Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại một số dự án trên địa bàn thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 43)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởngkinh tếvà chuyểndịchcơcấukinh tế

Trong giai đoạn từ 2010-2013 Thành phố Hà Giang có mức tăng trưởng liên tục và ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố năm 2010 là 17,22%, năm 2011 đạt 17,86%, năm 2012 thực hiện đạt 18,08%, năm 2013 thực hiện đạt 18,52%.

Hình 3.1. Tăng trưởngkinh tếTP Hà Giang giaiđoạn2010-2013

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại - công nghiệp xây dựng. Cụ thể: Khu vực dịch vụ luôn đóng vai trò chủ đạo từ 65,0% năm 2010 lên 70,44% năm 2013. Trong khi đó công nghiệp TTCN -XD chiếm 23,97% năm 2010; 24,12% năm 2013. Hiện, lĩnh vực Nông, lâm nghiệp - Thuỷ sản chỉ chiếm 11,03% năm 2010 và giảm xuống còn 5,44% năm 2013.

3.1.2.2. Thựctrạngphát triểncác ngành kinh tế

*Khu vựckinh tế nông, lâm, ngư nghiệp:Khu vực kinh tế nông lâm ngư nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thành phố, giá trị sản xuất của ngành năm 2010 là 24,10 tỷ đồng, năm 2013 đạt 98,8 tỷ đồng. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phục vụ đô thị, đầu tư sản xuất đã gắn liền với chế biến tiêu thụ sản phẩm.

* Khu vực kinh tếcông nghiệp –xây dựng:Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng của thành phố trong thời gian vừa qua đã đạt được một số thành tựu nhất định, bước đầu đã có những bước chuyển biến tích cực trong sản xuất và thu hút nguồn lực để đầu tư phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 194,40 tỷ đồng, đến năm 2013 đã tăng lên 326,00 tỷ đồng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng bình quân 14,0%/năm, chiếm 23,97% trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

* Khu vực kinh tếthương mại - dịch vụ: Là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, giá trị sản xuất liên tục tăng, năm 2010 đạt 908,0 tỷ đồng, năm 2013 đạt 955,0 tỷ đồng.

3.1.2.3.Dân số, laođộng, việclàm và thu nhập

* Dân số: Dân số của thành phố Hà Giang năm 2011 là 50.070 người. Trong đó, dân số nội thành là 38.134 người; dân số ngoại thành là 11.936 người (chiếm 28,84% tổng dân số toàn thành phố). Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm giai đoạn 2005 - 2010 là 3,13 %, trong đó tăng cơ học là2%, tăng tự nhiên là 1,13%. Dân số tập trung nhiều ở các phường Minh Khai (11.609 người), Nguyễn Trãi (9.808 người), Trần Phú (7.873 người).

* Lao động – việc làm:Nguồn lao động của thành phố khá dồi dào, nhưng số lao động hầu hết được đào tạo và chuyên sâu. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của thành phố chiếm 76,0%. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 35,0% tổng số lao động của thành phố. Lao đồng qua đào tạo phần lớn là cán bộ làm việc trong cơ quan quản lý Nhà nước và hoạt động trong các ngành phi nông nghiệp.

3.1.2.4.Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Quá trình hình thành và phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư nông thôn gắn liền với sự phát triển kinh tế và mở rộng quy mô đô thị của thành phố; thành phố Hà Giang hiện có 8 đơn vị hành chính bao gồm 05 phường và 03 xã, được chia thành 99 tổ dân phố, thôn, bản. Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực và tập trung với mật độ cao ở khu vực các phường Trần Phú, Minh Khai, Nguyễn Trãi.

Các điểm dân cư nông thôn hiện còn tập trung ở 25 thôn, bản thuộc các xã Ngọc Đường, Phương Thiện và Phương Độ; mặc dù đã được đầu tư xây dựng, xong nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng trong các khu dân cư nông thôn của thành phố vẫn còn thiếu, một số bị xuống cấp.

3.1.2.5. Thựctrạngphát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

* Giao thông: hệ thống đường giao thông đối ngoại qua thành phố Hà Giang bao gồm QL2 đi cửa khẩu Thanh Thuỷ; QL4C đi Đồng Văn - Mèo Vạc - cửa khẩu Phó Bảng, QL34 đi Cao Bằng đều là đường chiến lược quốc gia có chất lượng tốt.

* Thuỷ lợi: Mạng lưới sông, suối của thành phố Hà Giang dày đặc, nhưng mật độ không đều, nhiều thác ghềnh thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển thuỷ điện và hồ chứa nước, để cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất tại địa phương, đồng thời dùng nước cung cấp cho dân sinh, cho sản xuất nông lâm nghiệp. Toàn thành phố đã kiên cố hoá được 48,0 km.

* Giáo dục-Đào tạo:Thành phố có 34 trường học từ mầm non đến phổ thông trung học, trong đó có11 trường tiểu học với 147 lớp; 7 trường THCS với 99 lớp; 3 trường PTTH với 64 lớp; 12 trường mầm non công lập và 1 trường mầm non tư thục. Các trường được xây dựng kiên cố và phân bố theo phường, xã. Đến nay có 20 trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

* Y tế: Hệ thống công trình y tế trên địa bàn thành phố tương đối hoàn chỉnh. Hiện nay, trên toàn thành phố có 6,19 ha đất sử dụng vào mục đích y tế. Tại mỗi phường, xã đều có trạm y tế. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai có hiệu quả.

* Văn hoá- thể dục, thể thao:Phát triển tương đối tốt cả về số lượng và quy mô, nội dung và hình thức theo phương châm lành mạnh hóa, đa dạng hóa và xã hội hóa. Tại mỗi phường, xã đều có các nhà văn hoá để phục vụ các sinh hoạt của tổ hoặc liên tổ dân phố.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại một số dự án trên địa bàn thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)