Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung (Trang 42)

3.2.1. Thực trạng chất lƣợng đôi ngũ cán bộ công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung

3.2.1.1 Đánh giá về số lượng cán bộ Công đoàn

Số lượng cán bộ Công đoàn của TCT Miền Trung tăng qua các năm và ngày càng có nhiều đóng góp vào công việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động cũng như chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV toàn TCT.

Biểu đồ 3.5 : Số lƣợng CBCĐ của TCT Miền Trung năm 2011 - 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Với sự tuyên truyền, vận động của BCHCĐ và tin tưởng của CBCNV nên số lượng CBCĐ được tín nhiệm và bầu chọn ngày càng cao và nhiều người tình nguyện gia nhập vào đội ngũ BCHCĐ để thực hiện chức năng của công đoàn trong tổ chức. Tỷ lệ CBCĐ/CBCNV tăng qua các năm, phần nào chứng tỏ được sự hoạt động rộng khắp

33

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ CBCĐ/CBCNV của TCT Miền Trung năm 2011 - 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Với số lượng CBCĐ ngày càng tăng thì các chức năng của công đoàn ngày càng được thực hiện tốt hơn, đáp ứng nhu cầu và làm thỏa mãn các đòi hỏi của CBCNV về việc bảo vệ lợi ích cũng như các hoạt động phong trào, tập thể và đời sống tinh thần của CBCNV, giúp họ gắn bó hơn với TCT và cống hiến năng lực của mình hơn nữa.

3.2.1.2 Trình độ chuyên môn cán bộ Công đoàn

Tại TCT Miền Trung thì đội ngũ CBCĐ có trình độ chuyên môn tương đối cao, tất cả đều có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó tỷ lệ CBCĐ có trình độ cao đẳng chiếm 32% tập trung là các CBCĐ tại các cơ sở sản xuất và công ty con, tỷ lệ CBCĐ có trình độ đại học chiếm đa số tới 57% và thạc sỹ tiến sĩ chiếm 10%.

Với đội ngũ CBCĐ có trình độ cao như vậy rất thuận tiện trong việc tiếp thu các chính sách mới của nhà nước và các cơ quan ban ngành lien quan đến quyền lợi và chế độ của người lao động cũng như tham mưu tư vấn với Ban lãnh đạo TCT trong việc xây dựng chế độ, chính sách cho TCT cũng như các công ty thành viên.

34

Biểu đồ 3.7 : Cơ cấu CBCĐ theo trình độ chuyên môn của TCT Miền Trung năm 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Trình độ văn hóa là yêu cầu cơ bản đối với người cán bộ công đoàn. Văn hóa được hiểu là kiến thức nhận thức về bản chất sự việc. Trong đó bao gồm: Am hiểu chính sách pháp luật nhà nước liên quan đến vấn đề lao động, am hiểu về tổ chức công đoàn, am hiểu về tổ chức bộ máy và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị…Có như vậy, người cán bộ công đoàn khi được phân công đại diện tổ chức công đoàn phối hợp cùng chuyên môn cùng cấp tham gia xây dựng các nội quy, quy chế đơn vị liên quan đến người lao động sẽ góp phần đảm bảo đưa đầy đủ các nội dung mà pháp luật đã quy định (thậm chí có thể có nhiều điều có lợi hơn cho người lao động mà không trái với quy định của pháp luật) và nhiều lĩnh vực khác như: Bố trí lực lượng lao động hợp lý, xây dựng hệ thống thang bảng lương, tổ chức phương thức sản xuất đảm bảo nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí để đảm bảo việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động.

Bên cạnh trình độ chuyên môn thì để có thể lãnh đạo, tuyên truyền cho đội ngũ CBCNV thì đòi hỏi CBCĐ phải có trình độ về lý luận chính trị nhất định. Bên cạnh hình thức tự học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị thì TCT cũng có chính sách bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho CBCĐ phục vụ hoạt động công đoàn chung của TCT cũng như nâng cao năng lực, trình độ cho CBCNV nói chung.

35

Biểu đồ 3.8 : Cơ cấu CBCĐ theo trình độ lý luận chính trị của TCT Miền Trung năm 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Trình độ lý luận chính trị cao cấp chiếm 11%, trung cấp chiếm 61% và sơ cấp chiếm 28%. Với trình độ lý luận chính trị như vậy rất hữu ích cho tổ chức công đoàn của TCT trong việc tuyên truyền, giao dục, lãnh đạo cũng như thực hiện tốt các chức năng khác của CBCĐ.

Ngoài ra trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ CBCĐ TCT Miền Trung cũng khá tốt, cụ thể theo tỷ lệ dưới đây:

Biểu đồ 3.9 : Cơ cấu CBCĐ theo trình độ lý luận chính trị của TCT Miền Trung năm 2013

36

Biểu đồ 3.10 : Cơ cấu CBCĐ theo trình độ lý luận chính trị của TCT Miền Trung năm 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Ngoại ngữ và tin học giúp CBCĐ thực hiện công việc một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay thì ngoại ngữ còn giúp CBCĐ tìm hiểu các thông tin cần thiết phục vụ cho công việc không những bằng các tài liệu trong nước mà còn tham khảo các tài liệu quốc tế về vấn đề cần tìm hiểu.

3.2.1.3 Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ Công đoàn

Nhằm nâng cao năng lực, trình độ và bản lĩnh cán bộ công đoàn đi đôi với đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn. Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và cơ cấu. TCT Miền Trung hàng năm đều dành một nguồn ngân sách nhất định cho công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác đoàn cũng như khả năng lãnh đạo cho đội ngũ CBCĐ trong toàn TCT. Ngân sách đào tạo cho đội ngũ CBCĐ qua các năm như sau:

37

(đơn vị triệu đồng)

Biểu đồ 3.11: Ngân sách đào tạo cho CBCĐ của TCT Miền Trung năm 2011 – 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Với ngân sách dành cho đào tạo tăng qua các năm chứng tỏ TCT rất quan tâm tới hoạt động công đoàn cũng như thấy được lợi ích của hoạt động công đoàn trong việc làm ổn định tư tưởng của CBCNV giúp họ tập trung vào làm việc.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2018, trên 95% cán bộ chuyên trách Công đoàn có trình độ đại học, 90% trình độ lý luận trung, cao cấp trở lên (trừ HĐLĐ). Hằng năm, 100% cán bộ công đoàn chuyên trách, 80% cán bộ công đoàn không chuyên trách được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn.

Về kế hoạch công tác đào tạo: Với nguồn ngân sách có hạn và mặt khác CBCĐ

kiêm nhiệm vừa thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc đào tạo không được thực hiện cho 100% CBCĐ cùng một thời điểm được mà chia ra các đợt trong năm và theo thứ tự ưu tiên đào tạo cho CBCĐ mới gia nhập, ít kinh nghiệm trước.

Về các khóa đào tạo thì theo thứ tự ưu tiên: Khóa đào tạo do TCT tổ chức; khóa đào tạo do Liên đoàn thành phố tổ chức, khóa đào tạo do các trường liên quan đến công đoàn tổ chức, mời giáo viên tới TCT giảng dạy.

Phương pháp đào tạo, huấn luyện cán bộ công đoàn: Vì CBCĐ bao gồm cả cán bộ chuyên trách và không chuyên trách và hoạt động không những ở TCT mà còn có các công ty con, do vậy việc đào tạo đội ngũ CBCĐ tại TCT Miền Trung sử dụng nhiều phương pháp đào tạo khác nhau tùy vào từng đối tượng được đào tạo, nhưng tựu chung lại có các phương pháp đào tạo sau:

38

Huấn luyện trực tiếp: Dành cho các CBCĐ mới tham gia và còn ít kinh nghiệm,

thông qua những hoạt động cụ thể thì những CBCĐ chủ chốt sẽ được phân công kèm cặp, chỉ bảo cho CBCĐ mới. Mục đích nhằm truyền đạt một cách nhanh nhất các kiến thức cơ bản cần có của CBCĐ cũng như các kỹ năng trong hoạt động công đoàn.

Huấn luyện trợ giúp: Áp dụng đối với các CBCĐ đã hoạt động khá lâu và có

kinh nghiệm. Người huấn luyện đóng vai trò hướng dẫn hoặc tạo điều kiện thuận lợi trong công tác hoạt động công đoàn cho người được hướng dẫn và dựa trên kết quả hoạt động thì chỉ ra các điểm mạnh, điểm hạn chế.

Huấn luyện từ xa: Vì TCT Miền Trung có rất nhiều công ty con không nằm tập

trung tại TCT do vậy các CBCĐ tại TCT khi có chương trình đào tạo cần truyền đạt cho các cấp công đoàn cơ sở thì ngoài hình thức trực tiếp, đôi khi sử dụng hình thức huấn luyện từ xa áp dụng CNTT vào trong quá trình huấn luyện, đào tạo của mình nhằm giảm thiểu thời gian của CBCĐ cấp cơ sở.

Các khóa đào tạo cho CBCĐ được tổ chức thường xuyên và lien tục qua các năm với nhiều các khóa học khác nhau.

Bảng 3.2: Các khóa đào tạo CBCĐ năm 2011 - 2013

Nội dung đào tạo

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số ngƣời Số ngƣời Số ngƣời

Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn 130 139 105 Đào tạo, bồi dưỡng về công tác tổ chức CBCĐ 30 45 41 Công tác tuyên truyền giáo dục công nhân viên

chức lao động 102 109 105

Bồi dưỡng về kiến thức pháp luật 60 63 71

Thay đổi kinh nghiệm về hoạt động Công đoàn 62 49 64

Phương pháp hoạt động công đoàn 40 40 50

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Các khóa đào tạo được tổ chức gần như đầy đủ các nội dung cần thiết cho CBCĐ từ nghiệp vụ công đoàn, công tác tổ chức CBCĐ, công tác tuyên truyền giáo

39

dục, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phương pháp hoạt động công đoàn, … Tuy nhiên có khóa nghiệp vụ công đoàn và công tác tuyên truyền thì số lượng CBCĐ được đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất 30%, các khóa khác chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tuy nhiên để CBCĐ hoạt động tốt hơn nữa thì Công đoàn TCT nên tổ chức cho nhiều CBCĐ tham gia khóa bồi dưỡng về kiến thức pháp luật vì các pháp luật liên quan như: Luật lao động, luật bảo hiểm, luật doanh nghiệp, … hàng năm đều có các thông tư, nghị định thay đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn thực hiện các điều khoản của Luật. Do vậy các CBCĐ phải nắm vững được các văn bản pháp luật mới này để ứng dụng vào công việc của mình.

Tuy đã đạt được một số kết quả, song nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong tỉnh thời gian qua vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa thật gắn chặt với công tác quy hoạch, bố trí sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ. Nội dung bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ công đoàn cơ sở chưa liên hệ và gắn kết nhiều với thực tiễn hoạt động ở cơ sở.

3.2.1.4 Kết quả đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn

a) Kết quả tự chấm điểm của cán bộ công đoàn

Với việc gửi phiếu điều tra khảo sát cho 350 CBCĐ thì thu được 345 kết quả khảo sát hợp lệ. Kết quả tổng hợp về việc tự đánh giá về năng lực cũng như kết quả hoạt động công đoàn của CBCĐ theo các tiêu chí cụ thể như sau:

Về chấp hành chính sách, nội quy:

Nhìn chung, hầu hết CBCĐ đều là những CBCNV tiêu Biểu đồ trong quá trình làm việc nên họ rất gương mẫu trong công việc cũng như trong chấp hành các quy định, chính sách của pháp luật cũng như của TCT đề ra.

Theo kết quả tự đánh giá có tới 96% CBCĐ chấp hành tốt và rất tốt chính sách, nội quy của nhà nước và của công ty, chỉ có 4% tự đánh giá là trung bình.

40

Biểu đồ 3.12: Kết quả đánh giá của CBCĐ về chấp hành chính sách, nội quy

Nguồn: Tác giả khảo sát

Với kết quả tự đánh giá này cũng phù hợp với thực tiễn hoạt động của các CBCĐ.

Về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong và lề lối làm việc:

Hay nói cách khác chính là “cái tâm” của người cán bộ công đoàn, đó chính là tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm, tận tụy và lòng nhiệt huyết trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị do tổ chức công đoàn các cấp đề ra và đáp ứng đầy đủ, kịp thời tâm tư nguyện vọng hợp pháp chính đáng của người lao động; luôn quan tâm hướng về cơ sở và chia sẻ với cơ sở, người lao động mọi lúc, mọi nơi, nhất là trong lúc khó khăn cần có sự động viên, hỗ trợ kịp thời. Đồng thời luôn đặt ra trọng trách cho bản thân phải đầu tư nghiên cứu triển khai đa dạng hóa các hình thức chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, trong đó chú trọng việc tham gia xây dựng các chế độ, chính sách liên quan đến lợi ích thiết thực của người lao động phù hợp với pháp luật quy định, qua đó, góp phần xây dựng “Tổ chức công đoàn luôn là người bạn, người đồng hành với người lao động”.

41

Biểu đồ 3.13: Kết quả đánh giá của CBCĐ về phẩm chất chính trị, đạo đức

Nguồn: Tác giả khảo sát

Qua kết quả tự đánh giá thì có 88% CBCĐ có phẩm chất chính trị đạo đức tốt và rất tốt, còn 12% CBCĐ tự đánh giá là trung bình. Qua kết quả này chứng tỏ các CBCĐ đều rất tận tâm, tận lực để làm tốt vai trò CBCĐ của mình, đem hết khả năng của mình để phục vụ lợi ích chung của CBCNV.

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công đoàn và khả năng tổ chức:

Nếu chỉ dừng lại ở phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành các nội quy, quy định thì chưa đủ, CBCĐ cần phải có “cái tầm” phù hợp thì hoạt động công đoàn mới đem lại hiệu quả .“Cái tầm” của người cán bộ công đoàn đòi hỏi ở rất nhiều phương diện, (theo suy nghĩ hạn hẹp) phương diện được thể hiện 03 yếu tố chính, đó là trình độ văn hóa, trình độ nghiệp vụ công tác đoàn và phương thức lánh đạo, tổ chức thực hiện.

42

Biểu đồ 3.14: Kết quả đánh giá của CBCĐ về năng lực

Nguồn: Tác giả khảo sát

Trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ công tác đoàn tốt sẽ giúp CBCĐ tham gia tốt vào các công tác quản lý, chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh…

Có khá nhiều CBCĐ tự đánh giá về trình độ chuyên môn của bản thân chưa được tốt chiếm 31% tỷ lệ CBCĐ có nghĩa là bản thân họ vẫn chưa hài lòng với trình độ chuyên môn của bản thân, khi tự đánh giá như vậy chứng tỏ các CBCĐ đã tự định vị được trình độ chuyên môn của mình và có khả năng họ tự có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ tốt hơn nữa cho công việc.

Có trình độ chuyên môn tốt thì CBCĐ sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp thu, học hỏi các nghiệp vụ công đoàn và những kỹ năng khác khi làm nhiệm vụ của một CBCĐ.

Tuy tỷ lệ tự đánh giá về trình độ chuyên môn, tỷ lệ rất tốt không cao chỉ có 15% nhưng thông qua các khóa đào tạo cho CBCĐ hàng năm của TCT Miền Trung thì các CBCĐ có trình độ nghiệp vụ công đoàn và khả năng tổ chức khá tốt, tỷ lệ tự đánh giá tốt và rất tốt chiếm tới hơn 75%, chứng tỏ CBCĐ của TCT rất tự tin vào việc thực hiện được chức năng của công đoàn tại tổ chức mình.

43

Về tham gia xây dựng quy chế, chính sách tại TCT của CBCĐ:

Vì TCT Miền Trung là doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên hầu hết CBCĐ đều là các CBCNV kiêm nhiệm, tức là vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của công ty, vừa thực hiện chức năng của CBCĐ nên về mặt bản chất vẫn nhận lương từ quỹ lương của TCT nên vẫn phải chú ý tới lợi ích của công ty chứ không thể chỉ đứng về phía người lao động mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)