Tổng quan về Tổng công ty Miền Trung

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung (Trang 38)

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

TỔNG CÔNG TY MIỀN TRUNG (tên giao dịch là COSEVCO) là Doanh nghiệp Nhà nước, tiền thân là Công ty Xây dựng số 7 được thành lập ngày 3/10/1975. Chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quyết định số: 905/QĐ-BXD ngày 12 tháng 06 năm 2006 với 4 đơn vị trực thuộc, 13 Công ty con và 21 Công ty liên kết hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng.

COSEVCO là Tổng Công ty lớn tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, hoạt động trong các lĩnh vực:

- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện, sân bay, bến cảng, đường dây và trạm biến thế điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp;

- Thi công lắp đặt máy móc thiết bị, kết cấu kim loại phục vụ công tác xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển đô thị;

- Sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng;

- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Đô thị, Khu công nghiệp kinh doanh nhà

- Khai thác mỏ chế biến khoáng sản phục vụ xây dựng và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ, vật liệu xây dựng - Vận tải đường bộ, đuờng thuỷ;

- Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn;

- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

3.1.2. Cơ cấu lao động

Tổng số lao động của TCT Miền Trung tính đến cuối năm 2013 có 5025 CBCNV, số CBCNV những năm gần đây biến động không nhiều do TCT cũng không mở rộng sản xuất kinh doanh mà vì ảnh hưởng của khủng hoảng nên giữ vững những thị phần / lĩnh vực kinh doanh hiện có.

29

Biểu đồ 3.1 : Số lƣợng CBCNV của TCT Miền Trung năm 2011 - 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Cơ cấu lao động của TCT Miền Trung theo từng tiêu chí cụ thể như sau:

Cơ cấu lao động theo trình độ:

TCT Miền Trung hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp và sản xuất vật tư xây dựng nên số lượng CBCNV là công nhân lao động khá lớn, cụ thể tỷ lệ lao động phổ thông chiếm tới 36%, lao động có trình độ trung cấp chiếm 28%, lao động có trình độ cao đẳng chiếm 21% và tỷ lệ lao động có trình độ Đại học và trên đại học chỉ chiếm 15%. Lao động có trình độ cao thường làm việc tại văn phòng TCT, các công ty con và cán bộ quản lý tại các nhà máy sản xuất, công trường xây dựng.

Biểu đồ 3.2 : Cơ cấu lao động theo trình độ của TCT Miền Trung năm 2013

30

Tuy nhiên với xu hướng ứng dụng các máy móc hiện đại vào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy TCT cũng nên có định hướng nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cho CBCNV để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong tương lai cũng như tăng hiệu suất lao động.

Cơ cấu lao động theo giới tính:

Cũng như trên đã phân tích, TCT Miền Trung hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp và sản xuất nên tỷ lệ lao động Nam chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số CBCNV, năm 2013 chiếm 63% và Nữ chiếm 37%.

Biểu đồ 3.3 : Cơ cấu lao động theo giới tính của TCT Miền Trung năm 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Với tỷ lệ lao động Nam như vậy cũng phù hợp với tình trạng chung của ngành.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi

CBCNV của TCT Miền Trung có tuổi đời khá trẻ, lao động dưới 40 tuổi chiếm tới 46% trong đó dưới 25 tuổi chiếm 36%. Lao động từ 40 tuổi trở lên chiếm 24% chủ yếu giữ các vị trí quản lý và các lao động tay nghề cao.

Biểu đồ 3.4 : Cơ cấu lao động theo độ tuổi của TCT Miền Trung năm 2013

31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, đội ngũ lao động của TCT Miền Trung trong đó đội ngũ lao động có tuổi đời khá trẻ, chiếm tỷ trọng lớn là Nam và đồng thời lao động phổ thông và nghề chiếm đa số.

Với thực trạng lao động như vậy cũng có mặt lợi là năng động, tiền lương chi trả thấp cũng là một yếu tố góp phần làm giảm giá thành sản xuất so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên trong tương lai TCT cũng cần xem xét để nâng cao trình độ chuyên môn của CBCNV để đáp ứng với sự phát triển của ngành.

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011-2013

Mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến mọi ngành kinh tế, đặc biệt là ngành xây dựng bị đình trệ, do vậy các công ty cung cấp nguyên vật liệu xây dựng như TCT Miền Trung tình hình sản xuất kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên Ban lãnh đạo công ty đã có hướng chỉ đạo đúng đắn nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn có sự tăng trưởng.

Bảng 3.1 : Kết quả hoạt động SXKD của TCT Miền Trung năm 2011 – 2013

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm

2013

1 Sản lượng sản xuât (tấn) 1,086,945 1,246,648 1,370,744 2 Sản lượng tiêu thụ (tấn) 1,208,594 1,450,056 1,795,308 3 Doanh thu thuần 1,314,263 1,528,820 1,793,104

4 Lợi nhuận 279,642 316,641 304,066

5 Thu nhập BQ

(Tr.đ/người) 4.5 5.2 5.9

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - TCT Miền Trung

Lợi nhuận của công ty năm 2011 là 279 tỷ đồng, năm 2012 là 316 tỷ đồng, năm 2013 là 304 tỷ đồng. Kinh tế khủng hoảng nhưng TCT Miền Trung vẫn hoạt động có lãi tạo công ăn việc làm ổn định cho CBCNV và tăng thu nhập của CBCNV qua các năm.

32

3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung 3.2.1. Thực trạng chất lƣợng đôi ngũ cán bộ công đoàn tại Tổng công ty 3.2.1. Thực trạng chất lƣợng đôi ngũ cán bộ công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung

3.2.1.1 Đánh giá về số lượng cán bộ Công đoàn

Số lượng cán bộ Công đoàn của TCT Miền Trung tăng qua các năm và ngày càng có nhiều đóng góp vào công việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động cũng như chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV toàn TCT.

Biểu đồ 3.5 : Số lƣợng CBCĐ của TCT Miền Trung năm 2011 - 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Với sự tuyên truyền, vận động của BCHCĐ và tin tưởng của CBCNV nên số lượng CBCĐ được tín nhiệm và bầu chọn ngày càng cao và nhiều người tình nguyện gia nhập vào đội ngũ BCHCĐ để thực hiện chức năng của công đoàn trong tổ chức. Tỷ lệ CBCĐ/CBCNV tăng qua các năm, phần nào chứng tỏ được sự hoạt động rộng khắp

33

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ CBCĐ/CBCNV của TCT Miền Trung năm 2011 - 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Với số lượng CBCĐ ngày càng tăng thì các chức năng của công đoàn ngày càng được thực hiện tốt hơn, đáp ứng nhu cầu và làm thỏa mãn các đòi hỏi của CBCNV về việc bảo vệ lợi ích cũng như các hoạt động phong trào, tập thể và đời sống tinh thần của CBCNV, giúp họ gắn bó hơn với TCT và cống hiến năng lực của mình hơn nữa.

3.2.1.2 Trình độ chuyên môn cán bộ Công đoàn

Tại TCT Miền Trung thì đội ngũ CBCĐ có trình độ chuyên môn tương đối cao, tất cả đều có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó tỷ lệ CBCĐ có trình độ cao đẳng chiếm 32% tập trung là các CBCĐ tại các cơ sở sản xuất và công ty con, tỷ lệ CBCĐ có trình độ đại học chiếm đa số tới 57% và thạc sỹ tiến sĩ chiếm 10%.

Với đội ngũ CBCĐ có trình độ cao như vậy rất thuận tiện trong việc tiếp thu các chính sách mới của nhà nước và các cơ quan ban ngành lien quan đến quyền lợi và chế độ của người lao động cũng như tham mưu tư vấn với Ban lãnh đạo TCT trong việc xây dựng chế độ, chính sách cho TCT cũng như các công ty thành viên.

34

Biểu đồ 3.7 : Cơ cấu CBCĐ theo trình độ chuyên môn của TCT Miền Trung năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Trình độ văn hóa là yêu cầu cơ bản đối với người cán bộ công đoàn. Văn hóa được hiểu là kiến thức nhận thức về bản chất sự việc. Trong đó bao gồm: Am hiểu chính sách pháp luật nhà nước liên quan đến vấn đề lao động, am hiểu về tổ chức công đoàn, am hiểu về tổ chức bộ máy và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị…Có như vậy, người cán bộ công đoàn khi được phân công đại diện tổ chức công đoàn phối hợp cùng chuyên môn cùng cấp tham gia xây dựng các nội quy, quy chế đơn vị liên quan đến người lao động sẽ góp phần đảm bảo đưa đầy đủ các nội dung mà pháp luật đã quy định (thậm chí có thể có nhiều điều có lợi hơn cho người lao động mà không trái với quy định của pháp luật) và nhiều lĩnh vực khác như: Bố trí lực lượng lao động hợp lý, xây dựng hệ thống thang bảng lương, tổ chức phương thức sản xuất đảm bảo nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí để đảm bảo việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động.

Bên cạnh trình độ chuyên môn thì để có thể lãnh đạo, tuyên truyền cho đội ngũ CBCNV thì đòi hỏi CBCĐ phải có trình độ về lý luận chính trị nhất định. Bên cạnh hình thức tự học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị thì TCT cũng có chính sách bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho CBCĐ phục vụ hoạt động công đoàn chung của TCT cũng như nâng cao năng lực, trình độ cho CBCNV nói chung.

35

Biểu đồ 3.8 : Cơ cấu CBCĐ theo trình độ lý luận chính trị của TCT Miền Trung năm 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Trình độ lý luận chính trị cao cấp chiếm 11%, trung cấp chiếm 61% và sơ cấp chiếm 28%. Với trình độ lý luận chính trị như vậy rất hữu ích cho tổ chức công đoàn của TCT trong việc tuyên truyền, giao dục, lãnh đạo cũng như thực hiện tốt các chức năng khác của CBCĐ.

Ngoài ra trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ CBCĐ TCT Miền Trung cũng khá tốt, cụ thể theo tỷ lệ dưới đây:

Biểu đồ 3.9 : Cơ cấu CBCĐ theo trình độ lý luận chính trị của TCT Miền Trung năm 2013

36

Biểu đồ 3.10 : Cơ cấu CBCĐ theo trình độ lý luận chính trị của TCT Miền Trung năm 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Ngoại ngữ và tin học giúp CBCĐ thực hiện công việc một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay thì ngoại ngữ còn giúp CBCĐ tìm hiểu các thông tin cần thiết phục vụ cho công việc không những bằng các tài liệu trong nước mà còn tham khảo các tài liệu quốc tế về vấn đề cần tìm hiểu.

3.2.1.3 Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ Công đoàn

Nhằm nâng cao năng lực, trình độ và bản lĩnh cán bộ công đoàn đi đôi với đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn. Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và cơ cấu. TCT Miền Trung hàng năm đều dành một nguồn ngân sách nhất định cho công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác đoàn cũng như khả năng lãnh đạo cho đội ngũ CBCĐ trong toàn TCT. Ngân sách đào tạo cho đội ngũ CBCĐ qua các năm như sau:

37

(đơn vị triệu đồng)

Biểu đồ 3.11: Ngân sách đào tạo cho CBCĐ của TCT Miền Trung năm 2011 – 2013

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Với ngân sách dành cho đào tạo tăng qua các năm chứng tỏ TCT rất quan tâm tới hoạt động công đoàn cũng như thấy được lợi ích của hoạt động công đoàn trong việc làm ổn định tư tưởng của CBCNV giúp họ tập trung vào làm việc.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2018, trên 95% cán bộ chuyên trách Công đoàn có trình độ đại học, 90% trình độ lý luận trung, cao cấp trở lên (trừ HĐLĐ). Hằng năm, 100% cán bộ công đoàn chuyên trách, 80% cán bộ công đoàn không chuyên trách được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn.

Về kế hoạch công tác đào tạo: Với nguồn ngân sách có hạn và mặt khác CBCĐ

kiêm nhiệm vừa thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc đào tạo không được thực hiện cho 100% CBCĐ cùng một thời điểm được mà chia ra các đợt trong năm và theo thứ tự ưu tiên đào tạo cho CBCĐ mới gia nhập, ít kinh nghiệm trước.

Về các khóa đào tạo thì theo thứ tự ưu tiên: Khóa đào tạo do TCT tổ chức; khóa đào tạo do Liên đoàn thành phố tổ chức, khóa đào tạo do các trường liên quan đến công đoàn tổ chức, mời giáo viên tới TCT giảng dạy.

Phương pháp đào tạo, huấn luyện cán bộ công đoàn: Vì CBCĐ bao gồm cả cán bộ chuyên trách và không chuyên trách và hoạt động không những ở TCT mà còn có các công ty con, do vậy việc đào tạo đội ngũ CBCĐ tại TCT Miền Trung sử dụng nhiều phương pháp đào tạo khác nhau tùy vào từng đối tượng được đào tạo, nhưng tựu chung lại có các phương pháp đào tạo sau:

38

Huấn luyện trực tiếp: Dành cho các CBCĐ mới tham gia và còn ít kinh nghiệm,

thông qua những hoạt động cụ thể thì những CBCĐ chủ chốt sẽ được phân công kèm cặp, chỉ bảo cho CBCĐ mới. Mục đích nhằm truyền đạt một cách nhanh nhất các kiến thức cơ bản cần có của CBCĐ cũng như các kỹ năng trong hoạt động công đoàn.

Huấn luyện trợ giúp: Áp dụng đối với các CBCĐ đã hoạt động khá lâu và có

kinh nghiệm. Người huấn luyện đóng vai trò hướng dẫn hoặc tạo điều kiện thuận lợi trong công tác hoạt động công đoàn cho người được hướng dẫn và dựa trên kết quả hoạt động thì chỉ ra các điểm mạnh, điểm hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huấn luyện từ xa: Vì TCT Miền Trung có rất nhiều công ty con không nằm tập

trung tại TCT do vậy các CBCĐ tại TCT khi có chương trình đào tạo cần truyền đạt cho các cấp công đoàn cơ sở thì ngoài hình thức trực tiếp, đôi khi sử dụng hình thức huấn luyện từ xa áp dụng CNTT vào trong quá trình huấn luyện, đào tạo của mình nhằm giảm thiểu thời gian của CBCĐ cấp cơ sở.

Các khóa đào tạo cho CBCĐ được tổ chức thường xuyên và lien tục qua các năm với nhiều các khóa học khác nhau.

Bảng 3.2: Các khóa đào tạo CBCĐ năm 2011 - 2013

Nội dung đào tạo

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số ngƣời Số ngƣời Số ngƣời

Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn 130 139 105 Đào tạo, bồi dưỡng về công tác tổ chức CBCĐ 30 45 41 Công tác tuyên truyền giáo dục công nhân viên

chức lao động 102 109 105

Bồi dưỡng về kiến thức pháp luật 60 63 71

Thay đổi kinh nghiệm về hoạt động Công đoàn 62 49 64

Phương pháp hoạt động công đoàn 40 40 50

Nguồn: Phòng TC – HC – TCT Miền Trung

Các khóa đào tạo được tổ chức gần như đầy đủ các nội dung cần thiết cho CBCĐ từ nghiệp vụ công đoàn, công tác tổ chức CBCĐ, công tác tuyên truyền giáo

39

dục, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phương pháp hoạt động công đoàn, … Tuy nhiên có khóa nghiệp vụ công đoàn và công tác tuyên truyền thì số lượng CBCĐ được đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất 30%, các khóa khác chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tuy nhiên để CBCĐ hoạt động tốt hơn nữa thì Công đoàn TCT nên tổ chức cho nhiều CBCĐ tham

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung (Trang 38)