Các loại nhân vật kịch

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại trong kịch L.Tolstoy (Trang 51)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Các loại nhân vật kịch

Xây dựng nhân vật luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn trong quá trình lao động nghệ thuật. Nó biểu hiện tài năng, tư tưởng nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Nhân vật văn học là hình ảnh về con người. Trong vai trò của mộtngười thư ký trung thành của thời đại” (Balzac), văn học trở thành một phương thức khái quát, phản ánh và thể hiện cuộc sống bằng những hình tượng nhân vật cụ thể vô cùng hữu hiệu. Do vậy, vai trò, chức năng quan trọng đầu tiên phải kể đến của nhân vật văn học là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực. “Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, một loại người nào đó, một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định” [5, tr. 102]. Nhân vật phải là đứa con tinh thần do nhà văn sáng tạo ra, là kết quả của một quá trình thai nghén, mang nặng đẻ đau của người nghệ sỹ. Nhà văn phải tưởng tượng, hình dung ra cuộc đời nhân vật, tìm hiểu về quá khứ, hiện tại, tiên đoán những bước phát triển trong tương lai, tìm hiểu lại những kỷ niệm, những quan hệ xã hội của các nhân vật. Và có như vậy mới tạo cho nhân vật một bề dày, một sức sống riêng biệt.

Nhân vật là công cụ tạo nên thế giới nghệ thuật, tái hiện con người với những đặc điểm về tính cách , số phận và chiều hướng con đường đời. Mỗi nhân vật luôn được đặt trong không gian, thời gian nhất định với đời sống tâm lý riêng, nên một cách hiển nhiên, nó là tâm điểm để tạo ra các mối quan hệ xã hội, là đối tượng để đánh giá các quan niệm đạo đức. Nó có những quy luật nội tại và những bậc thang giá trị riêng.

Nhân vật là chìa khóa giúp cho nhà văn mở rộng đề tài, giúp cho tác phẩm có tầm bao quát sâu rộng. Sự phát triển của cốt truyện cũng như tình tiết, xung đột đều xoay quanh các nhân vật trong tác phẩm, qua đó tác giả gửi gắm những giá trị nội dung và tư tưởng của mình. Như vậy có thể nói rằng nhân vật sẽ quyết định đến màu sắc và tính chất của tác phẩm.

Việc phân chia các loại hình nhân vật cũng rất đa dạng. Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ. Xét về phương diện hệ tư tưởng có nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Các kiểu cấu trúc nhân vật cũng rất đa dạng: có kiểu nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng... Tập hợp của các cá thể nhân vật sẽ tạo nên một thế giới nhân vật. Ở đó truyền tải ý đồ nghệ thuật của tác giả với những quan niệm nghệ thuật, cách nhìn nhận và thể hiện con người. Thế giới nhân vật chính là phần tất yếu trong thế giới nghệ thuật của người cầm bút.

Trong Quyền lực bóng tối nhân vật trung tâm là Nikita, xuyên suốt vở kịch những xung đột chính đều xoay quanh Nikita với những mối quan hệ tay tư cùng Anixia, Akulina và Marina và xung đột lên đến đỉnh điểm khi Nikita phạm vào tội ác tày trời là giết chết đứa trẻ sơ sinh trong hầm. Akim là nhân vật phụ và những xung đột gắn với Akim như xung đột giữa hai bố con Akim và Nikita càng tô đậm thêm sự ăn chơi sa đọa của Nikita trong kịch phẩm. Bên cạnh đó nhân vật tư tưởng-đạo đức tương ứng với

xung đột trên bình diện tư tưởng-đạo đức. Như trong vở Xác thây sống có nhiều nhân vật, nhưng chỉ có một nhân vật trung tâm là Fêđia. Mọi nhân vật đều xoay quanh và góp phần làm rõ nét tính cách nhân vật trung tâm. Các cảnh, các lớp tiếp nối nhau phơi bày tâm hồn phong phú, phức tạp, mâu thuẫn của nhân vật trung tâm đó. Fêđia từ một công chức nhà băng, một “quý tộc về tâm hồn” đã rơi vào cuộc sống phóng đãng hàng chục năm nay, anh mượn rượu tiêu sầu và thành người chồng tồi tệ. Lựa chọn con đường ra đi là Fêđia muốn giải thoát cho Liza. Fêđia đồng ý để vợ li dị, chỉ có điều anh không chấp nhận những điều kiện nặng nề, giả dối khi làm thủ tục li dị. Gửi cho Liza bức thư tuyệt mệnh, Fêđia coi như mình đã chết và anh bắt đầu một cuộc sống mới với Masa. Sự việc vỡ lở khi Fêđia kể về cuộc đời mình cho bạn nghe. Không chấp nhận được kết cục của tòa, Fêđia lựa chọn từ bỏ cuộc sống để trả lại sự bình yên cho Liza.

Maxim Gorky cho rằng : “Kịch, bi kịch, hài kịch là thể loại khó nhất trong văn học, khó là vì một vở kịch đòi hỏi mỗi nhân vật trong vở kịch phải thể hiện tính cách bằng lời nói và hành động, không có lời mách bảo, gợi ý của tác giả.(...). Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi, nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại, chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả. [31, tr.117].

Các nhân vật dù lớn hay nhỏ đều được khắc họa tính cách, đều được đặt trong những hoàn cảnh thích hợp để tự bộc lộ hành động và tính cách với phép biện chứng tâm hồn. Bởi vậy mà không có gì lạ khi cuộc sống hiện tại trở thành nguồn đề tài bất tận và con người hiện tại là đối tượng chính trong những tác phẩm kịch của ông.

Bản thân kịch là mâu thuẫn và xung đột, trong đó luôn có sự đấu tranh giữa các lực lượng đối lập nhau. Điều này đồng nghĩa với việc các

nhân vật trong kịch cũng thường xuyên được đặt trong sự mâu thuẫn, hoặc giữa cá nhân với nhau, hoặc cá nhân với tập thể, hoặc trong bản thân một cá nhân. Kịch L.Tolstoy cũng không là một ngoại lệ. Không chỉ vậy, một đặc điểm lớn trong kịch L.Tolstoy là tiếng nói đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho con người và khát khao hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại trong kịch L.Tolstoy (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)