6. Cấu trúc luận văn
3.1. Nghệ thuật miêu tả mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần
Trong thơ Thiền Lý – Trần hiện hữu mùa xuân mang ý nghĩa trực tiếp và mùa xuân biểu trưng cho lẽ đạo. Sự đánh giá này chỉ mang tính chất tương đối, song lại nhận diện được mùa xuân với sức nặng lý thiền khác nhau trong vai trò là phương tiện để truyền tải triết lý và là khách thể thẩm mĩ thực sự.
3.1.1. Miêu tả khái quát
Thơ Thiền Lý – Trần có những hình ảnh mùa xuân chủ yếu mang giá trị của phương tiện thuyết giảng về đạo chứ không nhằm miêu tả như một khách thể. Những câu thơ về mùa xuân như vậy ẩn chứa sức nặng thiền lý. Mùa xuân được miêu tả với những hình ảnh quen thuộc, trang nhã như: hoa (mai, đào, mận,…), gió, trăng, núi,… xuất hiện mang mục đích biểu đạt, chuyên chở triết lí. Mùa xuân do đó được miêu tả ở dạng khái quát, tức là miêu tả, gợi dẫn về mùa xuân với cảnh sắc trong quy luật tự nhiên của nó, không phải dạng cá biệt trong một trạng huống cụ thể.
Cảnh sắc mùa xuân là thiên nhiên nói chung, của quy luật bốn mùa. Những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp cùng nước trắng mênh mông, đào say trong gió, hữu tình, diễm lệ, lại không đem đến một thức cảm về sự cụ thể. Sự tươi đẹp của cảnh sắc ẩn chứa triết lí thiền học.
Viên tâm tịch mịch vô nhân quản Lý bạch đào hồng tự tại hoa
(Rừng vườn vắng vẻ không ai quản Mận trắng đào hồng riêng tự hoa)
Bạch thủy gia phong mê hiểu yếu Hồng đào tiên uyển túy xuân phong (Nước trắng mênh mông chim én bạc Vườn tiên đào thắm gió xuân say) (Sư đệ vấn đáp) [80; 494]
Những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc, trang nhã như: lý bạch, đào hồng, bạch thủy,… trong một bức tranh xuân hữu tình, muôn hoa khoe sắc, tràn đầy sức sống nhằm kí thác cho câu trả lời về gia phong của Di Đà và Thích Ca. Thiên nhiên xuân như vậy là thiên nhiên đã được khái quát từ những hình ảnh nói chung, biểu thị cho mùa xuân của quy luật tự nhiên.
Muôn vật trong mùa xuân có nét tự nhiên, được trừu xuất những nét chung, đặc trưng và thể hiện được rõ nét sự vận hành của tạo hóa theo lẽ thường, cũng như “hoa nở vào tháng ba, gà gáy vào canh năm”.
Sơn vân dã hữu xuất sơn thế
Giản thủy chung vô đầu giản thanh Tuế tuế hoa tùy tam nguyệt tiếu Triêu triêu kê hướng ngũ canh minh (Mây núi đã có cái thế bay ra khỏi núi
Nước suối không tiếng nào không phải là tiếng nước gieo vào lòng suối
Hàng năm hoa vẫn nở vào tháng ba Sáng sớm gà vẫn gáy vào canh năm) (An định thời tiết) [80; 246]
Trần Tung miêu tả bức tranh thiên nhiên một cách khái quát với những đặc trưng tiêu biểu cho sự vận hành của quy luật tạo hóa. Tất cả sự vật đều nằm trong thế hiển nhiên, tất yếu: mây bay ra khỏi núi, tiếng nước gieo vào lòng suối… Từ việc miêu tả khái quát các hiện tượng thiên nhiên biểu thị cho đổi dời tất nhiên của tạo hóa.
Thiền sư Mãn Giác nhìn thấy một mùa xuân trường tồn bất biến của đạo bên mùa xuân vạn biến của đời.
Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai (Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa lại nở
Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu
Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết Đêm qua một nhành mai đã nở trước sân) (Cáo tật thị chúng) [79; 299]
Mùa xuân ở đây được miêu tả từ khái quát cho đến cụ thể. Mùa xuân trước hết là mùa xuân của tạo hóa với sự nở tàn của hoa trong một chu trình sinh diệt tất yếu. Trong đó, con người không tránh khỏi quy luật sinh tử cùng thời gian. Sự biến chuyển vô thường chi phối vạn vật từ thiên nhiên đến con người. Nhưng bên mùa xuân của tự nhiên ấy còn là mùa xuân bất diệt cụ thể của con người mang tâm thiền đạt đạo, khẳng định lẽ chân như trường tồn. Mùa xuân được miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ tất yếu đến khác biệt. Ngoài ra, sự đối lập mùa xuân của vô thường và mùa xuân của hằng thường, tạo nên ấn tượng khẳng định sự vĩnh hằng mùa xuân của đạo, bản thể chân như.
Quá trình lĩnh hội bức tranh mùa xuân chứa đựng thiền ý là quá trình “giải mã” các hình tượng tự nhiên được thiền gia sử dụng. Mùa xuân với sự biến đổi của ngoại cảnh chỉ là vỏ bên ngoài bao chứa nội dung triết lí bên
trong. Triết lí thiền luôn được chú tâm nhiều hơn trong các hình ảnh xuân. Những lẽ tất nhiên của tạo vật là mã khóa để lí giải cho các vấn đề sinh tử, vô thường, sắc tướng, những khái niệm cơ bản của Thiền học.
Như vậy, có thể nói, mùa xuân mang ý nghĩa biểu trưng giáo lí trong thơ Thiền Lý – Trần thường được miêu tả khái quát với những đặc trưng chung có tính chất quy luật. Hiện hữu những hình ảnh xuân quen thuộc, trang nhã trong thơ như: hoa, gió, trăng,… song là mùa xuân nói chung, không phải là mùa xuân của trạng huống cụ thể. Giá trị biểu đạt nằm ở triết lí giáo huấn được thể hiện một cách sinh động qua những hình ảnh xuân.
3.1.2. Miêu tả chấm phá
Trong thơ Thiền Lý – Trần không chỉ có mùa xuân với ý nghĩa chuyên chở giáo lý mà còn có những bức tranh mùa xuân với ý nghĩa trực tiếp, được miêu tả với tư cách là khách thể thẩm mĩ. Thi nhân – thiền sư hòa nhập vào thiên nhiên xuân để thấu cảm và gửi gắm, kí thác về lẽ đời, nhưng thấm đẫm ý vị của đạo.
Miêu tả chấm phá là một thủ pháp miêu tả quen thuộc trong văn học trung đại, tạo nên những nét đẹp sơ giản kết đọng được hết vẻ đẹp và tạo nên khoảng trống trong thơ. Với mùa xuân được miêu tả trong thơ Thiền Lý - Trần, bút pháp chấm phá tạo nên được những nét đẹp xuân mang Thiền ý giản dị mà sâu sắc. Nét đẹp của mùa xuân thu về trong một vài đường nét sơ giản nhưng hội tụ đủ hồn xuân, tất cả kết đọng trong một, từ một mà thấy được tất cả. Phương cách miêu tả này cho thấy thẩm mĩ về khoảng trống, thiếu khuyết của mĩ học phương Đông, cũng như sự “vô ngôn” trong Thiền tông.
Thiên nhiên mùa xuân được miêu tả chấm phá với những đường nét sơ giản, tạo nên những bức tranh bình đạm, thấm đẫm ý vị thiền. Thiền gia thường mang tư tưởng “đối cảnh vô tâm”, từ bỏ mọi vọng niệm, hòa nhập cao độ trong cảnh sắc mùa xuân – hòa bản thể vào vũ trụ không cùng. Mùa xuân hiện lên với sự tĩnh lặng, đơn sơ, trong trẻo và hiển lộ vẻ thâm trầm của đạo.
Mùa xuân được hiện hữu đôi khi chỉ qua những nét chấm phá sơ lược, như hình ảnh đôi bướm trong bài thơ Xuân hiểu của Trần Nhân Tông, hay hình ảnh của người con gái đẹp ngồi thêu gấm dưới bụi tử kinh đang nở trong Xuân nhật tức sự của Huyền Quang thiền sư. Chỉ với vài nét chấm phá trong cảnh, nhưng làm phát lộ ý vị trong trẻo, sáng tươi của khung cảnh mùa xuân.
Thụy khởi khải song phi Bất tri xuân dĩ quy Nhất song bạch hồ điệp Phách phách sấn hoa phi (Ngủ dậy mở cánh cửa sổ Không ngờ mùa xuân đã về Một đôi bướm trắng
Phần phật cánh, bay đến với hoa) (Xuân hiểu) [80; 453]
Qua đôi mắt thiền Trần Nhân Tông, cả một mùa xuân đầy sức sống được ẩn hiện qua hình ảnh của đôi bướm trắng quyến luyến đang bay đến với hoa. Cảnh vật đơn giản, chứa đựng trong đó ý vị sâu sắc về sự giao hòa của muôn vật trong cảnh đất trời sang xuân. Hiện hữu trong đó ánh nhìn thiền hòa mình vào thiên nhiên, cảm thấu sự quyện hòa của muôn vật với tinh thần “hòa quang đồng trần”.
Thiền sư Huyền Quang lại phác họa bức tranh xuân với cảnh xuân, tình xuân chỉ với hình ảnh của người con gái thêu gấm:
Nhị bát giai nhân thích tú trì Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly Khả liên vô hạn thương xuân ý Tận tại đình châm bất ngữ thì
(Người đẹp tuổi vừa đôi tám, ngồi thêu gấm chậm rãi Dưới lùm hoa tử kinh đang nở, líu lo tiếng chim oanh vàng
Thương biết bao nhiêu cái ý thương xuân của nàng Cùng dồn lại ở một giây phút, dừng kim và im phắc)
(Xuân nhật tức sự) [80; 681]
Bút pháp chấm phá, điểm nhãn đem lại hiệu quả trong miêu tả bức tranh thiên nhiên xuân sơ giản nhưng giàu ý vị. Cả sắc xuân tình tứ được thu về trong hình ảnh của người con gái trẻ ngồi thêu gấm giữa tiếng hót của chim và lùm hoa đang nở rộ. Tất cả đều đang trong trạng thái của sự trưởng sinh, hân hoan, rộn rã. Nhưng nét đặc sắc của bức tranh xuân này là khoảnh khắc dừng kim của người con gái cùng ý thương xuân. Một khoảnh khắc nhưng dồn tụ cả ý xuân, tình xuân của người con gái và của thiền gia, giao hòa, kết đọng. Đó là khoảnh khắc của sự bừng ngộ về lẽ vô thường biến dịch của mùa xuân, tuổi trẻ trong sự trường tồn của vũ trụ.
Không gian mùa xuân là không gian khoáng đạt, cao vợi, bởi ánh nhìn thiền gia hướng về miêu tả mùa xuân từ gần đến xa, từ thấp đến cao. Không gian do đó có xu hướng mở rộng về chiều kích, hòa biến trong vũ trụ mênh mông. Chẳng hạn bài thơ Xuân cảnh:
Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi Khách lai bất vấn nhân gian sự Cộng ỷ lan can khán thúy vi
(Trong khóm hoa dương liễu rậm, chim hót chậm rãi Dưới bóng thềm ngôi nhà chạm vẽ, mây chiều lướt bay Khách đến chơi không hỏi việc đời
Cùng đứng tựa lan can ngắm màu xanh mờ mịt ở chân trời [80; 460]
Khung cảnh mùa xuân được miêu tả với vài đường nét từ khóm hoa, ngôi nhà, mây chiều. Không gian sơ giản, thanh tĩnh, được rộng mở về chiều kích. Ánh nhìn hướng từ gần đến xa lắng nghe tiếng chim trong khóm hoa
dương liễu rậm, hướng lên bầu trời với mây chiều lướt bay in bóng trên thềm nhà, cuối cùng dừng lại trong màu xanh thẳm ở chân trời. Cả một vũ trụ bao la tan hòa trong ánh mắt thiền gia. Thi nhân "đối cảnh vô tâm", trong trạng thái vô ngôn nhiều ý vị thâm áo của thiền, nhập bản thể vào vũ trụ không cùng. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân bởi thế với vài đường nét, sự tĩnh lặng nhưng có cái cao rộng không cùng, kết đọng cùng sự trường tồn của vũ trụ.
Bài thơ Tảo mai 2 cũng miêu tả mùa xuân với bút pháp chấm phá một cách tinh tế:
Ngũ nhật kim hàn lãn xuất môn Đông phong tiên dĩ đáo cô côn Ảnh hoành thủy diện băng sơ bạn Hoa áp chi đầu noãn vị phân Thúy vũ ca trầm sơn điếm nguyệt Họa long xuy thấp Ngọc quan vân Nhất chi mê nhập cố nhân mộng Giác hậu bất kham trì tặng quân
(Chỉ có năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ Giọng ca Thúy vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi Tiếng sáo Họa long ẩm ướt đám mây Ngọc quan Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân
Tỉnh dậy không thể đem tặng anh được [80; 470]
Cảnh vật được hiện hữu từ một nét phác của cành cây đơn sơ ngả bên mặt nước còn đóng băng. Nhưng dưới đôi mắt thiền gia tinh tế, mùa xuân ẩn
hiện trong sự tương giao của cảnh vật với bông hoa trĩu nặng cùng hơi ấm gió xuân. Thiên nhiên cũng được miêu tả theo xu hướng mở rộng không gian từ gần đến xa. Thiền gia nhận ra sự hiển lộ của xuân từ cành cây đơn sơ, hướng đến mặt trăng xóm núi, mây ải ngọc quan, mở rộng không gian cao rộng. Không gian khoáng đạt chìm trong sự tĩnh lặng của tâm thiền, vừa hư vừa thực.
Với thủ pháp chấm phá, thiền gia đã họa nên bức tranh xuân với đường nét sơ giản nhưng giàu ý vị, thể hiện được thần thái của sắc xuân, ý xuân, tình xuân. Kết tụ trong một vài đường nét hiển lộ một cách tập trung cao độ ý vị xuân. Miêu tả cảnh vật theo xu hướng mở rộng chiều kích từ gần đến xa tạo dựng một không gian khoáng đạt, tĩnh lặng, hiện hữu hình ảnh thiền gia hòa tâm trong vũ trụ vĩnh hằng.
Như vậy, nghệ thuật miêu tả mùa xuân trong thơ thiền Lý – Trần có thể khái quát thành hai dạng thức chính. Thiền gia miêu tả một cách khái quát, sơ lược mùa xuân với những đặc tính chung mang tính quy luật trong thơ miêu tả mùa xuân nặng về chuyên chở Thiền lý. Những triết lí thiền chứa đựng được thể hiện một cách sinh động qua các hình ảnh xuân. Ngoài ra còn có bút pháp miêu tả chấm phá đối với thơ miêu tả mùa xuân như một đối tượng thẩm mĩ. Với bút pháp này, mùa xuân thể hiện cảnh sắc tự nhiên, chan hòa ý vị thiền. Cảnh xuân sơ giản, tĩnh lặng trong tâm, khoáng đạt trong không gian, hiển lộ rõ nét ý vị chan hòa của Thiền lý.
3.2. Nghệ thuật tƣợng trƣng về mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần
Trong quan niệm về sự giới hạn của ngôn từ đối với việc thể hiện những ý niệm sâu xa không cùng, thi ca phương Đông mang đặc trưng về sự kiệm lời, tập trung vào sức gợi lớn của ngôn ngữ hơn biểu ý: “thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý” (Kinh dịch), “ngôn vô ngôn” (Đạo đức kinh), “thính hồ vô thanh” (Nam hoa kinh). Chủ trương về sự cô đúc trong từ ngữ, lời ít ý nhiều trở thành truyền thống trong văn học. Mặt khác, tinh thần biện chứng
của triết học chủ yếu là sự biến dịch ảo diệu, tìm được vẹn toàn trong cái bất toàn: “khúc tắc toàn, uổng tắc trực…” (cái gì khuyết sẽ tròn, cong sẽ thẳng…) của Đạo đức kinh. Bởi thế, thức cảm nói chung là tìm thấy sự vẹn toàn trong cái bất toàn, trong sự khuyết thiếu. Có thể thấy được xu hướng tạo khoảng trống trong ngôn từ trong thể thơ haiku vốn được xem là “thơ một góc”, hay “ý tại ngôn ngoại” trong thơ Đường. Khoảng trống của ngôn từ tạo nên sức gợi lớn, tạo trường liên tưởng, suy nghiệm cho người thưởng thức.
Ngôn ngữ Thiền mang tính hàm súc cao độ, thể hiện đặc trưng rõ nét của văn học trung đại phương Đông. Ngôn ngữ trở nên giới hạn trước những chân lí vô cùng, biến hóa ảo diệu, nhất là những biến chuyển không cùng của vạn pháp, thường mà biến, hư mà thực. Cố công để theo đuổi cũng có nghĩa không bao giờ thể hiện được chân lý trọn vẹn. Vì ngôn ngữ là hữu hạn với những ý biểu là vô hạn nên ngôn ngữ Thiền học là “ngôn ngữ đạo đoạn” (cắt đứt con đường của ngôn ngữ). Thiền sư Viên Chiếu khi trả lời về ngôn ngữ đạo đoạn đã đề cập đến hình ảnh tiếng sừng theo gió và vầng trăng vượt núi: “Giốc hưởng tùy phong xuyên trúc đáo/ Sơn nham đáo nguyệt quá tường lai” (Tiếng sừng theo gió xuyên rặng trúc/ Vầng trăng vượt núi đến bên tường)
(Tham đồ hiển quyết). Ngôn ngữ cũng như gió, núi là phương tiện để khai mở chân lý thiền. Ngôn ngữ ấy chỉ là phương tiện như chiếc bè đưa người qua sông – phương tiện để khai mở chân lí Thiền, không phải là thành quả cuối cùng. Để đạt được ý muốn truyền tải Thiền lý, vốn bị chi phối bởi “trực chỉ nhân tâm”, “dĩ tâm truyền tâm” – lối truyền đạt không phụ thuộc vào ngôn ngữ, ngôn ngữ cần đạt được yêu cầu về sự hàm súc, có sức gợi lớn đối với người tu học. Ngôn ngữ trong thơ Thiền do đó, đạt đến tột cùng của tính hàm súc và cô đúc. Tính hàm súc này không chỉ là lời ít ý nhiều mà còn gắn với khả năng liên tưởng. Người tu học có thể thâu nhận được giá trị biểu ý trong lời nhờ cơ chế liên tưởng, nhưng đôi khi giá trị biểu ý từ sự hàm súc của ngôn