Giải pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung (Trang 71)

4.2.1. Đổi mới phƣơng thức hoạt động của công đoàn

Tại TCT Miền Trung các hoạt động chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp của CBCĐ cho NLĐ chưa đạt kết quả như mong muốn, cụ thể: Công tác xây dựng lương thưởng thì mức tăng lương chưa đáp ứng với mức sống ngày càng tăng của CBCNV; còn tồn tại việc ký nhiều HĐLĐ thời vụ đối với NLĐ nên ảnh hưởng đến nghĩa vụ tham gia bảo hiểm cho các đối tượng này; Công tác xây dựng và thực hiện các cơ chế quản lý mới thì tỷ lệ CBCĐ có khả năng tham gia có kết quả là rất thấp chiếm chưa tới 50%.

Do vậy để hoạt động Công đoàn tại TCT Miền Trung làm tốt các chức năng của mình thì phải đổi mới phương thức hoạt động của Công đoàn, cụ thể trước mắt là các hoạt động sau:

Đổi mới hoạt động Công đoàn trong việc chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động.

Công việc chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng cho người lao động thì CBCĐ và người lao động phải nhận thức sâu sắc rằng lợi ích của NLĐ gắn liền với lợi ích của tập thể và của công ty; Công ty có phát triển vững mạnh là sự đảm bảo tương lai lâu dài cho NLĐ và mặt khác công ty muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì nguồn nhân lực của công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng và là yếu tố then chốt cho sự tồn tại va phát triển này.

Đề làm được điều này thì công đoàn phải là cầu nối vững chắc giữa ban lãnh đạo TCT và người lao động; công đoàn là người bạn đồng hành cùng ban lãnh đạo TCT xây dựng công ty phát triển bền vững.

62

CBCĐ hướng dẫn NLĐ ký kết HĐLĐ cá nhân theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt theo nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 thì 1 NSDLĐ không được ký quá 3 HĐLĐ đối với 1 NLĐ.

CBCĐ chủ động xây dựng và thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể và đây là một văn bản quy phạm pháp luật trong công ty để bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ; giáo dục và vận động nâng cao nhận thức của NLĐ về trách nhiệm của tập thể NLĐ đối với công ty trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ lao động.

CBCĐ phải bám sát tình hình sản xuất, hoạt động kinh doanh của công ty để có những động viên kịp thời nhằm nâng cao hiệu suất lao động của CBCNV để giúp công ty đạt được các mục tiêu đề ra. Qua điều này thì ban lãnh đạo công ty sẽ tin tưởng Công đoàn hơn và tạo điều kiện cho CĐ phát triển. Bên cạnh đó CBCĐ cũng phải thường xuyên gần gũi NLĐ để hiểu tâm tư nguyện vọng của họ và hướng hoạt động công đoàn vào những lý đo đó nhằm tạo uy tín, lòng tin của NLĐ với CĐ.

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng

Tổ chức phòng trào thi đua, khen thưởng trong công nhân, lao động là động lực phát triển sản xuất từ đó góp nhần nâng cao đời sống cho NLĐ. TCT Miền Trung là doanh nghiệp ngoài quốc doanh do đó không có hoạt động của chi bộ Đảng hay tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản HCM, do vậy Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục để CBCNV chấp hành tốt chế độ chính sách, pháp luật và tin tưởng vào chủ trương chính sách của nhà nước cũng như định hướng phát triển của TCT.

Tổ chức, phát động phong trào thi đua qua đó CBCNV có cơ hội rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề trở thành người lao động giỏi, nhân viên suất sắc và đồng thời cũng khẳng định được vai trò lãnh đạo của Công đoàn trong TCT.

Tuy nhiên, để tổ chức phong trào thi đua có hiệu quả thì CĐ phải xây dựng nội dung thi đua cụ thể, thiết thực và phù hợp với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm đó, kết hợp với các phòng ban chuyên môn trong TCT để đưa ra nội dung phù hợp và khả thi nhất. TCT Miền trung hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực xây lắp và sản xuất vật tư xây dựng nên các phong trào cải tiến trong thi công xây dựng hay cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ trong SXKD, ... là những nội dung vô cùng thiết thực.

Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục CBCNV

Mục đích của công tác tuyên truyền, giáo dục CBCNV không chỉ dừng lại ở việc tăng cường hiểu biết chính sách pháp luật mà còn phải làm cho NLĐ hiểu rõ hơn lợi ích

63

của công ty luôn gắn với lợi ích của NLĐ. Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay trong mọi ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực xây dựng thì để tồn tại và phát triển bền vững như TCT Miền Trung đã tạo rất nhiều công ăn việc làm cho NLĐ trong khu vực. Ngược lại nếu công ty làm ăn thua lỗ thì sẽ không đảm bảo công ăn việc làm và quyền lợi, từ đó nảy sinh các tiêu cực và ảnh hưởng không tốt tới xã hội.

Nội dung tuyên truyền cần hướng vào các nội dung mà NLĐ quan tâm như: Giới thiệu các chế độ chính sách mới liên quan thiết thực tới NLĐ như chính sách tiền lương, thưởng; bảo hộ lao động; các chính sách về BHXH, BHYT, BHTN; thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; kỷ luật lao động; chế độ nghỉ hưu; các chính sách của công ty và của bảo hiểm đối với lao động nữ.

Đổi mới nội dung phương pháp hoạt động tuyên truyền không chỉ dừng ở lý thuyết mà phải bằng nghệ thuật tuyên truyền cổ động với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, sinh động và Biểu đồ cảm; sử dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại; thời gian vừa phải, nội dung ngắn gọn.

Mặt khác, đổi mới phương thức hoạt động của công đoàn là phải phát huy dân chủ trong hoạt động công đoàn.

Điều quan trọng trong đổi mới phương thức hoạt động của công đoàn là phải tổng kết và xây dựng mô hình tổ chức của công đoàn các cấp.

4.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ tƣơng xứng với vai trò công đoàn

CBCĐ của TCT Miền Trung là các cán bộ kiêm nhiệm tức vừa tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của TCT, vừa tham gia hoạt động công đoàn và được xét duyệt vào BCH Công đoàn dựa trên yếu tố bình bầu và sự tự nguyện tham gia của cán bộ đó.

Đó là một tín hiệu tốt vì được sự tín nhiệm của CBCNV và sự nhiệt tình của CBCĐ trong hoạt động của mình. Tuy nhiên để hoạt động công đoàn phát huy được hiệu quả thì xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề cốt lõi bởi chính họ là những người nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người lao động để có những kiến nghị cho phù hợp với nhu cầu của người lao động cũng như xã hội.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn tương xứng với vai trò của công đoàn trong tổ chức thì trước tiên phải xây dựng tiêu chuẩn CBCĐ trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Về tiêu chuẩn CBCĐ, xuất phát từ đặc điểm đội ngũ này là cán bộ quần chúng, hoạt động trong tổ chức công đoàn, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

64

cơ bản là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBCNV; tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và tuyên truyền giáo dục CBCNV.

Một số tiêu chuẩn cán bộ công đoàn: Là người hiểu biết sản xuất, nguyện vọng của công nhân, viên chức, phải hiểu chính sách của Đảng, phải hiểu về quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật, phải biết dựa vào quần chúng, phát huy sức sáng tạo của quần chúng, học tập kinh nghiệm của quần chúng, tạo điều kiện cho họ nắm được những hiểu biết khoa học, kỹ thuật. Nếu cán bộ công đoàn không hiểu việc họ làm, không hiểu bằng họ, thì làm sao mà lãnh đạo được.

Công tác đánh giá CBCĐ phải thực hiện một cách khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, theo tiêu chuẩn, có nội dung và phương pháp đúng đắn; hết sức tránh tình trạng cảm tính của người đánh giá. Đánh giá đúng ưu điểm, mặt được sẽ có tác dụng động viên, thúc đẩy cán bộ phấn đấu. Nói đúng khuyết điểm, nhược điểm sẽ có tác dụng răn đe, ngăn chặn, chỉnh sửa.

Đối với CBCĐ, trong khả năng hành động còn phải xem đến khả năng tổ chức, vận động, tập hợp, thuyết phục CNVCLĐ vào hoạt động công đoàn.

Công tác quy hoạch cán bộ phải có chiến lược khoa học, chi tiết cụ thể. Công đoàn các cấp cần nhận thức rõ tính đặc thù của CBCĐ là cán bộ của quần chúng, hoạt động vì lợi ích của CNVCLĐ và do đoàn viên bầu lên. Công tác quy hoạch cán bộ phải được chú trọng thực hiện thường xuyên và đồng bộ ở tất cả các cấp công đoàn trên các mặt: tạo nguồn cán bộ; tuyển chọn cán bộ (cần dựa vào tiêu chuẩn CBCĐ từng cấp, từng chức danh) và xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cán bộ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ cho CBCĐ là vấn đề hết sức quan trọng, có vai trò quyết định đến nâng cao năng lực của họ. Công tác đào tạo CBCĐ bao gồm việc tổ chức, giảng dạy và học tập dài ngày, gắn giữa việc giáo dục nhân cách với cung cấp kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nhằm chuẩn bị cho người học có khả năng đảm nhận công việc nhất định. Bồi dưỡng CBCĐ là trang bị, tăng cường thêm kiến thức, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, tâm lý, tác phong công tác của họ.

Chú trọng đa dạng hóa hình thức đào tạo để mọi cán bộ có cơ hội, điều kiện được đào tạo. Đối với cán bộ trẻ, cán bộ tầm chiến lược cần được đào tạo cơ bản, tập trung ở nhiều cấp đào tạo (đại học và trên đại học) nhằm trang bị cho họ một cách hệ

65

thống và tương đối toàn diện những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên sâu kết hợp với nâng cao sự tự tu dưỡng đạo đức, lối sống, tự trang bị các kiến thức lý luận chính trị, pháp luật.

Đối với CBCĐ chuyên trách, cần phải đào tạo cơ bản, dài hạn để trang bị cho họ một cách hệ thống những kiến thức phục vụ cho công đoàn; định kỳ tham gia tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế để nâng cao năng lực. Do đặc thù của CBCĐ chủ yếu là không chuyên trách (kiêm nhiệm) và thường thay đổi sau mỗi nhiệm kỳ, nên các cấp công đoàn cần coi công tác bồi dưỡng cán bộ là giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ.

Đào tạo CBCĐ cho những năm tới sẽ căn cứ vào sự phát triển của tổ chức, nhu cầu cán bộ, quy hoạch cán bộ, vào công tác chuẩn bị cán bộ chủ chốt, dự nguồn trong các kỳ đại hội. Phải phân loại cán bộ và căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ để có hình thức đào tạo thích hợp. Tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ ngắn ngày, tạo điều kiện cho tất cả CBCĐ không chuyên trách từ ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở trở lên, nhất là cán bộ mới tham gia hoạt động ban chấp hành công đoàn lần đầu, đều được tập huấn hằng năm về phương pháp hoạt động công đoàn. Hằng năm, các cấp công đoàn phải có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ CBCĐ các cấp, nhất là cán bộ chuyên trách cả về nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.

Các cấp công đoàn cần củng cố, tăng cường tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo CBCĐ trong toàn hệ thống. Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương cần bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tăng cường hình thức bồi dưỡng tại cơ sở. Có kế hoạch đầu tư và nâng cao chất lượng các trường công đoàn hiện có để trở thành các trường chuyên ngành mạnh đào tạo CBCĐ. Nâng cao chất lượng giảng viên, nhất là giảng viên ngành công đoàn. Nâng cao chất lượng dạy và học, năng lực của các trường công đoàn, nhất là Trường Đại học Công đoàn và Trường Đại học Tôn Đức Thắng, xứng đáng với vai trò là các trường đại học đa ngành, trong đó đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học công đoàn và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác cho cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp.

Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, nhằm tạo ra môi trường, điều kiện cho CBCĐ rèn luyện, thử thách, phát triển, phấn đấu vươn lên. Đối với CBCĐ, việc

66

luân chuyển cần phải thật cụ thể, rõ ràng, công khai và chủ động, tránh gây xáo trộn lớn ảnh hưởng xấu đến phong trào công nhân và hoạt động công đoàn. Phương thức luân chuyển cán bộ phải đa dạng, kết hợp chặt chẽ với công tác đánh giá, quy hoạch và đào tạo cán bộ.

Để công tác quản lý CBCĐ có hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực, uy tín của cán bộ, cần tiến hành kiểm tra, giám sát từ hai phía: từ phía lãnh đạo quản lý (cấp ủy, thủ trưởng), ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn và từ phía đoàn viên, CNVCLĐ. Trong công tác quản lý CBCĐ, cần coi trọng việc tự đánh giá, quản lý của chính mỗi người cán bộ. Do vậy, các cấp công đoàn cần đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, coi đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý cán bộ.

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách khuyến khích lợi ích, động viên tinh thần đối với CBCĐ. Các cấp công đoàn cần bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ chính sách chung cho cán bộ thuộc trách nhiệm quản lý của mình, đồng thời có các chế độ đãi ngộ thích hợp cho CBCĐ trong tình hình cụ thể để khuyến khích và tạo điều kiện cho họ hoạt động.

Tổ chức công đoàn phải chủ động xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách bảo vệ, đãi ngộ CBCĐ, trước hết là cán bộ chuyên trách, theo các nguyên tắc cơ bản sau: Chế độ, chính sách đối với CBCĐ phải trên cơ sở chế độ, chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước; bảo đảm hài hoà và không mâu thuẫn với chế độ, chính sách của các loại cán bộ khác; bảo đảm quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, hiệu quả công tác; khuyến khích cả vật chất lẫn tinh thần tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người được làm việc, cống hiến và thể hiện năng lực nhằm kích thích tính sáng tạo, có sức hấp dẫn lôi cuốn mọi người nỗ lực phấn đấu vươn lên./.

Cần rà soát lại đội ngũ cán bộ công đoàn. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Đầu tư kinh phí thoả đáng cho việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Rà soát lại mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, kỹ năng cho cán bộ công đoàn.

Mặt khác, bản thân cán bộ công đoàn cần rèn luyện, nâng cao bản lĩnh và phải nhận thức đúng, làm đúng, nói đúng, dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động.

67

Cán bộ công đoàn phải lấy người lao động và đoàn viên công đoàn là mục tiêu, là động lực chứ không phải phương tiện hoạt động.

4.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chung cho đội ngũ cán bộ công đoàn

Giải pháp đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ công đoàn là giải pháp được rất nhiều nơi thực hiện từ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tới Liên đoàn các tỉnh thành phố hay các công đoàn cấp cơ sở như

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn tại Tổng công ty Miền Trung (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)