Mùa xuân – cảnh giới của Thiền

Một phần của tài liệu Mùa xuân trong thơ thiền Lý - Trần Luận văn ThS. Văn học (Trang 68)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Mùa xuân – cảnh giới của Thiền

Cảnh giới là sự đạt đến cõi nào đó trong đạo Thiền. Trong Thiền học, sự giác ngộ với những tầng bậc nông sâu chính là các cảnh giới khác nhau của Thiền, cao nhất là cảnh giới của bậc chứng quả, tức là đã từ bỏ mọi vọng niệm, hiển lộ bản tính chân như. Cảnh giới của sự khai ngộ không nằm ngoài thực tại mà trong tâm tính của mỗi người và phụ thuộc vào cách thức của mỗi người. Con người cần rũ bỏ tạp niệm để trở về với bản tâm, căn nguyên vốn có.

Mùa xuân trong quan niệm văn chương thường mang ý niệm về thời gian còn trong Thiền, biểu tượng mùa xuân mang một sắc thái khác, không chỉ là vòng tuần hoàn, là quy luật của vũ trụ, vần xoay của đất trời. Mùa xuân trong đạo Thiền là một cảnh giới cao độ, khoảnh khắc ngộ đạo mà người tu hành đạt tới. Đối với thiền sư, tìm được nơi an trú của tâm hồn, sự an lành trong khoảnh khắc hay miên viễn chính là mùa xuân của đạo. Đó là mùa xuân của sự tỉnh thức, ngời sáng thế giới tâm linh, mùa xuân của một bản thể không còn chấp mê, bất ngộ, tạo sinh cho một bản thể mới đã tìm về với “chân diện mục”.

Thiền quan niệm Phật tính tự nhiên đã có trong mỗi con người, chỉ khi con người tự tìm thấy được bản nguyên chân thật, trong sáng của mình mới có thể đốn ngộ. Bởi vậy mới nói “kiến tính thành Phật”. Quá trình để tìm được chân tính trong mỗi con người là khác nhau. Mỗi người tu hành thể ngộ và đốn ngộ bằng những phương pháp riêng như “Xuân vũ vô cao hạ/ Hoa chi hữu đoản trường” (Mưa xuân không cao thấp/ Cành hoa có ngắn dài) (Ngữ lục vấn đáp môn hạ). Khoảnh khắc đốn ngộ là khi con người nhận ra chân tính, sự vô thường của vạn vật, an nhiên trước lẽ đổi thay của con tạo.

Để đạt đến cảnh giới cần có sự giác ngộ. Thiền học chủ trương giác ngộ bằng “trực chỉ nhân tâm”, “dĩ tâm truyền tâm”, trong đó có sự dẫn giải bằng trực giác, chú trọng đến các hình tượng sinh động, giàu hình ảnh. Mùa xuân với tất cả những sắc thái biến chuyển, ẩn tàng quy luật của tạo hóa, chảy trôi của thời gian là sự biểu trưng cho cảnh giới của Thiền. Như sự cảnh giới trong

Thị đệ tử của Vạn Hạnh từ sự giác ngộ về sự vô thường của cuộc đời hiện hữu trong sự đổi khác của muôn vật:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố úy Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

(Người đời như bóng chớp, có rồi không

Như cây cối mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo Mặc cho vận đời dù thịnh hay suy đừng sợ hãi Vì sự thịnh suy như giọt sương đầu ngọn cỏ)

[79; 218]

Sự nhận thức từ quy luật của mùa xuân, muôn vật bừng ngộ được sắc - không của cuộc đời. Thân xác con người như một bóng chớp, có rồi không ngắn ngủi giữa sự vĩnh hằng của tạo hóa, cũng như quy luật đổi thay của muôn vật “xuân vinh thu hựu khô”, thịnh suy là một lẽ hằng thường, bất biến. Từ quy luật của tự nhiên để nhận chân thái độ trước cuộc đời, thản nhiên không chút sợ hãi. Chỉ có chân tâm là tồn tại vĩnh hằng. Giọt sương đầu ngọn cỏ “lộ thảo đầu phô” là kết tinh cho tâm người tu thiền đã thể ngộ và đốn ngộ. Đó là sự thản nhiên của tâm Thiền trước cái vạn biến của tạo vật.

Cành mai trong bài thơ Cáo tật thị chúng của thiền sư Mãn Giác là hình ảnh của mùa xuân, cũng mang giá trị biểu trưng cho cảnh giới Thiền. Vị thiền sư đã thấu hiểu sự vô thường của cuộc đời, thấy được bằng tâm thiền sự bất biến trong vạn biến của tạo hóa.

Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai (Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa lại nở

Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu

Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết Đêm qua một cành mai đã nở trước sân)

Vạn biến của muôn vật được thể hiện trong mùa xuân với sự đổi thay của muôn hoa. Tương ứng với sự đáo – khứ (đến – đi ) của mùa xuân là sự khai – lạc (nở – tàn) của hoa cỏ. Đó là sự biến chuyển của muôn vật trước công năng của thời gian. Thân sắc con người cũng không nằm ngoài quy luật ấy: “lão tòng đầu thượng lai”. Sự vạn biến của tạo hóa là quy luật hằng biến không thể thay đổi. Nhưng thiền sư vẫn nhìn thấy sự bất biến trong cái vạn biến. Sự bất biến không phải ở bên ngoài mà ở bên trong, là tinh thần tư tưởng của con người, vững vàng vượt qua được mọi bến đổi của thời gian và vần xoay của tạo hóa. Đó là cành mai của sự thức ngộ, khi tâm đã tìm được chân tính, để an nhiên không chuyển suy trước cuộc đời. Giá trị biểu trưng của “nhất chi mai” – mùa xuân cho cảnh giới đạo Thiền chính là sức mạnh của bản thể trường tồn đang hằng thường trong muôn vật, mang ý chí bất diệt của nhà Phật.

Thơ thiền của Trần Tung – “gương mặt lạ” của văn học Lý – Trần có sự dung hợp giáo lý Thiền tông, tư tưởng Lão Trang và hòa quyện cùng các yếu tố của Nho gia. Sự đốn ngộ “minh tâm kiến tính” được thể hiện trong bài thơ Thị học:

Học giả phân phân bất nại hà Đồ tương linh đích khổ tương ma Báo quân hưu ỷ tha môn hộ Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa (Người học đạo rối bời, chẳng biết làm sao đây

Luống công đem viên gạch mài vào nhau một cách khổ sở Bảo cho anh biết đừng có dựa vào cổng ngõ nhà khác

Chỉ một chấm sáng mùa xuân vừa lóe hiện thì khắp chốn đều nở hoa) [80; 232]

Bài thơ là lời khuyên dành cho người tu học không nên câu chấp vào sách vở chữ nghĩa, vì không trực cảm được tâm linh của Thiền. Dựa vào tha

lực cũng như “đem viên gạch mài vào nhau” hay “dựa vào cổng ngõ nhà khác”, đều là những việc uổng công. Phật tính tồn tại trong bản tâm tự nhiên của mỗi người, chỉ có thể dựa vào nội tâm của chính mình mới có thể ngộ đạo. “Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa” là biểu trưng cho sự ngộ đạo. Mầm hoa đã có sẵn trong muôn cây, chỉ chờ làn gió xuân thổi đến để được bung nở. Phật tính cũng như mầm hoa, tự nhiên trong con người, chỉ có thể dùng tâm nỗ lực mới tìm thấy điểm sáng để khai mở chân tính. “Nhất điểm xuân quang” (Một chấm sáng mùa xuân lóe lên) là điểm đốn ngộ mà người tu học cần tìm được. Mùa xuân với “xứ xứ hoa” cũng là cảnh giới khi tìm được Phật tính.

Xuân trong ý nghĩa của Thiền không chỉ còn là phương tiện để dẫn dắt người tu đạo đạt ngộ, mà còn là sự thể nghiệm, là biểu trưng của tâm thiền đắc đạo, như nhành mai trong gió tuyết của Mãn Giác thiền sư hay khoảnh khắc bừng ngộ Phật tính của “chấm sáng mùa xuân” qua những vần thơ của Trần Tung thượng sĩ. Mùa xuân là biểu trưng cho bản thể của con người đã tìm được chân tính, là con người thể ngộ và đốn ngộ đạo Thiền.

2.3.2. Mùa xuân và triết lí vô thường

Vô thường phản ánh một quan điểm cơ bản của triết học Phật giáo, cho rằng mọi sự vật trong thế giới hữu vi đều không ngừng vận động theo chu trình sinh, trụ, dị, diệt. Đây là sự khẳng định “vô thường chư pháp hành”, tất cả mọi vật đều luôn luôn biến diệt, không trường tồn. Sự vô thường, biến động là tất yếu của tạo hóa, cũng chính là tính tất yếu của pháp tướng, nhưng con người vô minh không nhận thức được, mà chấp nê vào những thứ hiện hữu.

Con đường của sự tu học cũng là nhận thức được thế giới bên ngoài và tự thân. Vô thường là chân tướng của đời người cho nên con người chỉ nên chấp nhận mà không nên cưỡng cầu. Bởi “chấp nhận vô thường cũng là để thoát khỏi luật vô thường, bằng cách thoát li sự “chấp trước”” [31; 180]. Trong quán chiếu vô thường, hành giả đi từ cái biệt thể đến cái tổng thể và

ngược lại, để đạt được trí huệ viên mãn, nhận thức sâu sắc về sự biến đổi và tính chất tạm thời của tạo vật. Tri thức về sự vô thường có được giúp người tu học đạt đến một tâm an nhiên khi hiểu thấu tính chất tạm thời trong sinh diệt của muôn vật.

Tri nhận về sự đổi thay "hoại diệt là bản chất của chư hành", được thông qua sự tương ứng với quy luật của thiên nhiên. Muôn vật thay đổi cùng sự xoay chuyển của bốn mùa trong năm, cũng như con người cùng sinh, lão, bệnh, tử, hay lẽ thịnh suy của đời người. Lẽ vô thường được nhận diện và chứng ngộ từ sự vạn biến của quy luật tự nhiên. Chu Hy, triết gia đời Nam Tống, Trung Hoa thức nhận về sự chóng vánh đổi thay của đời người tương hợp với sự biến đổi của tự nhiên: “Thiếu niên dị lão học nan thành/ Nhất thốn quang âm bất khả khinh/ Vị giác chì đường xuân thảo mộng/ Giai tiền ngô diệp dĩ thu thanh” (Tuổi già dễ đến học nan thành/ Một tấc quang âm chẳng dám khinh/ Giấc mộng ngày xuân chưa kịp tỉnh/ Lá ngô trước mắt chẳng còn xanh). Đời người trôi qua nhanh chóng cũng như thiên nhiên xuân chuyển sang thu chỉ trong một khoảnh khắc.

Mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần cũng là sự thể nghiệm của những chứng ngộ về sự đổi thay vô thường. Những quy luật của tự nhiên, nhất là sự biến đổi của vạn vật theo mùa với hai cặp đối chọi xuân – thu xuất hiện với tần số cao trong kiến giải về vô thường. Lẽ vô thường không được phát biểu dưới dạng trực tiếp mà đến với người tu học bằng con đường trực cảm, dĩ tâm truyền tâm. Hình ảnh mùa xuân được dùng như một phương tiện biểu đạt cho triết lí vô thường của tạo vật. Các thiền gia nhận diện, thức ngộ thông qua các thi ảnh là các hình ảnh thiên nhiên quen thuộc (hoa nở, hoa tàn,…). Vô thường được nhận diện từ những hiện tượng loại biệt, từ đó khái quát, chứng ngộ cho cái tổng thể:

Ly hạ trùng dương cúc Chi đầu thục khí oanh

(Trùng dương đến cúc vàng dưới dậu Xuân ấm về oanh náu đầu cành)

(Tham đồ hiển quyết) [79; 477] Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai (Xuân đi, trăm hoa rụng Xuân đến, trăm hoa lại nở)

(Cáo tật thị chúng) [79; 299]

Xuân đến mang lại khuôn mặt mới cho muôn vật, oanh náu đầu cành, muôn hoa đua nở. Xuân tàn chỉ còn lại sự rụng rơi, héo úa của cảnh. Sự đến và đi của xuân như là sự hiển lộ của quá trình sinh, trụ, dị, diệt theo quy luật thời gian. Trước lẽ đổi thay vạn hình của muôn vật, thơ Thiền thâu nhận và tỏ bày về suy thịnh của tạo vần, sự suy nghiệm của thi nhân về lẽ thịnh suy của tự nhiên và con người.

Thấu triệt về bản chất vô thường, các thiền gia đối diện với vô thường bằng một tâm thế an nhiên, điềm tĩnh, “vô úy”. Người tu hành đạt đến “nhậm vận” sẽ trở về với tự tính, an nhiên trong sự vận động vĩnh cửu trường tồn của bản thể. Trần Thái Tông thức ngộ đời người chỉ như một khoảnh khắc, mà sự thịnh suy chỉ như cây nấm nhỏ:

Thức hốt hoa âm trùng phục đảo Tuần tuần khuẩn mệnh thịnh hoàn suy (Phút chốc bóng hoa lại nghiêng ngả Mệnh như cây nấm tuần tự thịnh rồi suy)

(Thử thời vô thường kệ) [80; 182]

Thiền sư Vạn Hạnh dẫn dắt đệ tử về sự đổi thay cuộc đời trong bài kệ

Thị đệ tử: “Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô” (Như cây cối mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo). Lẽ tất nhiên của tạo hóa, lẽ thịnh suy của muôn vật là quy luật phát triển tất yếu, nên cũng mong manh “Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”

(Vì sự thịnh suy như giọt sương đầu ngọn cỏ). Với tâm thiền ngộ được lẽ vô thường sinh tử của đời người trở thành giản đơn: “Sinh như trước sam/ Tử như thoát khổ” (Sinh tử) [80; 415]. Thi nhân – thiền gia thâm ngộ chân lý từ sự biến chuyển của tự nhiên, và có thái độ hợp lẽ trước đổi thay vô thường của tạo vật.

Con người khi có được trí huệ viên mãn, soi thấu lẽ vô thường của vạn vật, đạt đến tâm an định, không còn chấp nê vào ngoại cảnh – những yếu tố luôn đổi thay. Trần Nhân Tông rũ bỏ mọi ý niệm về lợi danh cùng sự suy tàn của tự nhiên:

Thị phi niệm trục triêu hoa lạc Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn

(Niềm thị phi rụng theo hoa buổi sớm Lòng danh lợi lạnh theo trận mưa đêm)

(Sơn phòng mạn hứng 2) [80; 469]

Ý niệm vô thường nằm trong thức cảm về sự suy vi của thiên nhiên: hoa rụng, mưa tạnh… Con người mang tâm thiền an định, nhận thức được lẽ sinh diệt tự nhiên ấy, trút bỏ gánh nặng lợi danh vào thiên nhiên. Đó cũng là lúc con người đạt ngộ về vô thường, mang tâm thế sẵn sàng cho một vòng luân hồi mới: “Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn” (Một tiếng chim kêu lại cảnh xuân tàn). Cũng như Thiền Lão trả lời vua Lý Thái Tông khi đến thăm chùa:

Đãn tri kim nhật nguyệt Thùy thức cựu xuân thu

(Chỉ biết ngày tháng đang diễn ra trước mắt Nào ai hay những mùa xuân mùa thu đã trôi qua)

Bởi vô thường là tự nhiên của muôn vật, cũng như xuân thu trôi qua trước mắt, nên hành giả chỉ cần biết ngày tháng của hiện tại, không chấp nê vào ngoại giới, trải cuộc đời với sự khinh an.

Triết lí vô thường được thể nghiệm và đạt ngộ từ quy luật vận hành bên ngoài thân để chứng ngộ cho lẽ đạo. Con người khai mở tri kiến về lẽ sinh diệt của tự nhiên sẽ ngộ được chân đạo. Thái độ ung dung, tự tại và an nhiên, "vô úy" trước mọi suy thịnh của vạn vật là thái độ sống mà Thiền tông hướng người tu học đạt đến.

2.3.3. Mùa xuân và triết lí sắc – không

“Sắc” bao hàm thế giới có hình danh, thể dạng nhưng chỉ là những dạng tướng khác nhau của pháp, giả tướng, không phải là thật. “Không” là trạng thái bất biến đằng sau các sự vật hiện tượng. Thiền học khẳng định các hiện tượng chỉ là ảo ảnh của một bản thể duy nhất, nhưng có mối quan hệ chuyển biến liên tục, trong đó không là nơi tạo sinh và trở về trạng thái diệt vong của các hiện tượng đó. "Không" không phải là sự phủ nhận thế giới quan tuyệt đối bởi "chân không diệu hữu", cái chân thật là cái có vi diệu. Sắc và không có mối quan hệ mật thiết, không tách rời nhau, sắc là không, không cũng là sắc: “Sắc thị không, không tức sắc/ Không thị sắc, sắc tức không” (Sắc không, Lê Thị Ỷ Lan).

Triết lí về sắc không là triết lí về cái hữu hình, luôn biến chuyển và cái vô hình song lại bất biến. Nhận chân bản thể của sắc để tri kiến uyên áo của thân chính là chứng ngộ của thiền. Triết lí sắc không cũng như các triết lí cơ bản khác của Thiền học, được ẩn chứa trong những hình ảnh của thiên nhiên. Từ thực tại ngoại cảnh, đúc rút triết lí và thấu suốt về bản tâm nội tại:

Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân

(Trúc biếc hoa vàng chẳng phải là cảnh bên ngoài Mây trắng trăng trong lộ rõ cái chân toàn vẹn)

(Nhật nguyệt) [79; 239] Hồng đào thụ thượng chân thời tiết Hoàng cúc ly biên bất thị xuân

(Trên cây đào thắm đúng kì

Cúc vàng bên dậu chắc gì đã xuân) (Đối cơ) [80; 315]

Thiền Lão, Trần Tung nhìn thấy không trong sắc, chân như trong lẽ tự nhiên của vạn vật. Cúc vàng, đào thắm nở cũng chỉ là vẻ ngoài của sắc tướng. Vẻ ngoài không phải là chân như của pháp. Triết lí sắc không nói chung ngoài các phát biểu luận giải trực tiếp bằng điển cố, từ ngữ Phật giáo, được hiển lộ qua quy luật biến dịch của thiên nhiên. Ở đây, xuân, thu, muôn vật với sự hiện

Một phần của tài liệu Mùa xuân trong thơ thiền Lý - Trần Luận văn ThS. Văn học (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)