Chức năng của công đoàn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung (Trang 25)

Công đoàn Việt Nam có ba chức năng.

1. Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

2. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.

3. Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác lẫn nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động mang ý nghĩa trung tâm - mục tiêu hoạt động công đoàn. Từ các chức năng này sẽ định ra các nhiệm vụ cụ thể của công đoàn.

1.4. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp 1.4.1. Khái niệm về chất lƣợng đội ngũ cán bộ công đoàn

Về tiêu chuẩn CBCĐ, xuất phát từ đặc điểm đội ngũ này là cán bộ quần chúng, hoạt động trong tổ chức công đoàn, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; tham gia quản lý kinh tế, xã hội và tuyên truyền giáo dục CNVCLĐ. Ngay từ những ngày đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra tiêu chuẩn cán bộ công đoàn: “... là người hiểu biết sản xuất, nguyện vọng của công nhân, viên chức, phải hiểu chính sách của Đảng, phải hiểu về quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật”, Người còn cụ thể hóa tiêu chuẩn CBCĐ và nhấn mạnh: “cán bộ công đoàn chẳng những phải giỏi về chính trị, mà còn phải thạo về kinh tế, không thể lãnh đạo chung chung. Phải biết dựa vào quần chúng, phát huy sức sáng tạo của quần chúng, học tập

16

kinh nghiệm của quần chúng, tạo điều kiện cho họ nắm được những hiểu biết khoa học, kỹ thuật. Nếu cán bộ công đoàn không hiểu việc họ làm, không hiểu bằng họ, thì làm sao mà lãnh đạo được” (Hồ Chí Minh, 1995).

1.4.2. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ công đoàn

Qua chặng đường hơn 80 tồn tại và phát triển của Công Đoàn Việt Nam đã để lại nhiều bài học quý báu và từ những kinh nghiệm thực tế, cụ thể gần đây nhất là chương trình số 1644/Ctr-TLĐ về việc: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cán bộ công đoàn thì tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn bao gồm5:

Trình độ lý luận chính trị;

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Cán bộ công đoàn cơ sở cần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sản xuất, công tác ở đơn vị, có kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật và công đoàn, đặc biệt là có khả năng tự học, để không ngừng nâng cao trình độ.

Trình độ nghiệp vụ công tác công đoàn:

Đây là yêu cầu quan trọng đối với cán bộ công đoàn cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cán bộ công đoàn cơ sở phải có khả năng và phương pháp tuyên truyền vận động, thuyết phục để tập hợp đoàn viên và người lao động, đặc biệt là phải có kỹ năng thương lượng, đàm phán với người sử dụng lao động để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và tập thể người lao động.

Các tiêu chuẩn trên đối với cán bộ công đoàn cơ sở có quan hệ hữu cơ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, là tiền đề điều kiện của nhau, nếu thiếu một trong các yêu cầu tiêu chuẩn trên, thì cán bộ công đoàn sẽ gặp khó khăn trong công tác của mình. Thực tế trong phong trào công nhân, hoạt động công đoàn nước ta hiện nay cho thấy, còn không ít cán bộ công đoàn chưa hội tụ đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn, nên nhiều cán bộ còn lúng túng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chưa cao. Do vậy, xác định rõ tiêu chuẩn cán bộ công đoàn các cấp là vấn đề quan trọng, là điểm xuất phát để tạo ra khả năng của cán bộ công đoàn đủ sức thực hiện

17

nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn các cấp. Đồng thời, đây là cơ sở để quy hoạch, tuyển trọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn.

Năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn:

đây là yếu tố quan trọng nhằm thuyết phục tập thể hay cá nhân đồng ý với quan điểm mình về một sự kiện cụ thể nào đó (kỹ năng hoạt động ở đây chỉ đề cập tới lĩnh vực vận động và thương lượng). Vấn đề là người cán bộ công đoàn phải đưa ra được luận điểm hợp tình, hợp lý phù hợp với tình hình thực tế, cụ thể như: Vận động CNVC-LĐ thi đua lao động quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đơn vị hoặc thương lượng với chuyên môn về các điều khoản, mục trong nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể. Hiệu quả của kỹ năng vận động và thương lượng là đạt được sự nhất trí, đồng thuận cao của người lao động và sử dụng lao động về vấn đề mà người cán bộ công đoàn đề cập tới.

Khả năng lựa chọn, sử dụng phƣơng pháp tổ chức hoạt động công đoàn một

cách khoa học, khả năng đoàn kết, vận động tập hợp quần chúng: Phương thức tổ

chức thực hiện là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công việc. Người cán bộ công đoàn cần có năng lực, linh hoạt, quyết đoán nhằm chọn ra được loại hình tổ chức phù hợp cho từng phong trào cụ thể để quy tụ, tập hợp các tập thể, các cá nhân hưởng ứng tham gia và kết quả đạt được là thước đo đánh giá hiệu quả của phương thức tổ chức thực hiện.

Ngoài ra theo tác giả TS Chu Xuân Khánh về tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ thì có thêm các tiêu chí sức khỏe.

Sức khỏe: là cơ sở nền tảng để phát triển trí tuệ, là phương tiện để truyền tải tri thức, trí tuệ của con người vào hoạt động thực tiễn. Tất cả CBCĐ đều phải có sức khoẻ, dù làm công việc gì, ở đâu. Sức khoẻ là nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động. Chất lượng đội ngũ CBCĐ Biểu đồ hiện ở thể lực, trí lực, tinh thần, thái độ, động cơ và ý thức lao động.

Sức khoẻ của CBCĐ là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng CBCĐ. Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên. Hiện nay, Bộ Y tế quy định ba trạng thái sức khoẻ của người lao động: loại A là loại có thể lực tốt, loại B là trung bình, loại C là yếu. Yêu cầu về sức khoẻ của CBCĐ là yếu tố rất quan trọng vì hầu hết CBCĐ là các cán bộ kiêm nhiệm vừa phải làm công tác chuyên môn vừa phải tham gia vào công tác của ban chấp hành công

18

đoàn. Do vậy họ phải đảm đương nhiều công việc một lúc, đôi khi phải hoạt động ngoài giờ.

1.4.3. Kiến thức cơ bản của đội ngũ cán bộ công đoàn

Để có kết quả hoạt động tốt thì đội ngũ cán bộ công đoàn ngoài tinh thần trách nhiệm thì phải có những kiến thức trong lĩnh vực hoạt động để các thực hiện đúng các công việc theo hành lang pháp luật và được pháp luật bảo hộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nắm vững Luật công đoàn: Trong đó nhấn mạnh quyền và trách nhiệm của công đoàn để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với người lao động trong tổ chức theo pháp luật.

Nắm vững Luật lao động và các nghị định/ thông tư hiện hành: Việc làm; Hợp đồng lao động; Học nghề, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; Tiền lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Kỷ luật lao động; An toàn lao động, vệ sinh lao động; Quy định riêng đối với lao động nữ; Giải quyết tranh chấp lao động.

Nắm vững các chính sách về tiền lương: Tiền lương là chính sách kinh tế và chính sách xã hội liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Đây là nguồn sống chính của người làm công hưởng lương. Do vậy CBCĐ phải am hiểu về các chính sách liên quan tới tiền lương như: Lương tối thiểu, hệ thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp theo lương, … để cung ban lãnh đạo công ty xây dựng chính sách lương thưởng cho NLĐ tốt nhất và đúng theo pháp luật.

Nắm vững luật BHXH, BHYT, BHTN để yêu cầu cơ quan / doanh nghiệp thực hiện đầy đủ việc tham gia bảo hiểm cho người lao động nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản; hết tuổi lao động, bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; mất việc làm; chết gặp rủi ro hoặc khó khăn khác.

1.4.4. Kết quả thực hiện của đội ngũ cán bộ công đoàn

Thực hiện tốt chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ; tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát huy quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.

19

Thực hiện có hiệu quả Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn 2012; phát huy vai trò của Công đoàn cơ sở trong việc đại diện cho người lao động thương lượng, ký thoả ước lao động tập thể ở doanh nghiệp. Chủ động hướng dẫn, tư vấn cho người lao động giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động, phát huy quy chế dân chủ ở tùng cơ sở, phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị người lao động. Phối hợp với người sử dụng lao động định kỳ tổ chức đối thoại với công nhân, viên chức, lao động để nắm bắt kịp thời những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp, người lao động và cùng nhau chia sẻ khó khăn để đưa doanh nghiệp, cơ quan phát triển. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của CNVCLĐ phát sinh từ thực tế cơ sở để chủ động giải quyết và phối hợp giải quyết ngay từ cơ sở, tránh để xảy ra tranh chấp lao động, khiếu kiện vượt cấp. Kiến nghị kịp thời với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội từ thiện, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ động viên, giúp đỡ CNVCLĐ và gia đình họ lúc khó khăn hoạn nạn. Tổ chức cho CNVCLĐ giao lưu trao đổi học tập kinh nghiệm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình, làm giàu hợp pháp theo điều kiện cụ thể của mỗi người.

Tham gia cùng với Đảng và chính quyền trong việc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh, đội ngũ CNVCLĐ có đủ trình độ năng lực về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công đoàn cơ sở phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “ Lao động giỏi, lao động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao” và các phong trào thi đua do Công đoàn phát động. Vận động công nhân, viên chức, lao động đăng ký xây dựng các công trình, đề tài, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phục vụ sản xuất và đời sống.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, kiến thức pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và năng lực làm chủ của công nhân viên chức, lao động. Tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công nhân viên chức lao động gắn với nhiệm vụ tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Động viên CNVCLĐ tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của

20

cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tuyên truyền, vận động công nhân viên chức, lao động tích cực tham gia các hoạt động các hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng chống tham nhũng, phòng chống tệ nạn xã hội.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn ở cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Thường xuyên tổ chức kiện toàn để nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Chấp hành CĐCS trong việc tổ chức chỉ đạo hoạt động của công đoàn cơ sở. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ công đoàn , để cán bộ công đoàn ở cơ sở đủ sức đủ tầm đảm đương và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ công đoàn và cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật. Quan tâm , bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng, giới thiệu những cán bộ đoàn viên công đoàn có phẩm chất, năng lực, trưởng thành từ phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn cho các cơ quan của Đảng và chính quyền các cấp.

Xây dựng mô hình công đoàn cơ sở “ 3 không”.,“3 có”đó là: Có đội ngũ cán bộ công đoàn nhiệt tình, trách nhiệm, có kiến thức quản lý, kỹ năng nghiệp vụ công tác, hiểu biết pháp luật; Có kế hoạch công tác công đoàn sát thực, khoa học phù hợp với tình hình đơn vị; Có quy chế và thực hiện tốt quy chế mối quan hệ phối hợp công tác với chính quyền, chuyên môn đồng cấp. “ 3 không” : Không để người lao động nào không được quan tâm bảo vệ; Không để xảy ra tranh chấp lao động tại cơ quan, đơn vị; Không có tai nạn lao động nghiêm trong xảy ra , không có có công nhân viên chức lao động vi phạm pháp luật.

1.4.5. Phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công đoàn

Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, năng động, sáng tạo, tinh thần cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư.

Cán bộ công đoàn phải là người ham học hỏi, nhạy cảm, có tính điềm đạm, gần gũi với người lao động, có khả năng giao tiếp và quan hệ rộng rãi. Có trách nhiệm đến công việc và quan tâm đến đồng nghiệp.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ công đoàn

Hoạt động của cán bộ công đoàn cũng tương tự như cán bộ nhân viên chuyên môn nên theo các tài liệu qua các kỳ đại hội công đoàn và bài viết “Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ công chức” của TS. Chu Xuân Khánh thì có 2 nhóm yêu tố tác

21

động đến chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn là nhóm yêu tố chủ quan và khách quan. Dựa vào tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ công đoàn ta có thể đưa ra các yêu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung (Trang 25)