6. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Tượng trưng của mùa xuân vận hành theo quy luật
Các hình ảnh thiên nhiên được hiện diện cho thấy sự vận hành của thời gian. Trong thơ Thiền mùa xuân, sự vận hành ấy thể hiện qua cặp chuyển vần xuân – thu, hoặc bước chuyển của cảnh vật trong thiên nhiên mùa xuân. Mùa xuân theo quy luật được dùng để truyền tải thiền lí với những nội dung tương ứng.
Các giáo lí của Thiền đều được ẩn tàng thông qua các hình ảnh về thiên nhiên với quy luật tự nhiên của nó. Trong các câu trả lời đệ tử, thiền sư sử dụng hình ảnh tự nhiên mùa xuân như một sự lí giải tất yếu cho lẽ đạo, thức ngộ ở người tu học triết lí thiền. Trả lời về sự khác nhau giữa Phật và Thánh, Viên Chiếu thiền sư không dùng lời lẽ trực tiếp mà dùng hình ảnh thiên nhiên trong tiết xuân thu. Sự khác nhau trong biểu hiện nhưng giống nhau trong bản chất của Phật và Thánh được thể hiện thông qua hình ảnh hoa cúc trong tiết trùng dương, oanh vàng trong tiết xuân:
Ly hạ trùng dương cúc Chi đầu thục khí oanh
(Trùng dương đến cúc vàng dưới dậu Xuân ấm về oanh náu đầu cành)
(Tham đồ hiển quyết) [79; 274]
Các giáo lí thâm áo của Thiền tông được hiện hữu một cách sinh động qua những bức tranh thiên nhiên mùa xuân. Như câu trả lời về gia phong của Phật quá khứ và hiện tại:
Viên tâm tịch mịch vô nhân quản Lý bạch đào hồng tự tại hoa
(Rừng vườn vắng vẻ không ai quản Mận trắng đào hồng riêng tự hoa)
Bạch thủy gia phong mê hiểu yếu Hồng đào tiên uyển túy xuân phong (Nước trắng mênh mông chim én bạc Vườn tiên đào thắm gió xuân say)
(Sư đệ vấn đáp) [tập 2; 494]
Hoặc trả lời cho câu hỏi về nhất pháp, kiến tính thành Phật: Bất kiến xuân sinh kiêm hạ trưởng
Hựu phùng thu thục cập đông tàng (Xuân sinh hè trưởng biết đâu
Chỉ hay thu chín đông mau nhặt về?)
Khô mộc phùng xuân hoa cạnh phát Phong xuy thiên lí phức thần hương (Hoa rợp cành khô lúc tiết xuân Gió đưa nghìn dặm nức hương thần)
Trả lời cho câu hỏi thế nào là xuất thế, bản ý: Xuân chức hoa như cẩm
Thu lai diệp tự hoàng
(Xuân dệt muôn hoa như gấm thêu Thu sang ngàn lá tựa vàng gieo)
(Tham đồ hiển quyết) [tập 1; 280]
Như vậy, các giáo lí của Phật được thuyết giảng thông qua những hình ảnh tự nhiên sinh động. Những bức tranh thiên nhiên mùa xuân không phải là điều chính yếu. Đó chỉ là việc mượn các yếu tố thiên nhiên, những yếu tố có sự tương đồng với con người, hòa đồng thiên nhiên và con người để lí giải cho những khái niệm trừu tượng và khó luận giải bằng suy biện lí tính của Thiền học.
Không chỉ những quan niệm Thiền học đơn lẻ được lí giải thông qua hình tượng thiên nhiên với quy luật nguyên sơ của nó, mà cả những tư tưởng, triết lí cũng được đúc rút và ẩn tàng sau những hình ảnh thiên nhiên xuân. Chẳng hạn, triết lí về tư tưởng vô phân biệt của Thiền:
Khiết thảo dữ khiết nhục Chủng sinh các sở thực Xuân lai bách thảo sinh Hà xứ kiến tội phúc? (Ăn thịt và ăn cỏ,
Chúng sinh loài nào có thói quen của loài đó Như mùa xuân đến, trăm hoa cỏ sinh sôi Có chỗ nào nhìn thấy tội hay phúc đâu?) ( Trì giới kiêm nhẫn nhục) [80; 290]
Tư tưởng vô phân biệt của Thiền là “cái được tượng trưng” thông qua “cái tượng trưng” là hình ảnh về mùa xuân với sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Triết lí sắc không không chỉ được thể hiện một cách trực tiếp thông qua những lời lẽ suy biện như Sắc không của Lê Thị Ỷ Lan mà ẩn tàng dưới sự quyến luyến của hoa và bướm trong thơ Nguyễn Giác Hải hay con người an nhiên trước cảnh xuân tàn của Trần Nhân Tông:
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì
(Nhưng hoa với bướm vốn dĩ đều là hư ảo Chớ nên bận tâm về hoa với bướm
(Hoa điệp) [79; 444]
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không Nhất xuân tâm tại bách hoa trung Như kim kham phá đông hoàng diện Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng
(Thuở trẻ chưa từng hiểu rõ sắc với không Mỗi khi xuân đến vẫn gửi lòng trong trăm hoa Ngày nay đã khám phá được bộ mặt chúa xuân
Ngồi trên nệm cỏ giữa tấm phản nhà chùa ngắm cánh hoa rụng)
(Xuân vãn)[80; 463]
Mùa xuân đến với trăm hoa đua nở, mùa thu với lá chuyển vàng, sự biến chuyển từ sinh đến diệt hiện hữu rõ ràng. Thiền sư thẩm nhận ở đó quy luật của thiên nhiên cho đến thức nhận về quy luật vô thường luôn biến chuyển. Vạn Hạnh thiền sư đã khái quát về sự hữu hạn của đời người từ thiên nhiên xuân thu:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
(Người đời như chớp bóng có rồi không
Như cây cối, mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo) (Thị đệ tử) [79; 218]
Đời người chỉ như một ánh chớp giữa vô cùng và vĩnh hằng của vũ trụ, cũng như sự đổi thay của cây cối qua xuân thu. Từ sự khái quát quy luật của tự nhiên để đưa đến thái độ sống "vô úy" trước lẽ thịnh suy đã trở thành quy luật.
Như vậy, có thể thấy các khái niệm riêng biệt, hay các tư tưởng triết lí của Thiền không chỉ được thể hiện dưới dạng trực tiếp mà chủ yếu được thông qua khái quát các quy luật của tự nhiên. Do đó những khái niệm trừu tượng của Thiền tông được lí giải với các hình ảnh sinh động, thức nhận trực giác của người học đạo.