6. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Xung đột đa bình diện mang ý nghĩa thời sự
Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Trong phạm vi văn học, loại văn bản kịch được nêu ra thực chất là phần văn bản của tác phẩm kịch (kịch bản văn học). Do kịch thường được viết ra để diễn trên sân khấu trước một tập thể khán giả trong một thời gian nhất định, nên tác phẩm kịch không thể chứa đựng một hiện thực rộng lớn như truyện, cũng không thể lắng lại trong những mạch chìm của cảm xúc, suy nghĩ như thơ ca, mà kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả. Trong xung đột kịch, những vấn đề thuộc bản chất của hiện thực được dồn nén, quy tụ, nổi bật.
Xung đột kịch cần phải phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội và thời đại, nói cách khác là luôn mang tính lịch sử cụ thể. Ở những thời đại khác nhau có những xung đột khác nhau. Ở thời cổ đại, đó là sự xung đột giữa thế giới quan thần linh, tư tưởng định mệnh với khát vọng làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân của con người. Trong xã hội nô lệ, đó là xung đột giữa những người nô lệ muốn đấu tranh giành lại tự do với bọn chủ nô. Trong xã hội phong kiến, đó là xung đột giữa một bên là uy quyền của vua chúa, quan lại với người dân bị áp bức và đòi được giải phóng. Trong thời kì hiện đại, các xung đột thường xoay quanh những vấn đề cách mạng và phản cách mạng, cái thiện, cái ác, cái mới, cái cũ, cái tốt, cái xấu...
Xung đột là một trong những đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất của một vở kịch. L.Tolstoy đã nói ngắn gọn về đặc trưng cơ bản của kịch:“Kịch là xung đột”. Kịch phải đặt những vấn đề lớn trước dư luận xã hội: “Tác phẩm kịch (thi ca) bộc lộ rõ nhất bản chất của bất kì nghệ thuật nào. Kịch trình bày những tính cách và những tình huống đa dạng nhất của con người, nêu ra trước mắt họ, đặt tất cả bọn họ vào tình thế buộc phải
giải quyết vấn đề sống còn mà con người chưa giải quyết và buộc họ hành động, xem xét để tìm hiểu xem phải giải quyết vấn đề như thế nào [9, tr. 12]. Xung đột là cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm, đến nhịp độ dồn dập khác thường của cốt truyện. Xung đột là động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm xác lập nên những quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch. Thiếu xung đột, tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại, sẽ trở thành vô nghĩa (theo cách nói của Arixtốt). Nói về vai trò của xung đột kịch, nhà viết kịch Xô viết nổi tiếng Pô- gô- đin khẳng định: “Xung đột là điều kiện quan trọng đầu tiên của tác phẩm, nó mang lại cho tác phẩm kịch sự sống và sự vận động” [29, tr.169]. Xung đột được hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn của đời sống xã hội. Kịch giải quyết nhiều mối quan hệ xã hội, do đó mỗi xung đột kịch đều phải có ý nghĩa xã hội. Xung đột kịch chính là sự phản ánh bằng nghệ thuật những mâu thuẫn chủ yếu và cơ bản của cuộc sống.
Sống gần trọn thế kỉ XIX và thập niên đầu tiên của thế kỉ XX, L.Tolstoy đã chứng kiếm bao thăng trầm của lịch sử xã hội Nga thời bấy giờ. “Ông đã đặt ra trong sáng tác của mình biết bao vấn đề to lớn của thời đại và đất nước. L.Tolstoy am hiểu tuyệt vời nước Nga nông thôn, địa chủ và nông dân. Mượn lời Tolstoy, có thể nói các vở kịch của ông thể hiện: “Tình trạng man rợ khủng khiếp mà nhân dân đang sống”. Ông nêu lên đòi hỏi bức bách của nhân dân về ruộng đất và lớn tiếng đòi xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ. Ông đưa lên sân khấu sự tương phản gay gắt giữa cảnh sống cùng khốn của nông dân và cuộc sống xa hoa của quý tộc” [9, tr.10].
Vở Quyền lực bóng tối của L.Tolstoy đã phơi bày tình trạng man rợ khủng khiếp trong cuộc sống của nông dân Nga thời ông sống. Bao trùm
nông thôn Nga lúc đó là thế lực đồng tiền. Thêm vào đó là sự dốt nát của nông dân, sự u mê trong sinh hoạt của nông thôn Nga.
Từ câu chuyện về một vụ án hình sự mà L.Tolstoy đã nghe kể lại và tiếp xúc trực tiếp với bị cáo, ông đã hư cấu thêm và dựng thành kịch nhằm khám phá mâu thuẫn trong cuộc sống của nông thôn Nga đương thời, những diễn biến tâm lý phức tạp của nông dân trong sự phát triển kinh tế xã hội ở Nga.
Kết cấu của vở kịch rất chặt chẽ. Xung đột ngày càng tăng từ hồi này qua hồi khác, dẫn đến cao trào, đỉnh điểm. Ngay từ hồi một, xung đột chính được tạo ra từ hàng loạt mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa Piôt (nông dân khá giả, 42 tuổi, đã lấy vợ lần hai, ốm yếu) với Nikita (người làm công của họ, 25 tuổi, một anh chàng đỏm dáng). Bác nông dân chủ nhà Piôt là một người tham công tiếc việc, tuy bị ốm nặng chỉ đi lại loanh quanh được trong nhà nhưng luôn lo tính tới việc cày ruộng, bới khoai, giữ gìn và phát triển cơ nghiệp. Piôt lo lắng cho lũ ngựa, gọi Nikita đi lùa ngựa về nhưng Nikita vẫn ham chơi, đang hát hò nói vọng vào Cứ thư thả rồi tôi sẽ lùa. Piôt thấy bọn làm công thật là tệ, thật là của nợ, nếu mà có sức khỏe thì đến một ngày ông cũng không thuê bọn này. Nó là thằng lười, chả biết làm ăn gì cả. Thích thì nó làm, không thích thì thôi.
Ngoài mâu thuẫn với người làm công thì trong gia đình mâu thuẫn vợ chồng, rồi dì ghẻ con chồng cũng rất gay gắt. Piôt và vợ là Anixia không giấu diếm sự căm ghét nhau. Piôt muốn đuổi hết bọn làm công đi, còn Anixia không muốn tiếp tục một mình làm việc quần quật như trâu bò cả ngày:
Anixia: Tôi sẽ không làm cho ông nữa đâu, đủ lắm rồi, tôi sẽ không làm
nữa. Ông tự làm lấy.
Piôt: Đủ rồi đấy, làm gì mà nổi cơn tam bành lên thế? cứ y như con cừu cái
Anixia: Chính ông là con chó dại ấy! chẳng trông cậy vào ông được việc
gì, cũng chẳng vui thú gì. Ông chỉ biết nhiếc móc thôi, đúng là đồ chó dại... Đồ quỷ chết giẫm, đồ mặt mẹt [7, tr.12].
Mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng cũng rất khốc liệt:
Akulina: Sao dì lại rủa bố thế?
Anixia: Việc gì đến mày, đồ ngốc. Câm mồm đi.
Akulina: Tôi biết vì sao dì lại rủa bố rồi. Chính bà ngốc thì có. Đồ chó. Tôi
không sợ bà đâu.
Anixia: Mày muốn gì? (đứng phắt dậy và tìm cái gì để đánh). Liệu hồn, rồi
tao sẽ cho mày ăn đòn.
Akulina: Dì là đồ chó, đồ quỷ! Đồ quỷ, đồ chó, đồ chó, đồ quỷ! [7, tr.13] Không dừng lại ở đó, mối tình tay ba giữa Nikita với Anixia và Akulina là một quả bom nổ chậm và nó có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Nikita là kẻ thích ăn diện, chơi bời, sống buông thả, là tay mê gái như lời Matrena mẹ của anh ta nhận xét. Nikita quyến rũ Marina, (cô gái mồ côi 22 tuổi) hứa lấy cô nhưng chơi bời sau một thời gian thì Nikita cắt đứt quan hệ với Marina để xóa bỏ tội lỗi. Nikita hứa với Anixia: Dứt khoát anh sẽ không bỏ em. Nhưng với Akulina thì Nikita cũng đưa đẩy: Tại sao anh lại không yêu em nữa?.
Nikita gian díu gần như cùng một lúc với ba người phụ nữ. Vì ham hưởng lạc, sống vô trách nhiệm nên Nikita biện minh cho mình : Còn như việc đàn bà đều yêu anh thì anh đâu có lỗi, đơn giản thế thôi [7, tr.15]. Nikita còn bộc lộ một quan niệm sống phi đạo đức, không có đức tin, coi thường chúa: Người ta bảo thề láo là đáng sợ. Toàn chuyện ngớ ngẩn cả. Mỗi một lời nói hão thôi ấy mà, có gì đâu. Rất đơn giản. Còn Akim, bố của Nikita thì đinh ninh rằng: Không có chúa thì mọi việc tệ hại vô cùng.
tưởng đạo đức và cách ứng xử cũng khác nhau. Akim là người giàu lòng tự trọng, nhân ái, độ lượng và sống với đức tin rằng chúa là hiện thân cao nhất của đạo lý và lương tâm con người. Ông luôn khuyên răn Nikita sống lương thiện, tránh xa vòng tội lỗi. Nhưng Matrena lại là người đàn bà lọc lõi, ranh mãnh,vụ lợi, nhiều mưu mẹo đen tối. Matrena xúi giục Anixia đầu độc chồng và tiếp tay, xô đẩy con trai vào con đường tội lỗi.
Sau khi Nga hoàng Aleksandr II thực hiện cuộc cải cách nông nô 1861, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển nhanh chóng. Khi kinh tế thị trường phát triển thì quyền lực của đồng tiền ngày càng lớn. L.Tolstoy đã miêu tả những xung đột mang ý nghĩa thời sự - xã hội nóng bỏng cùng với những diễn biến tâm lý phức tạp của nông dân trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nước Nga.
Trong vở Quyền lực bóng tối, xung đột ngày càng phát triển. Đồng tiền là trung tâm của mọi xung đột kịch. Đồng tiền có một sức mạnh và ma lực ghê gớm. Tiền làm con người mê muội đầu óc, con người có thể làm tất cả chỉ vì tiền.
Matrena thuyết phục và xúi giục Anixia đầu độc chồng để Nikita thế chỗ Piôt. Matrena chạy vạy, chen lấn khắp nơi đến chồn chân mỏi gối để lo liệu trước cho Nikita. Bà nhờ ông Ivan Môxêits suy xét việc: Có một nông dân góa vợ, người này lấy vợ kế và có con với cả vợ trước lẫn vợ kế. Nếu như người nông dân đó chết đi thì liệu một người nông dân khác có được lấy người đàn bà góa đó không? Liệu người nông dân này có thể gả chồng cho các cô con gái, còn bản thân thì ở lại nhà đó được không? Ông ấy bảo được, chỉ có điều phải mất nhiều công sức. Có tiền thì có thể lo liệu được việc đó, còn không tiền ấy à, thì chả nên cơm cháo gì đâu [7, tr. 43-44].
Anixia thì cố tìm mọi cách xem Piôt cất giấu bọc tiền ở đâu và Matrena đã phát hiện ra tiền để ở trong mình ông ta, nó được buộc ở đầu
một cái dây đeo. Anixia run sợ trước tội ác đầu độc chồng, nhưng được Matrena truyền cho thói liều lĩnh táo tợn và sức mạnh cám dỗ của đồng tiền nên đã ra tay sát hại chồng và lấy bọc tiền đưa cho Nikita. Nikita đã cất giấu số tiền lấy được của Piôt.
Sức mạnh của đồng tiền đẩy xung đột trở nên thêm căng thẳng. Trở thành ông chủ, lại có sẵn tiền trong tay, Nikita thuê bác Mitrits làm giúp việc, còn mình thì rong chơi, tiêu tiền hoang phí kinh khủng. Nikita còn công khai gian díu với Akulina, đưa Akulina ra tỉnh ăn chơi, mua sắm. Anixia lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa. Đầu độc chồng trước, Anixia lại bị chồng mới phụ bạc, hắt hủi, ruồng rẫy. Nhưng khốn nỗi Anixia lại mê Nikita và trước mặt Nikita thì Anixia hồn bay phách lạc, như con gà rù và không có gan chống lại. Mâu thuẫn dì ghẻ con chồng giờ đây chuyển thành mâu thuẫn giữa hai tình địch nhằm giành ngôi bà chủ. Họ đã chửi thằng vào mặt nhau:
Anixia: Đồ đĩ, mày ăn nằm với chồng người khác. Akulina: Còn mày thì đã giết chồng
Axinia: Mày nói láo
Nikita: Anixia, cô quên rồi à?
Anixia: Anh dọa tôi à? tôi không sợ anh đâu! Nikita: Cút, cút ra ngoài kia!
Anixia: Đi đâu? tôi không đi khỏi nhà tôi.
Nikita: Tao bảo cút, và đừng hòng vác mặt về [7, tr. 60].
Nikita đứng hẳn về phía Akulina, anh ta nói với Akulina: Anh là ông chủ. Anh muốn làm gì thì làm. Anh không yêu nó nữa, anh yêu em. Thích ai thì anh yêu người đó, đó là quyền của anh. Còn nó, anh sẽ giam cổ lại. Anh cho nó ở đây này (chỉ dưới chân mình) [7, tr. 62]. Được Nikita cưng chiều, Akulina lên mặt: Em sẽ tống cổ nó ra khỏi nhà. Nó không thể sống cùng em
được. Lúc này mâu thuẫn giữa mối tình tay ba Anixia - Nikita - Akulina đã gay gắt tới mức một mất một còn chứ không thể chung chạ, không thể hàn gắn được nữa.
Xung đột giữa Nikita và bố anh ta cũng ngày càng căng thẳng. Ngựa chết. Akim đến xin Nikita giúp ít tiền để mua con ngựa mới. Chứng kiến cảnh đánh ghen giữa Anixia và Akulina, chứng kiến cảnh con trai bê tha rượu chè tiêu sài phung phí, sống buông thả, sa đọa, Akim trả lại tiền và ra về ngay giữa đêm đông giá rét. Ông không thể ở lại thêm một giây phút nào nữa, ông thà ngủ đêm dưới bờ giậu còn hơn là nằm trong cái nhà nhơ bẩn của Nikita. Akim kinh tởm và bước đi vội vã...
Sự tác oai tác quái của đồng tiền đã đẩy xung đột kịch lên đến đỉnh điểm. Khi Akulina có mang sắp đến ngày sinh đẻ, vốn là kẻ lăn từ trên lò sưởi xuống là đã nghĩ ra được bảy mươi bảy mưu mẹo, Matrena định dùng tiền để nhử ông mối bà mối hòng gả chồng cho Akulina để che dấu tội lỗi cho con trai: Về khoản tiền, bác chả phải bàn, những thứ gì bố mẹ cho cô ấy đều là của cô ấy cả. Thời buổi này dễ gì cho trăm rưỡi bạc [7, tr. 67]. Nhưng mọi việc diễn ra không như dự tính. Chưa kịp làm đám cưới thì đứa con bất hợp pháp của Nikita và Akulina ra đời. Để che dấu tội lỗi, Nikita buộc phải làm theo lệnh và sự ép buộc của cả mẹ lẫn vợ. Nikita đã dùng tấm ván đè chết đứa bé trong hầm. Sau khi phạm tội ác Nikita đâm ta hoảng loạn và cắn rứt lương tâm. Xung đột đã đạt tới độ gay gắt cực điểm.
Cảnh đám cưới của Akulina đồng thời cũng là mở nút của vở kịch. Xung đột được giải quyết triệt để khi Nikita tỉnh ngộ và tự thú trước tất cả mọi người. Anh đã phải trả giá cả cuộc đời mình cho những dục vọng xấu xa, đê tiện.
Xung đột trong kịch truyền thống luôn luôn được phát triển, được đẩy tới cao trào và cuối cùng được giải quyết. Trong vở Lão hà tiện của
Môlie, xung đột phát triển xoay quanh nhân vật Arpagông, một người tù khổ sai của đồng tiền. Arpagông không phải chỉ là con người hà tiện trong văn học cổ, chỉ biết khư khư ôm ấp đống vàng, hắn là một tay tư sản giàu sụ của thời đại, đương tích cực tìm mọi phương kế kiếm cho thật nhiều tiền để tích luỹ, một tên cho vay nặng lãi của thời đại mới, đem đồng tiền sinh lợi, và ham lợi đến quên cả bổn phận làm cha, mất cả tình máu mủ và mất cả tính người, trở nên điên rồ và lố bịch. Arpagông đã tìm mọi cách cưới cho con trai mình một bà góa phụ giàu có để có nhiều của hồi môn, đồng thời muốn gả con gái cho một ông già để không phải mất chút của hồi môn nào cả. Cả cuộc đời lão chỉ biết ky bo làm tôi đòi cho những đồng tiền vàng, lão luôn giữ chặt cái túi tiền của mình như lo sợ có kẻ nào đó sẽ cuỗm mất của lão. Đến lúc phát hiện ra bị mất cái tráp tiền, lão đã đau đớn đến tột cùng. Vì tiền mà Arpagông trở nên điên dại và ngờ nghệch đáng thương. Lão mải mê với những đồng tiền vàng mà bỏ lại sau lưng tất cả những giá trị khác của cuộc sống. Vì tiền lão sẵn sàng để mất hết bạn bè và những người thân cận nhất của mình, sẵn sàng từ bỏ tình cha con.
Sự phát triển nhanh chóng nhưng muộn màng của chủ nghĩa tư bản Nga vẫn không thể thay đổi một thực tế là nước Nga là vẫn là một nước nông nghiệp với mối quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tàn tích của chế độ nông nô vẫn còn tồn tại sâu rộng ở nước Nga thể hiện rõ nét ở việc phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc, địa chủ. 2/3 ruộng đất