Các hình thức tổ chức lời thoại

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại trong kịch L.Tolstoy (Trang 59)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Các hình thức tổ chức lời thoại

2.3.1. Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật là lời trực tiếp do nhân vật nói lên trong tác phẩm. Ở nghệ thuật kịch, ngôn ngữ nhân vật đặc biệt quan trọng. Do hạn chế về không gian, thời gian biểu diễn và do đặc điểm của kịch: tác giả không được phép lộ mặt, cho nên, ngôn ngữ đối thoại là hình thức chủ yếu của ngôn ngữ kịch, thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với một vở kịch. Đặc trưng của lời nói trong kịch là lời nói có nhiệm vụ kép: vừa thay tác giả làm nhiệm vụ dẫn dắt tình tiết, diễn biến kịch, vừa đảm đương chức

năng ngôn ngữ nhân vật. Lời nói phải vừa thích hợp với nhân vật, vừa phải diễn đạt được ý đồ của tác giả. Bởi vậy, ngôn ngữ nhân vật trong kịch là ngôn ngữ có tính chất tổng hợp, vừa đầy kịch tính vừa bao hàm cả yếu tố tự sự và trữ tình, hàm súc, dư ba, đầy giá trị triết học. Thậm chí có câu nói có thể làm tiêu tan một sự nghiệp, hoặc làm sống lại một đời người.

Nếu như trong các tác phẩm tự sự, nhân vật bên cạnh sự tự bộc lộ của bản thân còn được sự hỗ trợ của ngôn ngữ tác giả, thì kịch đòi hỏi mỗi nhân vật trong vở phải tự biểu hiện tính cách bằng lời nói và hành động, không có sự can thiệp tự do của tác giả.

“Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi, nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả... Muốn cho các nhân vật có được giá trị nghệ thuật và sức thuyết phục xã hội... phải làm sao cho ngôn ngữ của mỗi nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện tối đa...”(M.Gorky) [5, tr. 208].

Có thể nói, trong kịch, ngôn ngữ nhân vật là phương tiện quan trọng nhất để thể hiện tính cách, bộ mặt tâm lý và cuộc đấu tranh nội tâm của các cá nhân, đồng thời là chất liệu để tạo nên xung đột kịch. Nó giữ vai trò quyết định, thậm chí có tính chất tối hậu đối với giá trị tư tưởng và nghệ thuật của một vở kịch.

Do đó, ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách, ngôn ngữ biểu hiện đặc điểm, phẩm chất của nhân vật. Đúng như M.Gorky đã nói : “Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi”.

Ngôn ngữ kịch còn mang tính hành động, tức là thứ ngôn ngữ mang đặc tính tranh luận, biện bác, tác động trực tiếp và thúc đẩy mâu thuẫn, xung đột tăng tiến tạo kịch tính với những sắc thái tấn công phản công;

thăm dò lảng tránh; chất vấn chối cãi; thuyết phục phủ nhận; cầu xin từ chối; đe doạ, coi thường. Ngôn ngữ kịch thể hiện cao độ đặc tính sống động, giàu chất thông tục của ngôn ngữ đời thường.

Các dạng ngôn ngữ của kịch đòi hỏi phải mang tính khẩu ngữ, động tác hóa và tính cách hóa. Trước hết, đó là những lời đối thoại thông thường trong cuộc sống, phải có tác dụng khắc họa tính cách, nghề nghiêp, tuổi tác, trình độ văn hóa...của nhân vật. Nó mang sắc thái riêng của từng tính cách, do từ miệng nhân vật nói ra, chứ không phải do tác giả. Ngôn ngữ trong kịch đòi hỏi phải gắn liền mật thiết với động tác, điều này giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, tâm tư nhân vật, cảm được sắc mặt, họat động và trạng thái tâm lí của nhân vật.

Như vậy, trong văn chương, nhất là trong kịch, ngôn ngữ nhân vật giữ một vai trò quan trọng trong sự tự bộc lộ của nhân vật. Nó có chức năng biểu hiện thế giới nội tâm, đồng thời có chức năng như một hành động, một sự kiện đối với nhân vật khác, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, thúc đẩy sự phát triển của tính cách và tình tiết cốt truyện, qua đó góp phần phản ánh hiện thực bên ngoài nhân vật, bộc lộ tư tưởng nghệ thuật của tác giả và chủ đề tác phẩm.

2.3.2. Đối thoại

Đối thoại là hoạt động giao tiếp. Ðối thoại là một phạm trù rất rộng của đời sống nghệ thuật. Theo nghĩa thông thường, đối thoại là lời phát ngôn của con người trong khi giao tiếp với nhau, là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Trong tác phẩm văn học, đối thoại là hình thức ngôn từ xuất hiện từ lâu như một thủ pháp nghệ thuật hàng đầu để tái hiện con người và cuộc sống. Ðây là dạng ngôn ngữ chủ yếu trong kịch. Các lời đối thoại trong kịch phải sắc sảo, sinh động và có tác dụng hỗ trợ tương tác với nhau nhằm thể hiện kịch tính.

Đối thoại là hoạt động giao tiếp căn bản sử dụng hình thức nói năng giữa người này với người khác. Nó thường gồm hai yếu tố đặc trưng: trao lời và đáp lời, có sự tương tác qua lại, bởi giao tiếp luôn luôn có mục đích. Tùy năng lực sử dụng ngôn ngữ của mỗi người và điều kiện giao tiếp cụ thể mà sự tương tác của ngôn ngữ đối thoại có cường độ mạnh - yếu và có phạm vi ảnh hưởng về không gian, thời gian, số lượng đối tượng khác nhau. Nhiều khi lời nói có tác động khôn lường.

Lời đối thoại là lời trong giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như một phản ứng đáp lại lời nói trước. Lời đối thoại thường kèm theo các động tác cử chỉ biểu cảm và tạo nên bởi phát ngôn của nhiều người.

Trong tác phẩm văn học, lời đối thoại và độc thoại có thể thâm nhập vào nhau, đặc biệt là trong kịch. Lời độc thoại trần thuật có thể bao hàm đối thoại. Trong lý thuyết hội thoại hiện đại, đối thoại được xem là bản chất bao trùm quan trọng nhất của hoạt động lời nói. Do vậy đối thoại cũng được coi là một dạng thể hiện những diễn biến đấu tranh của nội tâm.

Với Tolstoy, giao tiếp và đối thoại giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Ngoài ra, L.Tolstoy còn sử dụng đối thoại để phân tích đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của con người. Tài năng nghệ thuật đối thoại của L.Tolstoy góp phần tái hiện một cách chân thực, sống động cuộc sống hiện tại trên từng lớp kịch, phản chiếu rõ nét tâm trạng con người đầy xáo động bất an trong thời kỳ chuyển biến dữ dội của đời sống Nga cuối thế kỷ XIX.

Trong nghệ thuật đối thoại, L.Tolstoy rất quan tâm miêu tả diễn biến cả quá trình đối thoại của các nhân vật tham gia. Ở mỗi quá trình đều có sự chuyển đổi linh hoạt giữa các hình thức đối thoại. Tình huống văn cảnh, tâm thế của người tham gia đối thoại có vai trò chuyển mạch cách thức, nội dung lời nói nhằm thúc đẩy cốt truyện và chủ đề phát triển.

Ngoài ra L.Tolstoy còn rất chú ý để làm nổi bật sắc thái riêng trong cách lập ngôn của từng nhân vật để góp phần khắc họa tính cách tâm lý. Mỗi loại nhân vật của L.Tolstoy đều được bộc lộ qua ngôn ngữ riêng. Lời nói của giới quý tộc có học thức như : Fêđia, Liza, Victor giàu chất trí tuệ, đôi khi chen tiếng Pháp; lời nói của cô gái zigan Masa và bố mẹ cô du dương, bóng bẩy, gần với các bài dân ca. Lời lẽ của quan tòa công thức, khô cứng. Với lối sống ích kỷ, trục lợi Matơrenna có thứ ngôn ngữ linh hoạt của một người từng trải, lọc lõi. Giới hạn trong sinh hoạt hàng ngày, Anixia và Akulina có ngôn ngữ thô tục, đáo để nhưng kém về trí tuệ. Akim là tiếng nói của Chúa, tuy ăn nói ấp úng không lưu loát, câu nói bỗng nhiên ngắt quãng và lại cứ ngắc ngứ với những “ái dà”, “nghĩa là”. Nhưng “mấy tiếng “ái dà” nổi tiếng đến mức mấy tiếng “ái dà” đó chứa đựng những ý tưởng sâu sắc” [9, tr. 130].

L.Tolstoy đưa lời ăn tiếng nói của nông dân vào kịch nhưng vẫn giữ được sự trong sáng của ngôn ngữ văn học. A.Chekhov ca ngợi ngôn ngữ kịch L.Tolstoy và tán thành chủ trương của L.Tolstoy không lạm dụng những cách phát âm sai, cách dùng từ không chuẩn của nông dân, bởi “tính chuẩn xác không tước mất tinh thần nhân dân của ngôn từ” [9, tr. 116]. Cuộc đối thoại sau đây cho ta thấy rõ điều đó:

Matrena: Việc cưới vợ thì có thể hoãn được, bác Piôt Ignatits ạ. Cảnh

nghèo túng nhà chúng tôi, chính bác cũng biết đấy, nghĩ đến chuyện cưới xin làm sao được. Đến ăn cũng chưa xong nữa là. Nói gì đến cưới với xin!...

Piôt: Các bác cứ bàn định xem thế nào cho tốt hơn.

Matrena: Việc cưới xin cũng chả đi đâu mà vội. Đó là việc trọng đại. Cơm

không ăn gạo còn đó.

Akim: Tôi muốn nghĩa là, ái dà... vì rằng tôi, nghĩa là, ái dà... có chút việc

ở ngoài tỉnh, đã tìm được chút việc kha khá, nghĩa là...

Matrena: Ôi dào, công việc gì! Đi cọ hố xí ấy mà. Hôm nọ ông ấy về nhà,

hôi ơi là hôi, thật tởm!

Akim: Thoạt đầu đúng như thế, ái dà, nghĩa là mùi ấy nó xốc lên tận mũi

nhưng rồi quen đi chả thấy sao cả, nghĩa là, ái dà cũng giống như bã rượu thối... Còn như về mùi hôi, nghĩa là, ái dà... cánh mình cũng chả nên phiền lòng. Với lại có thể thay quần áo cơ mà. Nghĩa là tôi muốn cho Nikiska ở nhà. Nghĩa là cứ để cho nó làm ở nhà còn tôi thì ái dà, sẽ ra tỉnh. [7,tr. 19].

Ngôn ngữ của nhân vật giống như ngôn ngữ của những con người ở ngoài đời sống thật bước vào từng trang kịch bản. Bằng tài năng kiệt xuất của mình, L.Tolstoy sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng để tạo nên một giọng điệu riêng, một phong cách riêng cho từng nhân vật của mình.

Liza: Thật xấu hổ nhưng tôi phải nói rằng điều tôi biết về cô gái Xưgan đó

đã hoàn toàn giải thoát tôi. Ông đừng nghĩ rằng đó là lòng ghen tuông. Ông biết không, đó không phải là lòng ghen tuông mà là sự giải thoát. Biết nói với ông thế nào...

Karênin: Lại gọi bằng ông rồi.

Liza: Với anh vậy. Nhưng anh đừng ngăn cản, đừng ngăn cản em nói ra

điều em em cảm thấy. Em đau khổ chủ yếu vì em cảm thấy em yêu cả hai người. Mà như thế có nghĩa em, em là một người đàn bà vô luân.

Karênin: Em là một người đàn bà vô luân?

Liza: Nhưng từ khi em biết rằng anh ấy có một người đàn bà khác, rằng có

lẽ em không cần thiết đối với anh ấy, từ lúc đó em đã được giải thoát và em cảm thấy rằng em có thể nói không dối trá rằng em yêu ông - yêu anh. Bây giờ em thấy lòng mình thanh thản và em chỉ còn đau khổ vì tình cảnh của mình. Chuyện ly dị này. Toàn là chuyện đau đớn như thế cả. Đó là sự chờ

đợi. [7, tr. 355-356].

Lời đối thoại giữa Liza và Krênin là lời nói của giới quý tộc có học thức, giàu chất trí tuệ, thể hiện rõ sự chuyển biến tình cảm và những rung động tinh tế trong tâm hồn Liza. Ngay ở cách xưng hô “Ông” cũng thể hiện phép lịch sự và khoảng cách cần thiết giữa Liza và Victor Krênin lúc này. Và khi biết Fêđia đã hết yêu mình và say mê Masa thì Liza cảm thấy mình được giải thoát hoàn toàn. Lúc này nàng tự tin bày tỏ với Victor “em yêu ông - yêu anh”.

Tiếp theo là ngôn ngữ đối thoại giữa Piôt và Anixia:

Anixia: Tôi sẽ không làm cho ông nữa đâu, đủ lắm rồi, tôi sẽ không làm

nữa. Ông tự làm lấy.

Piôt: Đủ rồi đấy, làm gì mà nổi cơn tam bành lên thế? cứ y như con cừu cái

quẩn chân.

Anixia: Chính ông là con chó dại ấy! chẳng trông cậy vào ông được việc

gì, cũng chẳng vui thú gì. Ông chỉ biết nhiếc móc thôi, đúng là đồ chó dại... Đồ quỷ chết giẫm, đồ mặt mẹt [7, tr.12].

Nếu chỉ nghe qua cuộc đối thoại trên thì độc giả không thể hình dung đó là cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng. Nhưng sự thật thì đây đúng là cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng bác nông dân Piôt. Sự căm ghét, thù hận đã thay thế cho tình yêu, và họ đã không ngần ngại chửi thẳng vào mặt nhau những lời lẽ thô lỗ, nhục mạ. Piôt bị ốm nặng nhưng luôn luôn lo lắng đến công việc gia đình, đồng áng, gia súc... nên bác luôn miệng sai bảo mọi người và còn muốn đuổi hết người làm đi vì không vừa ý. Mọi việc lớn bé trong nhà đều đến tay Anixia nên bà không muốn tiếp tục một mình làm quần quật như trâu bò suốt ngày, mâu thuẫn vợ chồng nóng bỏng đến nỗi Anixia thấy xấu hổ về con chó đực mũi to của mình và không muốn nhìn mặt lão nữa. Anixia quan hệ bất chính với người làm công trong nhà là

Nikita và muốn đầu độc giết chết lão chồng già của mình. Ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm thể hiện rõ tình trạng man rợ, u mê trong sinh hoạt ở nông thôn Nga thời bấy giờ. Từ cuối thế kỷ XIX, một loạt các nhà văn xem sự súc tích, kiệm lời của ngụ ngôn là mẫu mực cho sáng tác của mình. L.Tolstoy cũng không nằm ngoài quan niệm ấy. Vở Xác thây sống đã đánh dấu những đổi mới nghệ thuật kịch của L.Tolstoy. K. Lômunôp biểu dương tính hàm súc của tác phẩm: “Xác thây sống là một trong những vở kịch ngắn nhất của nền kịch cổ điển Nga” [9, tr 71].

L.Tolstoy đã chú ý xây dựng xung đột chìm và tả tính cách con người vừa đối lập vừa gần gũi nhau. Ngôn ngữ nhân vật được cá tính hóa để làm nổi bật thân phận và tính cách của họ. Theo thống kê của Nguyễn Hải Hà, đặc biệt L.Tolstoy thường dùng hình thức lời thoại buông lửng để diễn tả tâm trạng phân vân hoặc để gợi liên tưởng như: Fêđia (13 lần) và Liza (11 lần) [9, tr. 67].

Dưới đây là bảng khảo sát của chúng tôi về các lời thoại buông lửng trong vở kịch Xác thây sống:

Nhân vật Hồi kịch

Chi tiết lời thoại buông lửng

Liza 1 Vâng, anh ấy đã viết thư cho tôi rằng xem như mọi chuyện đã kết thúc . Tôi (cầm nước mắt)... bị xúc phạm đến nỗi... nhưng thôi, tóm lại tôi đồng ý đoạn tuyệt. Và tôi đã trả lời anh ấy rằng tôi chấp nhận sự cự tuyệt của anh ấy.

1 Nhưng không giận chứ?...

1 Mình không thể. Mình không thể. Thà...còn hơn... Mình không thể...

1 Mẹ giày vò con để làm gì? Không thế thì con cũng đã đau khổ lắm rồi, mà mẹ cứ như là cố ý muốn...

2 Thế ai đêm đêm không ngủ, ai đưa vị danh y này tới? Anh luôn luôn...

3 Không... Vâng... tất nhiên cháu nhớ. Cháu có đóng một vai. Ana Đmitriepna, xin bác thứ lỗi cho nếu cháu nói điều gì khiến bác khó chịu, nhưng cháu không thể, không biết giả dối. Cháu đến đây vì Victor Makhailôvits nói... Vì rằng anh ấy, nghĩa là vì bác muốn gặp cháu nhưng tốt hơn là nói ra tất cả... Cháu rất đau khổ...và bác là người nhân hậu.

3 Cháu... lẽ nào cháu lại...

3 Tôi tiếc là anh đã nghe thấy cả, - giá tôi đừng nói... 4 Thật xấu hổ nhưng tôi phải nói rằng điều tôi biết về cô

gái Xưgan đó đã hoàn toàn giải thoát tôi. Ông đừng nghĩ rằng đó là lòng ghen tuông. Ông biết không, đó không phải là lòng ghen tuông mà là sự giải thoát. Biết nói với ông thế nào...

4 Sao anh ấy lại...

Fêđia 1 Đừng nói chuyện. Đây là thảo nguyên, đây là thế kỷ mười, đây không phải là tự do mà là phóng khoáng... Bây giờ đến bài Đâu phải chiều hôm.

1 Không phải là độc đáo mà nó thật sự là... 1 Thế ra...

1 Hát mừng đi, mừng ngài Victor Makhailôvits... 2 Ta vào đây. Chà, chà. Hóa ra cô. Phải, phải...

2 Cám ơn em, Sasa yêu quý. Đối với tôi, cô sẽ mãi mãi là một kỷ niệm quý giá... Nhưng thôi vĩnh biệt con chim

Một phần của tài liệu Đặc trưng thể loại trong kịch L.Tolstoy (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)