng trưng, ý nghĩa “là cái không thể giải mã chỉ bằng nỗ lực lí trí, nó đòi hỏi sự thâm nhập” [19; 1909]. Trong Thiền học, sự thâm nhập của người tu học là điều cần thiết cho sự khai mở chân tâm. Những ý nghĩa tượng trưng của mùa xuân nằm ngoài quy luật tạo hóa thúc đẩy sự giác ngộ mạnh mẽ trong việc truy nguyên, thấu đạt lẽ đạo.
Với hình ảnh thiên nhiên theo quy luật nhưng cùng lối diễn đạt mang tính phủ định, thiền sư đưa đến những thức nhận mới, buộc người tu học phải chứng ngộ về bản tính bên trong, không phải là sắc tướng đổi thay bên ngoài:
Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân (Xuân qua lại ngỡ xuân tàn
Hoa dù rụng nở vẫn hoàn tiết xuân) (Đáp đệ tử diệu đạo chi vấn) [79; 302]
Hồng đào thụ thượng châu thời tiết Hoàng cúc ly biên bất thị xuân (Trên cây đào thắm đúng kì
Cúc vàng bên dậu chắc gì đã xuân) ( Đối cơ) [80; 315]
Thúy trúc, hoàng hoa phi ngoại cảnh Bạch vân, minh nguyệt lộ toàn chân
(Trúc biếc, hoa vàng chẳng phải là cảnh bên ngoài Mây trắng, trăng trong lộ rõ cái chân toàn vẹn)
(Nhật nguyệt) [79; 239]
Những lối diễn dạt mang tính phủ định như vậy dồn ép người học đạo, truy nguyên đến nguồn gốc để bừng ngộ về triết lí thâm áo của Thiền.
Mãn Giác thiền sư tìm thấy một mùa xuân bên ngoài quy luật của xuân tạo hóa, kết đọng trong hình ảnh cành mai trong buổi xuân tàn:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết Đêm qua một nhành mai đã nở trước sân
(Cáo tật thị chúng) [79; 299]
Trong cái vạn biến của tạo hóa từ đến và đi của xuân, nở và tàn của hoa, tồn tại cái bất biến, vượt lên sự vô thường của bản thể. Cành mai nở trong tiết xuân tàn tượng trưng cho bản thể chân như, con người đạt đạo thấu suốt sự biến dịch của lẽ đời.
Những thông điệp, triết lí của Thiền thể hiện một cách sâu sắc, tạo được ấn tượng mạnh thông qua những hiện tượng thiên nhiên khác thường nằm ngoài quy luật. Đó là tinh thần “Dĩ nghịch vi thuận” , ung dung tự tại trước những đổi dời.
Tóm lại, với thủ pháp tượng trưng, các triết lí thiền đã được thể hiện một cách sinh động giàu hình ảnh, cụ thể. Tượng trưng tạo nên mối liên hệ giữa hình ảnh thiên nhiên tương ứng với triết lí Thiền học, song cũng tạo nên một khoảng trống, truy bức người tu học nghiệm suy, thức nhận về lẽ tất nhiên từ cái bất thường. Thiên nhiên theo quy luật hay trái với quy luật được dùng biểu đạt những luận lí khác nhau của Thiền dưới dạng đơn lẻ, đòi hỏi sự thâm nhập sâu sắc của người tu học trong khai mở Thiền ý.