Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về dịch vụ vận tải biển

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam trong tổ chức thương mại thế giới về dịch vụ vận tải biển và những tác động đối với Việt Nam (Trang 72)

Cơ sở đề xuất: Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống pháp luật đã được điều chỉnh và hoàn thiện dần dần, phù hợp với các quy định quốc tế để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải biển kinh doanh và hoạt động. Những xung đột về các

quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật cần được thống nhất để giúp cho các doanh nghiệp không bị nhầm lẫn hay bối rối trong hoạt động. Ví dụ, khoản 4 điều 29 của Luật đầu tư 2005 quy định điều kiện để “Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước” đó là các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Điều lệ của doanh nghiệp trở lên. Trong khi đó, khoản 3 Điều 11 của Nghị định 102/2010/NĐ-CP lại quy định “Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước”. Sự không thống nhất về chủ thể trong các nội dung được quy định này gây ra những bối rối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mặt khác, như đã phân tích trong phần tác động tích cực, hệ thống pháp luật của Việt Nam cần hoàn thiện để phù hợp với các cam kết của Việt Nam về vận tải biển nhằm tạo ra hệ thống pháp luật hiện đại, minh bạch, rõ ràng và thống nhất, từ đó thúc đẩy ngành vận tải biển phát triển.

Nội dung giải pháp: Chính phủ hoàn thiện và thống nhất những văn bản luật chuyên ngành như Bộ luật Hàng hải 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Hải quan, Luật Đầu tư, v.v và bổ sung, sửa đổi hoặc các văn bản dưới luật để đảm bảo hệ thống pháp luật chuyên ngành rõ ràng, cụ thể, khả thi và thống nhất, phù hợp với các Công ước và Hiệp định quốc tế, tạo điều kiện cho ngành vận tải biển phát triển.

Kết quả đạt được: Việc hoàn thiện hệ thống pháp lý sẽ giúp tạo ra môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng, là nền tảng vững chắc cho việc đầu tư và kinh doanh của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực vận tải biển, góp phần đạt được những mục tiêu đã được đề ra trong Quy hoạch chiến lược phát triển vận tải biển đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam trong tổ chức thương mại thế giới về dịch vụ vận tải biển và những tác động đối với Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)