0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tuyến hàng hải và giá cước

Một phần của tài liệu THỰC THI CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 38 -38 )

Phần lớn đội tàu Việt Nam chạy nội địa và có tàu chạy một số tuyến quốc tế. Hiện nay, trong đội tàu biển Việt Nam chỉ có một vài doanh nghiệp chủ tàu khai thác các tuyến đường biển quốc tế. Đội tàu Việt Nam chủ yếu chuyên chở đến Trung Quốc, một số nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Một số doanh nghiệp Việt Nam có các tàu chở hàng khô chạy trên các tuyến hàng hải đi Châu Âu và Bắc Mỹ như Vinalines, Gemadept, v.v, hay các tàu container chạy gom hàng cho cho các hãng tàu lớn trong khu vực Đông Nam Á và qua các cảng ở Singapore và Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Không chỉ bị cạnh tranh về vận tải biển quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài về vận tải biển nội địa. Các hãng tàu nước ngoài đã tham gia vận tải nội địa để khép kín quy trình giao nhận. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 38 tàu có quốc tịch nước ngoài tham gia vận chuyển hàng

hóa nội địa với nhiều loại tàu khác nhau và tổng trọng tải lớn hơn 640.000 DWT. Có thể thấy trọng tải các tàu nước ngoài tham gia vận tải nội địa lớn hơn 1/10 tổng trọng tải đội tàu biển Việt Nam.

Hiện nay, tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước làm cho giá cước vận tải không ổn định và phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài. Sự phát triển đầu tư tràn lan và theo tâm lí đám đông của các doanh nghiệp Việt Nam làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển Việt Nam yếu. Không những vậy, việc các doanh nghiệp trong nước có “thói quen” xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF làm cho các doanh nghiệp vận tải thiếu hàng hóa để vận chuyển. Chính vì thế, thị trường giá cước phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp vận tải nước ngoài. Giá cước các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trả cho các hãng tàu nước ngoài rất cao. Ví dụ như giá cước vận chuyển hàng thông thường từ Hồ Chí Minh đi Hà Lan là 1.800 USD/container (20 feet) chưa tính phí và các phụ phí khác thì cuối tháng 4/2012 là 2.600USD/container (20 feet).Trong khi đó, các chủ tàu Việt Nam, để gia tăng tính cạnh tranh, sẵn sàng giảm giá cước hay đưa ra những chiến lược giá khuyến mãi, nhưng vẫn không thể cạnh tranh với các chủ tàu nước ngoài và không đủ nguồn hàng hóa để vận chuyển.

Một phần của tài liệu THỰC THI CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 38 -38 )

×