Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại một số dự án trên địa bàn thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 41)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hà Giang là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang trong toạ độ địa lý từ 22045' đến 22048' vĩ độ Bắc và từ 104047' đến 105003' kinh độ Đông.

Phía Bắc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Vị Xuyên; Phía Đông Nam giáp huyện Bắc Mê.

Nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Hà Giang, cách cửa khẩu Thanh Thuỷ 23 km và cách thành phố Tuyên Quang khoảng 153km. Trên địa bàn thành phố có Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch trong trục trung chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

3.1.1.2.Địahình, địamạo

Nằm trong vùng chuyển tiếp của các thành phố núi đá vùng cao và các thành phố núi đất vùng thấp, thành phố Hà Giang có địa hình tương đối phức tạp theo hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi thấp tập trung nhiều ở khu vực phía Tây xã Phương Độ, một phần ở xã Ngọc Đường và phường Quang Trung. Địa hình thung lũng gồm các dải đất bằng thoải hoặc lượng sóng ven sông Lô và sông Miện.

3.1.1.3. Khí hậu

Nhiệt độ bình quân cả năm 22,70C, nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 4 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.2000C. Lượng mưa bình quân hằng năm 2.430 mm nhưng phân bố không đồng đều.

3.1.1.4. Chế độ thuỷvăn

Thành phố Hà Giang chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thuỷ văn của hệ thống các sông và suối nhỏ, trong đó sông Lô là lớn nhất, đoạn chảy qua thành phố dài gần 30 km, mực nước mùa cạn là 96,74 m, mùa lũ là 101,0 – 104 m.

Sông Miễn bắt nguồn từ Bát Đại Sơn suống thành phố Hà Giang đổ vào sông Lô tại phường Trần Phú, chiều dài sông khoảng 58 km, đoạn qua thành phố Hà Giang dài khoảng 9 km. Đặc điểm của các sông, suối ở đây là lòng hẹp và khá dốc, do đó trong điều kiện mưa lớn và tập trung đã tạo nên dòng chảy mạnh, gây lũ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và giao thông.

3.1.1.5. Các nguồntài nguyên * Tài nguyênđất

Đất đai của thành phố Hà Giang được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó có thể chia đất của thành phố thành 4 nhóm đất chính (nhóm đất phù sa, nhóm đất Gley, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ) , 8 đơn vị đất và 15 đơn vị đất phụ.

* Tài nguyên nước

- Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của thành phố bao gồm các con sông chính như sông Lô, sông Miện và hệ thống các suối, hồ, ao khác.

- Nước ngầm: Hiện nay thành phố đang có một số giếng khoan nước ngầm ở độ sâu trên 100 m với lưu lượng từ 0,1 - 0,3 l/s. Nhìn chung mực nước ngầm của thành phố khá sâu, lưu lượng ít, hạn chế đến việc khai thác dùng cho sinh hoạt của nhân dân.

* Tài nguyên rừng

Thành phố Hà Giang có diện tích đất rừng 9.546,07 ha, chiếm 83,47% diện tích tự nhiên và nếu tính cả diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì thành phố có khoảng 9.640,00 ha, chiếm 71,99% diện tích tự nhiên. Mặc dù đất lâm nghiệp có tỷ lệ khá trong cơ cấu sử dụng đất, song phần lớn các loại rừng của thành phố đều là rừng trồng và rừng tái sinh nên chất lượng và trữ lượng không cao.

* Tài nguyên nhân văn

Thành phố Hà Giang có một nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, với trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo nên sự đa dạng về phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống và lễ hội. Nhân dân các dân tộc trong thành phố có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại một số dự án trên địa bàn thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)