đáng của đoàn viên và ngƣời lao động
Phát triển đa dạng các hình thức và nâng cao chất lượng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, nhất là các vấn đề về quyền, nghĩa vụ của đoàn viên và người lao động khi tham gia quan hệ lao động và thực thi công vụ.
Tăng cường phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở;
Chủ động tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội
70
quy lao động theo đúng quy định của pháp luật. Coi trọng việc tổ chức đối thoại giữa công đoàn với người sử dụng lao động. Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; giải quyết tranh chấp lao động và đình công.
Đẩy mạnh các hoạt động xã hội và chăm lo đời sống đoàn viên và người lao động.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công đoàn trong việc tham gia với Ban giám đốc xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động và các chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền Bộ Luật Lao động, Luật cộng sửa đổi 2012, Chỉ thị 22 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa ổn định trong Doanh nghiệp, Chỉ thị 29 của Ban Bí thư về công tác Bảo hộ lao động trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; Nghị định 60/NĐ-CP qui định chi tiết điều 63 Bộ luật Lao động về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ tại nơi làm việc nhằm giúp cho cán bộ công đoàn, người lao động và đặc biệt là chủ sử dụng lao động hiểu biết về kiến thức pháp luật nhằm thực hiện tốt pháp luật lao động đồng thời tạo điều kiện để tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng là đại diện NLĐ chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho NLĐ; Tăng cường sự kiểm tra, thanh tra thường xuyên của các ngành chức năng đối với các DN và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lao động và công đoàn. Qua đó NLĐ nắm được những pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của mình và kiến nghị nếu thực hiện chưa đúng.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở; đổi mới và nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Việc ký kết thỏa ước lao động tập thể rất có lợi cho NLĐ vì tại Công ty ngoài việc thực hiện đúng pháp luật của nhà nước thì Người sử dụng lao động còn phải tuân thủ theo thỏa ước này.
CBCĐ TCT cần tăng cường đi cơ sở nhằm chỉ đạo kịp thời các hoạt động cũng như việc thực hiện thu kinh phí công đoàn, tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn hoạt động cũng như để CĐCS có nguồn tài chính phù hợp nhằm chăm lo đến đời sống vất chất, tinh thần cho người lao động.
71
Hướng về cơ sở để chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn. Có như vậy, mới phát huy vai trò của mình trong việc tham gia xây dựng quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tốt hội nghị NLĐ và đối thoại định kỳ nhằm giải tỏa kịp thời những bức xúc của NLĐ từ đó, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong Công ty.
72
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
Kiến nghị với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cần có giải pháp thiết thực, cụ thể hơn nữa việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua việc tham gia với Nhà nước hoạch định những chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động. Thực hiện tốt công tác này sẽ làm giảm thiểu các bức xúc không đáng có của NLĐ từ việc ban hành những chế độ, chính sách không xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của NLĐ, không nhận được sự đồng tình cao của NLĐ ví dụ như dự thảo tăng tuổi về hưu của NLĐ.
Nghiên cứu, đề xuất những nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung vào Bộ luật lao động 2012, đặc biệt là những điều khoản liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của NLĐ như: HĐLĐ, ngày nghỉ phép, ngày nghỉ có hưởng lương, thời gian thử việc, mức lương thử việc, ...
Tập trung nghiên cứu thông qua khảo sát, tổng kết hoạt động thực tiễn của các công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công đoàn theo hướng ngành nghề và đổi mới các phương pháp hoạt động Công đoàn. Nên hạn chế các can thiệp hành chính trong quá trình chỉ đạo, điều hành hoạt động Công đoàn nhằm tạo ra những cơ chế khuyến khích, sự năng động sáng tạo, của CĐCS và đoàn viên công đoàn trong điều kiện hoạt động CĐ hầu hết được tiến hành trong thời gian ngoài giờ làm việc của DN và NLĐ.
Chủ động hoạch định chiến lược đào tạo CBCĐ; có kế hoạch đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tiếp tục đổi mới nội dung phương pháp đào tạo bồi dưỡng CBCĐ, đặc biệt là CBCĐ ngoài quốc doanh. Cần có cơ chế đãi ngộ và vật chất tương xứng, động viên kịp thời để CBCĐ trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh yên tâm tham gia các khóa đào tạo, phát huy tính năng động, sáng tạo và nhiệt tình trong công tác Công đoàn.
Cần nghiên cứu và ban hành cơ chế khen thưởng hợp lý và xứng đáng cho các cấp Công đoàn, CBCĐ có thành tích trong hoạt động CĐ thay vì chỉ có quyết định khen thưởng. Như vậy sẽ nâng cao và phát huy được đúng tính chất khen thưởng của cấp trên đối với các cấp CĐCS, các cá nhân làm công tác CBCĐ.
73
Nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu tổ chức của hệ thống Công đoàn cho phù hợp, đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp CĐ để đảm bảo hoạt động CĐ được đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả.
Nghiên cứu ban hành cơ chế khuyến khích đối với đoàn viên công đoàn, trên cơ sở đó làm động lực thu hút đội ngũ lao động chưa phải là đoàn viên tự nguyện tham gia hoạt động Công đoàn.
Tóm lại, Cần có những chủ trương, giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động thực tiễn của cán bộ Công đoàn Ngành. Bởi vì muốn bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo chức năng Công đoàn mà Pháp luật quy định thì cán bộ Công đoàn các cấp phải có năng lực, trình độ chuyên môn thích ứng với cơ chế thị trường, đây là yêu cầu mang tính cấp bách. Thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ công tác tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ CĐCS về kiến thức Pháp luật, lý luận nghiệp vụ, về chính trị…. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho công đoàn các ngành của Việt Nam, tăng cường hoạt động đối ngoại và từng bước đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo trong tổ chức Công đoàn.
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn đến năm 2020 đã được Ban chấp hành phê duyệt. Nghiên cứu, hình thành các mô hình tổ chức bộ máy, xây dựng ban hành các quy định, chính sách để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn.
Tăng cường nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định về đào tạo bồi dưỡng của Tổng Liên đoàn. Định kỳ hàng năm tiến hành sơ kết và thực hiện tổng kết theo nhiệm kỳ để đánh giá việc thực hiện.
Kiến nghị với Công đoàn ngành xây dựng Việt Nam
Cần tập trung tham mưu để lãnh đạo Ngành Xây dựng Việt Nam xây dựng, phát triển các Chi bộ Đảng trong cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc Ngành. Nhằm triển khai thực hiện đường lối có hiệu quả chủ trương, chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ. Bên cạnh đó, CĐXD Việt Nam cần xây dựng chương trình công tác hàng năm của BCH để đề ra được các chỉ tiêu cụ thể, cần tăng cường hơn nữa hiệu quả của các phòng, ban chức năng giúp việc cho BCH, BTV nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện các chương trình theo đúng kế hoạch đề ra.
74
Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, dự toán kinh phí và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Chọn cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng theo đúng kế hoạch đã được ban thường vụ phê duyệt.
Bố trí cán bộ đảm nhiệm công tác đào tạo có đủ năng lực trình độ, ổn định lâu dài; xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức gồm những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm hoạt động công đoàn, xây dựng quy chế hoạt động, tạo điều kiện, phương tiện để đội ngũ này đáp ứng yêu cầu tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn là uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên uỷ ban kiểm tra đồng cấp và cấp trên trực tiếp cơ sở, cán bộ chủ chốt hoặc cán bộ phụ trách các chuyên đề thuộc LĐLĐ các công ty, đơn vị trực thuộc…
KẾT LUẬN
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT Miền Trung ngày càng phát triển bền vững thì gữa Ban lãnh đạo công ty và toàn bộ CBCNV phải đồng tâm hiệp lực và phải luôn có tiếng nói chung, mục tiêu chung. Để có được điều này thì vai trò của CBCĐ là vô cùng quan trọng. Và để tổ chức hoạt động công đoàn có kết quả tốt nhất thì bản thân các CBCĐ phải có trình độ và năng lực nhất định.
Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn phải được coi là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp công đoàn, phải có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, có sự chỉ đạo thống nhất của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp chính quyền. Công tác cán bộ công đoàn cần được thực hiện triệt để thống nhất từ Trung ương đến cơ sở theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, quản lý công tác cán bộ và nguyên tắc tập trung dân chủ; phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung của công tác cán bộ, như quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng; quản lý giám sát và thực hiện chính sách đãi ngộ, đánh giá một cách khách quan và công bằng cán bộ, chú trọng phát huy năng lực sở trường của cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có năng lực trình độ phải gắn với đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động công đoàn, gắn với củng cố xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh để một mặt từ yêu cầu của phong trào công nhân hoạt động công đoàn đòi hỏi đội ngũ cán bộ công đoàn phải không ngừng nâng cao trình độ năng lực. Mặt khác chính từ sự lớn mạnh của phong trào công nhân và hoạt đông công đoàn làm cho cán bộ công đoàn cũng không ngừng trưởng thành, đảm bảo không ngừng nâng cao về chất lượng.
75
Năng lực cán bộ công đoàn là những khả năng vốn có của người cán bộ công đoàn do được bồi dưỡng, tích luỹ để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phạm trù năng lực cán bộ nói chung, năng lực cán bộ công đoàn nói riêng mang tính lịch sử, phụ thuộc vào thực tế tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, vào điều kiện môi trường công tác và yêu cầu nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, cũng như tinh thần khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên học hỏi của người cán bộ công đoàn.
Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung” về cơ bản đã thực hiện các mục tiêu đề ra:
Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về công đoàn và cán bộ công đoàn. Đánh giá về thực trạng chất lượng đội ngũ CBCĐ của TCT Miền Trung.
Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá; luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại TCT Miền Trung.
Hoạt động công đoàn là một hoạt động khá rộng, trên nhiều lĩnh vực và phương diện khác nhau, do vậy trong quá trình phân tích, đánh giá tác giả có thể chưa đề cập hết các vấn đề, thực trạng hiện có của CBCĐ tại TCT Miền Trung, hơn thế nữa do thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn nên luận văn khó tránh khỏi các thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các Thầy/Cô và quý bạn đọc để luận văn được ngày càng hoàn thiện hơn.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hà Thị Phương Anh, 2014. Bài viết: Nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn.
2. Chính phủ, 2012. Luật số 12/2012/QH13 của Quốc hội- Luật công đoàn
3. Công đoàn xây dựng Việt nam, 2013. Chương trình số: 413 /CTr – CĐXD Nâng cao chất lƣợng cán bộ công đoàn.
4. Hacongdoan, 2013. Bài viết: Để góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ, Công đoàn phải làm từ những việc nhỏ.
5. Chu Xuân Khánh, 2010. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng cán bộ công chức. Hà Nội.
6. Liên Đoàn lao động TP Đà Nẵng, 2013. Kế hoạch thực hiện chƣơng trình số: 18 /KH - LĐLĐ Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công đoàn giai đoạn 2013 - 2018.
7. Nguyễn Xuân Thái, 2013. Bài viết: Đổi mới nội dung và phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ Công đoàn.
8. Hương Thảo, 2009. Bài Viết: Nâng cao chất lƣợng cán bộ công đoàn cơ sở.
9. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 2013. Điều lệ công đoàn. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.
10. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 2005. Tài liệu bồi dƣỡng cán bộ công
đoàn cơ sở . Hà Nội: Nxb Lao động.
11. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 2013. Chƣơng trình số 1644/CTr-TLĐ