Bài học kinh nghiệm về việc xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 66)

Ngân hàng là một ngành kinh doanh cĩ nhiều rủi ro. Ngân hàng nào khơng chấp nhận rủi ro thì sẽ khơng cĩ lợi nhuận. Do đĩ, những khoản nợ xấu là một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, khơng cĩ gì là bất thường .

Đúng vậy, kinh doanh thì phải chấp nhận rủi ro, vấn đề là rủi ro ở mức độ nào và chúng ta cần cĩ thái độ tích cực trong việc khắc phục những khoản nợ cĩ rủi ro. NH trong quá trình xử lý nợ xấu đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để làm

62

sao cho việc thu hồi nợ đạt được kết quả tốt nhất.

Thứ nhất, phải xác định tư tưởng “dám làm dám chịu”, dám đương đầu với

những khĩ khăn để giải quyết hậu quả mình đã gây ra với quyết tâm xử lý nợ xấu tận gốc bằng hành động quyết liệt.

Thứ hai, phân tích, đánh giá từng khách hàng cụ thể, tùy thuộc vào đặc điểm và

thái độ hợp tác của khách hàng mà cĩ biện pháp khác nhau. Ví dụ:

- Với những khách hàng khơng cịn năng lực sản xuất, hồn tồn mất khả năng thanh tốn thì dùng biện pháp phát mại tài sản để thu hồi nợ.

- Với những khách hàng chây ỳ, thiếu ý thức trả nợ, cĩ thái độ khơng hợp tác thì kiên quyết phát mại tài sản.

- Với những khách hàng gặp khĩ khăn, thua lỗ nhiều, nhưng cĩ thiện chí trả nợ và xu hướng cĩ thể phục hồi được thì NH sẽ sát cánh cùng với khách hàng, tạo mọi điều kiện, thậm chí cấp thêm tín dụng cho khách hàng để khách hàng cĩ điều kiện vượt qua giai đoạn khĩ khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, cĩ tiền trả nợ cho ngân hàng.

Thứ ba, kinh nghiệm thu hồi nợ xấu khơng chỉ nằm ở các biện pháp ngiệp vụ

để giám sát, đơn đốc khách hàng mà chính là ở vấn đề “giải phĩng” những suy nghĩ của khách hàng khơng hướng đến sự xa cách, khơng hướng đến sự đối phĩ và thiếu hợp tác… Khách hàng càng khĩ khăn, ngân hàng càng gắn bĩ, đặt vị trí của Ngân hàng vào vị trí của khách hàng để tìm hướng giải quyết vấn đề “thấu tình đạt lý”, vừa đảm bảo thu được nợ mà vẫn giữ chặt được khách hàng khơng thốt ra khỏi sự kiểm sốt của Ngân hàng.

Thứ tư, cán bộ làm cơng tác xử lý nợ cần được giải phĩng khỏi tư tưởng cho

rằng mình hẩm hiu, thua thiệt khi được giao nhiệm vụ, mà cần phải hiểu rằng đây là cơng việc tạo ra thu nhập cho Ngân hàng. Về mặt chuyên mơn, phải xử lý các mối quan hệ với khách hàng và đối tác xử lý nợ đa dạng và phức tạp, đặc

63

biệt là những trường hợp gặp khĩ khăn trong kinh doanh, thiếu thiện chí hợp tác… thì nhiệm vụ luơn phải kiên trì, nỗ lực trước nhiều sự bế tắc, dễ bi quan…. Do đĩ, việc phân cơng cán bộ cần cĩ sự cân nhắc, chọn cán bộ đủ nhiệt tình, quyết tâm và cĩ kinh nghiệm, hiểu biết cơng tác tín dụng, cơng tác khách hàng. Tĩm lại, xử lý nợ xấu là điều khơng đơn giản, địi hỏi cán bộ Ngân hàng phải cĩ chiến lược riêng cho từng khách hàng cụ thể, vừa kiên quyết vừa mềm mỏng. Ngồi nghiệp vụ chuyên mơn thì cũng cần cĩ kinh nghiệm xử lý cho đơi bên cùng cĩ lợi, giữ được mối quan hệ gắn bĩ thân thiết với khách hàng để khi khách hàng qua được giai đoạn khĩ khăn thì sẽ ủng hộ Ngân hàng nhiều hơn. Mục tiêu cuối cùng là thu hồi được nợ nhiều nhất.

2.3 Hạn chế của QĐ 493 và QĐ sửa đổi 18 về phân loại nợ và trích lập dự phịng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 66)