Hành động mang tính phát triển

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại trong kịch L.Tolstoy (Trang 30)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Hành động mang tính phát triển

Hành động là một trong những đặc trưng hàng đầu của kịch. “ Nếu trong đời sống hàng ngày, hành động được coi là phương tiện bộc lộ

rõ rệt đặc điểm cá tính của mỗi cá nhân, thì trong văn học, kịch là thể

loại mang lại sự nhận thức thực tại thông qua yếu tố hành động” [5, tr. 268]. Không phải ngẫu nhiên khái niệm kịch drama trong tiếng Hy

Lạp cũng có nghĩa là hành động. Đó là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện theo một diễn biến logic, chặt chẽ, nhất quán chi phối bởi một quy luật nhất định mà qua đó công chúng có thể tiếp nhận được những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống mà tác giả muốn truyền đạt. Hình thức biểu hiện của hành động kịch được thông qua hành động bên ngoài và hành động bên trong. Hành động bên ngoài là những động tác hình thể của nhân vật như điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười... Hành động bên trong chính là đời sống nội tâm đầy biến động của nhân vật. Những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ, tâm trạng của hành động bên trong được biểu hiện bởi hành động bên ngoài. Cả hai dạng hành động này khắc họa một cách cụ thể, chân thực và sinh động đời sống nội tâm, tính cách của nhân vật thông qua các cách ứng xử với cuộc sống.

Trong mỗi vở kịch, mỗi nhân vật sẽ có một hệ thống hành động chính gọi là hành động xuyên nhằm thể hiện tư tưởng trọng tâm của nhân vật. Trong Romeo và Juliette của Shakespeare tất cả những động tác, cử chỉ, lời nói của hai nhân vật luôn gắn liền với ý thức bảo vệ và hy sinh cho tình yêu. Qua hàng loạt các hành động của các tính cách, các xung đột của

vở kịch được bộc lộ.

Kịch của L.Tolstoy có những cách tân độc đáo, song ông luôn tuân thủ một số nguyên tắc của kịch truyền thống. L.Tolstoy từng phát biểu: “Kịch là một thể loại đặc biệt của văn học, nó có những quy luật bất di bất dịch, trong kịch nhất thiết phải có điểm thắt nút, điểm trung tâm, mà tất cả đều xuất phát và vận động xung quanh điểm trung tâm đó”. Hành động trong tác phẩm kịch là hành động mang tính xung đột, trực tiếp biểu hiện xung đột, mang lại kịch tính, thể hiện tính cách của các nhân vật và bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Trong vở Quyền lực bóng tối, kết cấu kịch chặt chẽ theo kịch truyền thống gồm năm phần: Giới thiệu, Thắt nút, Phát triển, Cao trào, Mở nút. Hành động kịch phát triển cùng với những xung đột ngày càng tăng, được đẩy tới cao trào và cuối cùng được giải quyết. Kết cấu này luôn thỏa mãn nhu cầu đạo đức và nhu cầu thẩm mĩ của người xem. Cái ác, cái xấu xa tiêu cực cuối cùng đều bị thất bại, bị lên án và bị trừng trị đích đáng bởi công lý và toàn án lương tâm.

Để thấy rõ tính phát triển của hành động, chúng tôi vận dụng sơ đồ Kim tự tháp Freytag (Freytag’s Pyramid) để phân tích. Gustave Ferytag (1816 – 1895 - nhà văn, nhà viết kịch người Đức) đề xướng sơ đồ cấu trúc của một vở kịch năm hồi gồm có 7 bước = 4 giai đoạn + 3 điểm, từ đầu đến cuối (Exposition / Trình bày, Incitingmomet / Điểm thắt nút, Risingaction / cao trào hành động, Cilimax / Đỉnh điểm, Falingaction / Hành động thoái trào, Resolution / mở nút, Denonement / Đoạn kết). Sơ đồ này đã được công nhận rộng rãi như là một phương tiện để phân tích trước hết nhưng không chỉ riêng cốt truyện kịch.

Dưới đây chúng tôi vận dụng sơ đồ này để phân tích vở Quyền lực bóng tối.

1. Exposition / Trình bày: [Giới thiệu khung cảnh, nhân vật và những dữ kiện khác giúp cho việc tri nhận và thường tạo nên âm điệu]. Sự việc xảy ra vào mùa thu tại một làng lớn. Trong căn nhà gỗ rộng rãi, Piôt ngồi trên ghế dài, sửa chữa vòng cổ ngựa. Anixia và Akulina kéo sợi. Piôt 42 tuổi, một nông dân khá giả, ốm yếu. Với vợ trước, Piôt có cô con gái Akulina 16 tuổi. Với người vợ kế Anixia 32 tuổi, Piôt có thêm bé gái Aniuta 10 tuổi. Piôt thuê Nikita giúp việc đồng áng, một anh chàng đỏm dáng, 25 tuổi.

2. Incitingmomet / Điểm thắt nút: [Sự kiện hoặc nhân tố khiến hành động truyện gia tăng, còn được gọi là sự cố bất ngờ hoặc điểm mấu chốt của truyện]. Nikita xuất hiện trong tác phẩm ngay từ hồi một, anh đã có những hành động lén lút, mờ ám với bà chủ.

Nikita: (bước vào, đưa mắt nhìn quanh. Trông thấy Anixia có một mình,

bước nhanh lại gần cô, nói khẽ): Tai vạ rồi, cô mình của tôi ơi. Bố anh đến, ông cụ muốn kéo anh ra và bắt anh về nhà. Cụ bảo: Dứt khoát tao sẽ cưới

vợ cho mày và mày sẽ sống ở nhà.

Anixia: Thì anh cứ việc cưới vợ đi. Việc gì đến em nào?

Nikita: À ra thế. Mình định đến bàn bạc công việc sao cho êm đẹp thế mà cô ấy lại bắt mình đi lấy vợ. Thế là thế nào? (nháy mắt) Hay là em quên rồi?... [7, tr. 13]

Những hành động hình thể của Nikita: bước vào, đưa mắt nhìn quanh. Trông thấy Anixia có một mình, bước nhanh lại gần cô, nói khẽ và cái nháy mắt đã tố cáo mối quan hệ bất chính giữa người làm công với vợ hai của ông chủ.

Không dừng lại ở đó, cuộc đối thoại giữa Akulina và Nikita còn cho khán giả thấy mối tình tay ba giữa Nikita với Anixia và Akulina con gái người vợ trước của Piôt.

Akulina: Anh có yêu em nữa đâu.

Nikita: Tại sao anh lại không yêu em nữa? Akulina: Người ta không cho phép anh (cười). Nikita: Ai không cho phép?

Akulina: Dì ghẻ em. Dì ấy lúc nào cũng xỉ vả em, lúc nào cũng dò xét anh. Nikita (cười): Ờ cái cô này! Tuy vậy cô tinh ý đấy. [7, tr.27]

Nikita thừa nhận thói trăng hoa của mình như một điều hiển nhiên, một sự tất yếu của cuộc sống: Còn như việc đàn bà đều yêu anh thì anh đâu có lỗi, đơn giản thế thôi [7, tr. 15].

3. Risingaction / cao trào hành động: [một phần của hành động kịch gắn với những biến cố của hành động. Bắt đầu với thời điểm kích động, tăng dần sự quan tâm hoặc sức mạnh với tư cách là các nhóm / ý tưởng đối lập tham gia vào cuộc xung đột cũng là quá trình đi lên đến đỉnh điểm. Nó cũng có thể được gọi là biến cố]. Bệnh tình của Piôt ngày càng trầm trọng, Anixia điên đảo tìm chỗ chồng giấu tiền. Matơrenna (mẹ Nikita) cùng

Anixia bàn mưu tính kế dùng thuốc ngủ đầu độc Piôt. Được Matơrenna thúc đẩy, chỉ dẫn, Anixia cho Piôt uống thuốc độc và lấy được bọc tiền trên người Piôt đưa cho Nikita cất giấu. Nikita trở nên vũ phu và công khai gian díu với Akulina. Vốn thích ăn diện, chơi bời, Nikita đã cất giấu số tiền lấy được của Piôt rồi đưa Akulina lên tỉnh ăn chơi mua sắm và về nhà khi đã say khướt. Akulina va chạm dữ dội với Anixia. Anixia kết tội Akulina ăn nằm với chồng người khác, còn Akulina thì vạch mặt Anixia là kẻ giết chồng.

4. Cilimax / Đỉnh điểm: [bước ngoặt trong hành động, một cuộc khủng hoảng, tại đó các hành động đảo chiều bắt đầu thoái trào]. Hành động kịch phát triển lên đến đỉnh điểm khi đứa con bất hợp pháp của Nikita và Akulina chào đời. Để che dấu tội lỗi, Nikita buộc phải làm theo lệnh và sự ép buộc của cả mẹ lẫn vợ. Nikita đã dùng tấm ván đè chết đứa con đang còn đỏ hỏn của mình trong hầm.

Nikita (chui ra, run bắn cả người): Nó hãy còn sống! Tôi chịu thôi! Còn

sống.

Anixia: Còn sống, thế thì anh đi đâu? (muốn chặn anh ta lại).

Nikita: (nhảy xổ vào Anixia) cút đi! Tao giết mày! (túm lấy tay cô ta, cô ta

giằng ra, Nikita cầm xẻng chạy theo cô ta. Matrena đón đầu xông về phía anh ta, chặn anh ta lại. Anixia chạy lên bậc thềm. Matrena muốn giằng lấy cái xẻng. Nikita quát mẹ). Tôi sẽ giết cả bà nữa, tôi sẽ giết, cút đi! (Matrena chạy lên bậc thềm với Anixia. Nikita dừng lại). Tao sẽ giết. Tao sẽ giết tất! [7, tr.76]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Falingaction / Hành động thoái trào: [nửa thứ hai của cốt truyện kịch, tiếp sau đỉnh điểm và thường thoát ra khỏi đỉnh điểm]. Sau khi phạm tội ác tày trời, Nikita run bắn cả người và tâm trí hoảng loạn cùng với nỗi ám ảnh kinh hoàng:

Nikita: Chúng đã làm gì? Chúng đã làm tôi thế này? Nó kêu oe oe như là...

ở bên dưới tôi cứ kêu răng rắc. Chúng đã làm tôi thế này?! Nó hãy còn sống! (lặng im và lắng nghe) Nó oe oe... Đấy, nó oe, oe (chạy về phía hầm)

[7, tr.76].

Với những hành động trên, chúng ta hình dung ra hình ảnh của Nikita lúc này đang bị một cú sốc mạnh, vượt ra khỏi sức chịu đựng và tinh thần hoang mang cực độ. Nikita tìm đến rượu Tôi sẽ nốc cho say bí tỷ chăng? và anh kêu lên tuyệt vọng: Chết tôi rồi. Chết rồi! Chúng đã làm gì tôi thế này? Tôi biết đi đâu bây giờ?[7, tr. 86].

Nikita ý thức được tội ác vô nhân đạo của mình, dám đối diện trực tiếp với lương tâm, muốn dùng dây thừng làm thòng lọng kết liễu cuộc đời để trả giá cho những tội lỗi mà mình đã gây ra.

6. Resolution / mở nút: [Kết thúc của thoái trào và mở nút xung đột]. Nikita đang ngập chìm trong đau đớn, lúc này anh chỉ ước giá đất nẻ ra một lỗ để mình chui vào đó! Người ta sẽ không nhìn thấy mình và mình sẽ chả phải thấy ai cả.[7, tr. 94]. Nikita túm lấy sợi dây thừng kéo về phía mình định làm cái thòng lọng quàng vào cổ rồi nhảy từ xà nhà xuống nhưng bác Mitrirs không chịu buông cái dây thừng ra. Đã ngà ngà say bác Mitrirs trút lên đầu Nikita một tràng dài: Chà, Nikiska, anh ngu như con lợn ấy. Ta mến anh, nhưng anh ngu lắm... Và ta chả sợ ai cả... Nikita hỏi:

Bác bảo không nên sợ mọi người à? Mitrirs đáp: Có cái đếch gì mà sợ. Anh thử nhìn họ trong buồng tắm mà xem. Họ đều được nặn từ cùng một thứ bột cả. Có khác nhau chăng chỉ là ở chỗ anh này bụng to, anh kia bụng nhỏ. Đúng thế đấy! mẹ kiếp, việc quái gì phải sợ ai! [7, tr. 98]. Nikita nhận ra lối thoát cho mình, chàng reo lên: Ôi, phải, như thế tốt hơn.

7. Denonement / Đoạn kết:[Cách giải quyết xung đột, giải tỏa mọi thắc mắc liên quan đến cốt truyện...]. Cuối cùng Nikita đã can đảm thú tội

trước tất cả mọi người trong đám cưới của Akulina:

Thưa bà con chính giáo! Tôi có tội và tôi muốn ăn năn hối lỗi. Marina, cô hãy nhìn đây (cúi gập đầu sát chân nàng rồi đứng dậy). Tôi có tội với cô, tôi đã quyến rũ cô, tôi đã quyến rũ cô và đã hứa lấy cô. Tôi đã lừa dối cô và ruồng bỏ cô. Vì chúa, xin cô hãy tha thứ cho tôi! ( lại cúi đầu sát chân Marina)... Akulina ạ, tôi còn có tội lớn đối với cô: tôi quyến rũ cô. Vì chúa xin cô hãy tha tội cho! ( cúi gập đầu xuống sát chân cô)... Tôi đã đầu độc người bố và tôi thật là chó má, tôi đã làm hại con gái ông ta, đã làm hại cô ta và giết chết đứa bé mới lọt lòng... Tôi đã dùng mảnh gỗ đè chết đứa bé trong hầm. Tôi đã ngồi lên mảnh gỗ... đã đè chết... xương nó kêu răng rắc (khóc). và tôi đã vùi nó xuống đất. Chính tôi đã làm việc đó, một mình tôi. [7, tr. 100-102].

Những hành động mang tính biểu đạt (cúi gập đầu xuống sát chân cô) (khóc) thể hiện sự hối lỗi chân thành của Nikita. Bố yêu quý của con ơi, cả bố nữa, xin bố hãy tha tội cho con là kẻ có tội! ngay từ đầu, lúc con dính vào câu chuyện xấu xa lầm lạc này, bố đã bảo con: “Sai một ly, đi một dặm”!... nhưng con là giống chó má, con đã không nghe lời bố và cơ sự đã diễn ra đúng như bố nói. Vì chúa, xin bố hãy tha tội cho con. [7, tr. 102]. Kết thúc vở kịch, Nikita đã phải trả giá cả cuộc đời mình cho những dục vọng xấu xa đê tiện của mình.

Trong vở kịch Xác thây sống, hành động của nhân vật cũng mang tính phát triển mặc dù hành động ấy là sự từ bỏ gia đình, thậm chí là cái chết.

1. Câu chuyện xảy ra ở thủ đô, vào cuối thế kỉ trước, khi Liza đang rất đau khổ vì Fêđia quyết định ra đi sau hàng chục năm chung sống với nhau, mặc dù hai người đã có bé Misa và cháu đang bị ốm. Fêđia bỏ nhà ra đi và muốn mãi mãi rời bỏ tổ ấm của mình. Anh thấy rằng tình hình đã chín muồi và anh phải giải quyết mọi chuyện.

2. Anh đã sống cuộc đời phóng đãng, trụy lạc hàng chục năm nay. Quan hệ giữa Fêđia và Liza tan vỡ vì có Victor - bạn của hai người từ bé - chen vào giữa, và Fêđia cảm thấy mình là con người thừa, cảm thấy có một cái bóng đen đè nặng lên cuộc sống gia đình”. “Có lẽ vì thế tôi không thể nào bằng lòng với cuộc sống gia đình mà cô ấy đã đem lại cho tôi, bởi thế tôi đi tìm một cái gì đó và bị lôi cuốn [7, tr. 348].

3. Fêđia mượn rượu để giải sầu, rồi những cuộc vui chơi nghe bài hát Xưgan, ở bên các cô gái Xưgan xinh đẹp, duyên dáng, mắt đen. Đặc biệt là Masa. Masa có cái gì đó cuốn hút hồn anh và anh thấy mình trở thành người chồng tồi tệ. Anh đồng ý để vợ ly dị, anh sẽ làm tất cả để giải phóng cho Liza, để Liza và Victor lấy nhau theo ý muốn của họ. Chỉ có điều anh không thể chấp nhận được những điều kiện nặng nề, giả dối khi làm thủ tục ly dị. Vậy Fêđia phải làm sao đây?

4. Sau khi viết thư tuyệt mệnh tại phòng riêng trong quán rượu đưa cho Ivan Pêtrôvits Alechxanđrôp, Fêđia thở dài nhẹ nhõm, khóa cửa sau khi Ivan Pêtrôvits ra, cầm lấy khầu súng lục, lên đạn, chĩa súng vào mang tai, rùng mình và thận trọng bỏ súng xuống. Rên rỉ: Không, mình không thể, mình không thể, mình không thể. [7, tr. 352].

Đúng lúc đó Masa bước vào. Masa gợi cho Fêđia nhớ tới cảnh giả chết đuối trên sông trong tiểu thuyết Làm gì?của Secnusepxki. Kế hoạch của Masa là Fêđia đi tắm sông, vì anh không biết bơi nên bị chết đuối. Sau đó người ta tìm thấy trên bờ sông chiếc áo của Fêđia, trong đó có bức thư tuyệt mệnh. Còn Fêđia và Masa bỏ đi xa và bắt đầu một cuộc sống mới ở nơi khác.

5. Khi mọi chuyện đang diễn ra tốt đẹp theo đúng kế hoạch của Fêđia thì một hôm trong quán rượu Fêđia đã uống rượu và tâm sự với bạn là họa sỹ Pêtuscôp về cuộc đời của mình. Artêmiep ngồi gần đó nghe lỏm được

câu chuyện giả vờ chết đuối của Fêđia bèn nảy ra ý định tống tiền. Artêmiep lại gần xui Fêđia tống tiền Liza và Victor. Fêđia chửi mắng Artêmiep một trận rồi bỏ đi nhưng bị Artêmiep giữ lại, hắn hô hoán ầm ĩ và cảnh sát tới. Liza nhận được giấy triệu tập của tòa, mặt chị tái mét và run rẩy khi biết tin Fêđia còn sống.

6. Tại phòng hỏi cung, Liza và Victor đều khai rằng họ không hề biết chuyện Fêđia còn sống. Fêđia kể lại toàn bộ sự việc cho dự thẩm nghe và bị bắt giam. Fêđia đối diện với chính mình, giờ đây anh chỉ là một xác chết, anh chẳng sợ điều gì cả. Fêđia cầu xin Liza và Victor tha thứ cho những tội lỗi mà anh đã gây ra cho họ. Fêđia trao đổi với trạng sư Pêtrusin:

Fêđia: Tôi không muốn và sẽ không nói. Ông chỉ cần nói cho tôi biết: trong

tình hình tồi tệ nhất thì có thể xảy ra chuyện gì?

Pêtrusin: Tôi đã nói với ông rồi: tình hình tồi tệ nhất là bị đày đi Xibir. Fêđia: Nghĩa là ai bị đi đày?

Pêtrusin: Cả ông lẫn vợ ông.

Fêđia: Thế còn trong tình hình tốt đẹp nhất?

Pêtrusin: Đi sám hối ở nhà thờ và cố nhiên phải hủy bỏ cuộc hôn nhân thứ

hai.

Fêđia: Thế là người ta lại gắn bó tôi với cô ấy, nghĩa là cô ấy với tôi? Pêtrusin: Hẳn là phải thế thôi...

Fêđia: Thế không thể có cách giải quyết nào khác à? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pêtrusin (vừa đi ra vừa nói): Không có cách nào khác cả. [7, tr. 379]. 7. Fêđia không thể chấp nhận phán quyết của tòa. Liza không thể bị đi đày, còn việc anh và Liza lại trở về sống với nhau như trước đây càng

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại trong kịch L.Tolstoy (Trang 30)