Đối thoại mang tính chất tranh biện

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại trong kịch L.Tolstoy (Trang 91)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Đối thoại mang tính chất tranh biện

"Đối thoại là thể chất và linh hồn kịch. Kịch là văn bản đối thoại ( Đỗ Đức Hiểu). Với Tolstoy, giao tiếp và đối thoại giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Ngoài ra, L.Tolstoy còn sử dụng đối thoại để phân tích đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của con người. Mỗi loại nhân vật của L.Tolstoy đều được bộc lộ qua ngôn ngữ riêng, mang sắc thái riêng độc đáo. Với hình thức phiên tòa, cách thức tổ chức lời thoại trong vở kịch Thành quả giáo dục mang đậm tính chất tranh biện.

Trao đổi về việc mua bán ruộng đất giữa các bác nông dân với ông chủ Lêônit Fêđôrôvits, bác Efim Antônưt khi thương lượng đã dựa trên lý lẽ, pháp lý là chính. Bác sử dụng ngôn ngữ hành chính, kinh tế mởi mẻ:

Dạ, về việc hoàn thành và thực thi việc mua bán ruộng đất. ...chúng tôi muốn nói về việc mua quyền sở hữu ruộng đất. Chả là bà con trong xã, đại để là đã ủy quyền cho chúng tôi tới, nghĩa là, theo như ý bà con, ủy quyền cho chúng tôi thông qua ngân hàng, nhà nước làm giấy tờ có dán tem và đề ngày tháng hẳn hoi. [7, tr. 122]. Trong khi bác Efim thương lượng với ông chủ dựa trên lý lẽ thì bác Mitơri Silikhin lại dùng tình cảm, bác luôn luôn giữ đúng khuôn phép và van nài tình thương của ông chủ: Xin ông thương chúng tôi như cha thương con, Ông ơi, ông như bố mẹ chúng tôi! ... Xin ông hãy thương chũng tôi [7, tr.123]. Vì rằng chúng tôi rất lấy làm mãn nguyện... Bố mẹ chúng tôi đã phục dịch các cụ thân sinh ra ông, vì thế chúng tôi cũng muốn hết lòng chứ đâu dám, Chúng tôi mong ước được phục dịch ông như đối với bố đẻ của mình [7, tr.121-122]. Bác than phiền

với ông chủ về cảnh khốn cùng vì thiếu ruộng đất của bà con nông dân:

Ruộng đất của chúng tôi ít ỏi quá, đừng nói đến chuyện chăn nuôi gia súc, ngay gà qué cũng chả biết thả vào đâu [7, tr.123]. Cảnh thiếu ruộng đất của nông dân được bác Mitơri nhắc lại tới bảy lần như một nốt nhạc buồn vang vọng từ đầu đến cuối vở kịch. Vốn ưa nói thật và không thích dài lời, bác Zakhar Tơrifônưt nói với ông chủ về sự bế tắc cùng quẫn: Không có ruộng đất chúng tôi đành phải kết liễu đời mình, Bác Efim phụ thêm: Quả thật không có ruộng đất thì đời sống chúng tôi hẳn sẽ suy sụp và tiêu vong. [7, tr. 123]. Như vậy ruộng đất là vấn đề sống còn đối với người nông dân. Sau này trong tiểu thuyết Phục sinh vấn đề sở hữu ruộng đất được ông thể hiện một cách quyết liệt hơn.

Lời thoại trong kịch L.Tolstoy thường ngắn gọn, súc tích. Nhưng ở hồi ba của vở Thành quả giáo dục, L.Tolstoy đã để cho giáo sư Alêcxây Vladdimirrôvits Krugôxvetlôp đọc một bài diễn văn khá dài về thuật chiêu hồn. Ông biết mình đã vi phạm điều cấm kỵ trong kịch là không để nhân vật quá dài lời. Nhưng ông không lược bớt đoạn nói dài của nhân vật này, bởi ông muốn phơi bày hết trò ngụy biện, mê tín dị đoan của những kẻ mang danh đại tri thức.

Với phong cách điềm tĩnh, lời nói du dương, ông giáo sư tự tin với vẻ uyên bác của mình đã thuyết giảng rất dài về chất ête tinh thần và năng lượng chiêu hồn. Ông còn viện dẫn hàng loạt học giả nước ngoài như Gherman Xmit và Iôxip Smatxôfen để đề xuất cơ sở khoa học cho thuyết chiêu hồn. Nhưng trong vở kịch thì nhà quý tộc Zvezđinxxep và giáo sư Alêcxây Vladdimirrôvits Krugôxvetlôp đã bị cô hầu phòng nhà quê Tania lừa bịp như lừa những thằng ngốc. Ngay trong buổi chiêu hồn, tầng lớp thanh niên quý tộc cười khúc khích, rồi suỵt soạt... Họ cười cợt, hoài nghi buổi chiêu hồn này. Không gian giống như một công đường nhưng bóng tối

bủa vây xung quanh gây hoang mang và gây ảo tưởng cho con người. Phu nhân to béo trông thấy rõ rành rành một đứa bé, và ánh sáng lóe lên từ người đứa bé, đặc biệt là xung quanh mặt. Và vẻ mặt trông mới hiền lành, dịu dàng làm sao, có cái gì như của thượng giới ấy! rồi đứa bé đó vẫy cánh và bay lên. Ta hãy nhớ đến Vụ án của Kafka. Lần đầu tiên Josef K đến phòng xét xử, căn phòng xử án tối lờ mờ, ngột ngạt, tù túng, gây ảo tưởng cho con người rằng sẽ có lối thoát, nhưng sẽ chẳng bao giờ thoát ra được cả.

Khi bà chủ lật tẩy trò bịp bợm của Tania thì giáo sư vẫn ngoan cố biện minh rằng những điều cô ta làm cũng là biểu hiện của năng lượng chiêu hồn và còn tạo cho năng lượng đó một hình thức nhất định. Tính chất tranh biện của lời thoại trong tác phẩm chính là một nét riêng độc đáo,

khiến cho kịch L.Tolstoy có một sức cuốn hút kỳ lạ.

3.3.2. Độc thoại

Thành quả giáo dục không phải là một ngoại lệ khi mà thủ pháp độc thoại được L.Tolstoy sử dụng để thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm thông qua cách nhìn nhận của nhân vật. Thuật chiêu hồn lan tràn mạnh mẽ và lôi cuốn nhiều người trong giới quý tộc, nó còn được sự ủng hộ của một số nhà khoa học. Thái độ phê phán thói mê tín dị đoan này của tác giả được gửi gắm qua độc thoại của bác quản gia Fêđor: Những mê tín thô kệch của dân gian, những trò mê tín dị đoan tin và thổ công, thầy mo, phù thủy đang bị bài trừ... Nếu đi sâu tìm hiểu kỹ thì thuật chiêu hồn cũng giống như những trò mê tín ấy. Hừ, chả có lẽ hồn người chết lại có thể nói năng và chơi đàn ghi ta được hay sao? Chắc có ai đó lừa bịp họ hoặc tự lừa dối mình... Đây là quyển an bom ghi lại hình ảnh các buổi chiêu hồn của họ. Hừ, có thể nào chụp được ảnh ma quỷ không. Đây là ảnh chụp một người Thổ Nhĩ Kỳ và Leonid Fedorovichngồi. Kỳ lạ thay sự yếu đuối của con

người! [7, tr. 179].

“Có thể nói Fêđor là nhân vật tích cực, điểm sáng thực sự trong thế giới chiêu hồn tối tăm ma quái của đám quý tộc” [9, tr. 165]. Fêđor phê phán thuật chiêu hồn như trò mê tín dị đoan. Bác coi Tania như con gái của mình. Con bé dịu dàng tốt nết thật, thế mà thử nghĩ xem, biết bao nhiêu đứa như nó đã sa ngã! Chỉ cần sa chân lỡ bước một lần thôi , ấy thế là cô ả thành của chung... sau đó thì đến tìm trong đống bùn cũng không thấy cô ta. Như con Natalia đấy, nào có kém gì... Nó cũng tốt nết, cũng do cha mẹ sinh ra, vuốt ve trìu mến, nuôi dạy cho khôn lớn... [7, tr. 145]. Qua độc thoại của Fêđor, ta thấy cuộc sống nghiệt ngã của những cô gái quê lên thành phố kiếm việc. Họ luôn đứng trước nguy cơ bị đám công tử quý tộc lợi dụng làm trò mua vui rồi vứt bỏ, có những cô đã bị dồn vào chỗ chết như Natasa. Natasa chệch đường một cái là bị đuổi cổ đi ngay. Cô ấy đẻ con, ốm đau và đã chết ở nhà thương vào mùa xuân năm ngoái.

Là một cô gái có nghị lực, tất nhiên Tania không dễ bị cám dỗ, hư hỏng. Cô rất tỉnh táo trong tình yêu và sáng suốt lựa chọn con đường tương lai cho mình. Giúp các bác nông dân mua được ruộng đất cũng là giúp chính mình. Biết ông chủ mê thuật chiêu hồn, Tania đã nghĩ ra mẹo để ông chủ tin và cho Xêmen đóng vai người lên đồng. Cô thầm nghĩ: Đúng, mình sẽ làm. Vì chính ông chủ đã bảo rằng trong người anh Xêmen có một sức mạnh có thể dùng vào việc chiêu hồn cơ mà. Mình biết rõ cách làm mọi việc, lúc ấy sẽ chả có ai đoán ra. Bây giờ mình phải dạy cho anh Xêmen mới được. Còn nếu việc không thành cũng chả sao. Có tội lỗi gì đâu nào?

[7, tr. 141]. Khi nghe ông chủ nói bác quản gia chuẩn bị mọi thứ cho buổi chiêu hồn tối nay bằng người lên đồng ở trong nhà. Tania sung sướng rít lên, nhảy quẫng, nói với chính mình: Ông ấy tin rồi, tin rồi! Thật đấy, ông ấy tin rồi! Tuyệt diệu quá! Bây giờ ta sẽ làm theo kế của ta, chỉ cốt sao anh

Xêmen đừng sợ [7, tr. 143]. Mẹo của Tania thành công, ông chủ đã ký vào văn tự bán ruộng đất. Một mình Tania, bò dưới gầm đi văng ra và cười: Các bác ơi! Các bác yêu quý ơi! (...) ông ấy đã ký giấy rồi! [7, tr. 198].

Các bác nông dân cám ơn Tania, bác Mitơri nói thấm thía: Cô ấy đã làm cho chúng tôi thành người, nếu không, thật chẳng biết ra làm sao!,

Bác Zakhar vui vẻ nói với Tania: Để tôi về nhà nấu rượu chuẩn bị đám cưới. Chỉ có điều cô nhớ về đấy . Tania reo lên: Cháu sẽ về, cháu sẽ về! Anh Xêmen ơi! Tuyệt quá đi mất! [7, tr. 216].

Thành quả giáo dục mang đậm tính thời sự. L.Tolstoy xây dựng vở kịch bằng những chất liệu thực tế sống động. Qua vở kịch này tác giả muốn đối thoại với khán giả về những vấn đề bức xúc trong sinh hoạt của giới quý tộc cũng như nông dân Nga.

Tiểu kết

Hình thức phiên tòa là sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của L.Tolstoy. Ông muốn đối thoại với khán giả về nhiều vấn đề thời sự quan trọng trong đời sống hiện tại.

L.Tolstoy đã xây dựng tác phẩm bằng những chất liệu thực tế sống động cuộc sống của giới quý tộc thượng lưu thời đó. Thông qua hành động của các nhân vật kịch, sự tương phản giữa giới quý tộc và nông dân lao động được hiện lên một cách rõ nét. Tính cách nhân vật được khắc sâu, tô đậm. Trong lúc nông dân cùng quẫn vì thiếu ruộng đất thì đám quý tộc ăn chơi phè phỡn và say mê thuật chiêu hồn. Thái độ phê phán thói mê tín dị đoan này của tác giả được gửi gắm qua lời thoại của nhân vật. Ngay ở nhan đề vở kịch Thành quả giáo dục đã hàm ý mỉa mai sâu sắc. Độ dài và tính chất tranh biện của lời thoại trong tác phẩm chính là một nét riêng độc đáo,

khiến cho kịch L.Tolstoy có một sức cuốn hút kỳ lạ. Người cày có ruộng và hạnh phúc đến với mỗi người nông dân,

chính là tấm lòng nhân hậu mà L.Tolstoy dành cho những nhân vật yêu quý của mình. Ông đã hướng ngòi bút của mình về cuộc sống với tất cả tình yêu, trách nhiệm của người cầm bút.

KẾT LUẬN

Vận dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học lịch sử, luận văn đã nghiên cứu 4 vở kịch của L.Tolstoy thuộc các thể loại chính kịch (drama) và hài kịch(comedy). Kịch của L.Tolstoy đã được khảo sát từ hai điểm nhìn tham chiếu: (1) trong mối tương quan với hệ thống sáng tác của nhà văn, từ những phát biểu trực tiếp quan niệm về kịch đến sự thể hiện quan niệm đó trong sáng tác văn xuôi, cụ thể là trong tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và hòa bình và (2) trong mối liên hệ với truyền thống kịch nghệ Nga và châu Âu. Từ hai điểm nhìn tham chiếu đó, luận văn đã luận giải được đặc trưng “thể loại cầu nối” của kịch L.Tolstoy. Đó là sự kế thừa và phát triển một số nguyên tắc của kịch dân gian với dung lượng vừa phải, cốt truyện kịch giản dị, hành động phát triển nhanh, ý nghĩa đạo đức sáng rõ, ngôn ngữ ít màu mè, khoa trương; kịch trung cổ với thể loại kịch nghi lễ, đề cao tôn giáo; truyền thống kịch lãng mạn của W.Shakespeare như đưa lãng mạn vào kịch, dùng độc thoại để khám phá tâm hồn nhân vật và của F.Schiller là những khát vọng về tự do, phê phán chế độ hiện hành,... với sự kết hợp của các nhân tố trữ tình, tâm lý, tượng trưng - triết lý.

Phạm trù cơ bản trong kịch L.Tolstoy là “cái đẹp” và “cái cao cả” trong tâm hồn con người. L.Tolstoy luôn trăn trở, tìm kiếm và đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho con người, đặc biệt là những người nông dân. Suốt cuộc đời ông đấu tranh cho hạnh phúc và công bằng. Ông lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho con người, ông luôn mong muốn cuộc sống của con người ngày càng tiến bộ và tốt đẹp hơn.

Kịch của L.Tolstoy mang dáng vẻ riêng rất đặc biệt. Viết về cuộc đời và số phận của những con người bình dị nhưng ông đã đặt ra trong sáng tác

thực của L.Tolstoy đã tạo ra những bức tranh tương phản chân thực trong cuộc sống ở Nga thời bấy giờ. Với sự cách tân độc đáo, kịch L.Tolstoy nằm trong xu hướng đổi mới kịch nghệ Nga và Châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đào Tuấn Ảnh (2010), “Lev Tolstoy trong công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam (giai đoạn trước 1945)”, Nghiên cứu văn học, (số 12), trang 56-70

2. Aristotle (2007), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Lao động, Hà Nội

3. Lại Nguyên Ân (1994), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội 4.Phạm Vĩnh Cư (2010),” Hành trình tư tưởng của Tolstoy nhìn từ hôm

nay”,Nghiên cứu văn học, (số 12), trang 5-25

5. Hà Minh Đức (chủ biên) (1993), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 6.Nguyễn Hải Hà (2010), “Quan điểm nghệ thuật của Lev Tolstoy”, Nghiên

cứu văn học, (số 12), trang 44-54

7. Nguyễn Hải Hà (2010), Kịch L.Tolstoy, Nxb Giáo dục, Hà Nội

8. Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết L.Tolstoy, (chuyên luận) Nxb Giáo dục, Hà Nội

9. Nguyễn Hải Hà (2006), Nghệ thuật kịch của L.Tolstoy, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội

10.Nguyễn Hải Hà (chủ biên) (1998), Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

11. Nguyễn Hải Hà (2002), Văn học Nga sự thật và cái đẹp, Nxb Giáo dục, Hà Nội

12.Hoàng Ngọc Hiến (1988), Về đặc trưng thể loại của bi kịch, Tạp chí Văn học, (số 1), trang 60-68

13.Đào Duy Hiệp (2010), “Tolstoy trong “Đi tìm thời gian đã mất” và những quan niệm về phong cách”, Nghiên cứu văn học, (số 12), trang 86-98

Văn học, (số 2), trang 3-10

15.Phạm Xuân Hoàng (2008), Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết Anna Karênina của L.Tolstoy, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội

16.Vũ Thế Khôi (2010), “Triết lý giáo dục của lòng yêu thương”, Nghiên cứu văn học, (số 12), trang 29-42

17.Phạm Gia Lâm (1997), “Những chuyển biến của tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học, (số 11), trang 13-16

18.Phạm Gia Lâm (1998), “Những truyền thống của L.Tolstoy trong các tác phẩm viết về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Mikhain Sôlôkhôp”, Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, (số 4), trang 13-15

19.Phạm Gia Lâm (2010), “Những ký hiệu văn hóa trong vũ điệu của Natasha Rostova”, Nghiên cứu văn học, (số 12), trang 101-114

20.Lê-nin (1986), Những bài báo của Lê nin về L.Tolstoy, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội

21.Nguyễn Trường Lịch (1986), L.N. L.Tolstoy (chuyên luận), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội

22.Nguyễn Trường Lịch (2010), Tiểu thuyết L.Tolstoy, Nxb Văn học, Hà Nội 23.Nguyễn Trường Lịch (2011), “Phép soi gương và nghệ thuật tâm lý của

L.Tolstoy”, Nghiên cứu văn học, (số 1), trang 29-34

24.Nguyễn Thùy Linh (2012), Lời thoại trong kịch của Samuel Beckett,

Luận án tiến sỹ văn học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội 25.Môcunxki X.X. (chủ biên) (1976), Lịch sử sân khấu thế giới - tập 1 -

Đức Nam, Hoàng Oanh, Hải Dương dịch, Nxb Văn hóa.

26. Trần Thị Quỳnh Nga (2010), “L.Tolstoy ở Việt Nam ( giai đoạn từ 1945 đến nay)”, Nghiên cứu văn học, (số 12), trang 71-85

thông tin

28. Hồ Ngọc (1973), Nghệ thuật viết kịch, NxbVăn hóa, Hà Nội

29. Hồ Ngọc (1985), Trách nhiệm của người nghệ sỹ, Nxb Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, Hà Nội

30. Hồ Ngọc (1977), Xây dựng cốt truyện kịch, Nxb Văn hóa, Hà Nội 31. Nhà xuất bản văn học (1970), Gorky: Bàn về văn học (tập 2)

32. Trần Thị Phương Phương (2010), “Tolstoy-độc giả, Tolstoy-tác giả (Trường hợp Người tù Kavkaz)”, Nghiên cứu văn học, (số 12), trang 117-127

33. Sernusepxki N.G. (2003), “Hai đặc điểm tài năng L.Tolstoy”, Tạp chí văn học, (số 6)

34. Sêkhôp A. (1961), Chim hải âu - Cậu Vania - Ba chị em - Vườn anh đào, Nxb Văn hóa

35. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại trong kịch L.Tolstoy (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)