4. Ý nghĩa của đề tài
3.4. Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn TPHG
- Hiệu quả kinh tế: Đối với nhà nước thông qua so sánh giá trị thu được thông qua đấu giá so với giá sàn; Đối với người có nhu cầu sử dụng đất ( tiền tiết kiệm được so với mua mảnh đất có cùng diện tích tại thời điểm trúng giá.)
- Hiệu quả xã hội: Mức độ hài lòng của những người tham gia, tính minh bạch, lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư cần đất và địa phương có đất giao để đấu thầu, hạn chế tiêu cực, xoá bỏ đầu cơ, nâng giá trục lợi,….
- Hiệu quả đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai: Kích thích thị trường bất động sản phát triển theo đúng quy luật cung cầu….đất đai là loại hàng hoá đặc biệt, bình ổn giá cả thị trường bất động sản.. Công tác quản lý đất đai thuận lợi về các mặt: Sử dụng đất đai hiệu quả; tiết kiệm; công tác cấp giấy; chuyển đổi những khu vực đất nông nghiệp xen ghép sang khu dân cư…
2.3.5. Đềxuấtmộtsốgiảiphápđốivớicông tácđấugiá QSDĐ
- Về chính sách của Nhà nước
- Gíải pháp về kỹ thuật (Giá đất, quy trình, cách thức tổ chức đấu giá...). - Các giải pháp về cơ chế tài chính.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thậpsốliệuthứcấp
Thu thập, hệ thống hoá và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan trung ương, của Tỉnh, của các Huyện, thành phố và các Viện nghiên cứu, trường đại học…
Thu thập kết quả đấu giá QSDĐ của TPHG của 3 dự án đã thực hiện việc đấu giá QSDĐ tại phòng Tài nguyên và Môi trường và phòng Tài chính kế hoạch TPHG.
2.4.2. Phương pháp thu thậpsốliệusơcấpdựavào bảnghỏi
Phỏng vấn trực tiếp người trúng đấu giá QSDĐ về những nhận xét của họ đối với các vấn đề: giá đất họ trúng thầu cao hay thấp, so với giá thị trường tiết kiệm được bao nhiêu tiền; tính minh bạch; quy trình đấu giá có rườm rà không?; vấn đề môi trường tại khu đất đấu giá có tốt hơn khu dân cư mua đất tự do về các mặt: giao thông; hệ thống cấp nước sạch; thu gom rác thải, nước thải; sự hài lòng của người trúng thầu. Điều tra tổng số 36 phiếu, trong đó số phiếu cho mỗi dự án bằng tổng số người trúng đấu giá QSDĐ của dự án đó.
2.4.3. Phương pháp phân tích, thốngkê so sánh
Phương pháp này được áp dụng để đánh giá hiệu quả về kinh tế giữa đấu giá QSDĐ với giao đất thu tiền; mua bán đất tự do trong khu vực liền kề và giá trúng thầu so với giá khởi điểm thông qua định tính và cả định lượng. Riêng đánh giá hiệu quả xã hội và quản lý chủ yếu mang tính định tính.
2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý, các chuyên gia bất động sản; các văn phòng môi giới bất động sản về các lĩnh vực giá, quy trình đấu giá, giải pháp nâng cao hiệu quả của đấu giá QSDĐ.
2.4.5. Phương pháp sửlý sốliệubằngcác phầnmềmmáy tính
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của Thành phố Hà Giang
3.1.1. Điềukiệntựnhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hà Giang là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang trong toạ độ địa lý từ 22045' đến 22048' vĩ độ Bắc và từ 104047' đến 105003' kinh độ Đông.
Phía Bắc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Vị Xuyên; Phía Đông Nam giáp huyện Bắc Mê.
Nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Hà Giang, cách cửa khẩu Thanh Thuỷ 23 km và cách thành phố Tuyên Quang khoảng 153km. Trên địa bàn thành phố có Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch trong trục trung chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
3.1.1.2.Địahình, địamạo
Nằm trong vùng chuyển tiếp của các thành phố núi đá vùng cao và các thành phố núi đất vùng thấp, thành phố Hà Giang có địa hình tương đối phức tạp theo hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi thấp tập trung nhiều ở khu vực phía Tây xã Phương Độ, một phần ở xã Ngọc Đường và phường Quang Trung. Địa hình thung lũng gồm các dải đất bằng thoải hoặc lượng sóng ven sông Lô và sông Miện.
3.1.1.3. Khí hậu
Nhiệt độ bình quân cả năm 22,70C, nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 4 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.2000C. Lượng mưa bình quân hằng năm 2.430 mm nhưng phân bố không đồng đều.
3.1.1.4. Chế độ thuỷvăn
Thành phố Hà Giang chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thuỷ văn của hệ thống các sông và suối nhỏ, trong đó sông Lô là lớn nhất, đoạn chảy qua thành phố dài gần 30 km, mực nước mùa cạn là 96,74 m, mùa lũ là 101,0 – 104 m.
Sông Miễn bắt nguồn từ Bát Đại Sơn suống thành phố Hà Giang đổ vào sông Lô tại phường Trần Phú, chiều dài sông khoảng 58 km, đoạn qua thành phố Hà Giang dài khoảng 9 km. Đặc điểm của các sông, suối ở đây là lòng hẹp và khá dốc, do đó trong điều kiện mưa lớn và tập trung đã tạo nên dòng chảy mạnh, gây lũ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và giao thông.
3.1.1.5. Các nguồntài nguyên * Tài nguyênđất
Đất đai của thành phố Hà Giang được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó có thể chia đất của thành phố thành 4 nhóm đất chính (nhóm đất phù sa, nhóm đất Gley, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ) , 8 đơn vị đất và 15 đơn vị đất phụ.
* Tài nguyên nước
- Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của thành phố bao gồm các con sông chính như sông Lô, sông Miện và hệ thống các suối, hồ, ao khác.
- Nước ngầm: Hiện nay thành phố đang có một số giếng khoan nước ngầm ở độ sâu trên 100 m với lưu lượng từ 0,1 - 0,3 l/s. Nhìn chung mực nước ngầm của thành phố khá sâu, lưu lượng ít, hạn chế đến việc khai thác dùng cho sinh hoạt của nhân dân.
* Tài nguyên rừng
Thành phố Hà Giang có diện tích đất rừng 9.546,07 ha, chiếm 83,47% diện tích tự nhiên và nếu tính cả diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì thành phố có khoảng 9.640,00 ha, chiếm 71,99% diện tích tự nhiên. Mặc dù đất lâm nghiệp có tỷ lệ khá trong cơ cấu sử dụng đất, song phần lớn các loại rừng của thành phố đều là rừng trồng và rừng tái sinh nên chất lượng và trữ lượng không cao.
* Tài nguyên nhân văn
Thành phố Hà Giang có một nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, với trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo nên sự đa dạng về phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống và lễ hội. Nhân dân các dân tộc trong thành phố có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên.
3.1.2. Thựctrạngphát triểnkinh tế- xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởngkinh tếvà chuyểndịchcơcấukinh tế
Trong giai đoạn từ 2010-2013 Thành phố Hà Giang có mức tăng trưởng liên tục và ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố năm 2010 là 17,22%, năm 2011 đạt 17,86%, năm 2012 thực hiện đạt 18,08%, năm 2013 thực hiện đạt 18,52%.
Hình 3.1. Tăng trưởngkinh tếTP Hà Giang giaiđoạn2010-2013
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại - công nghiệp xây dựng. Cụ thể: Khu vực dịch vụ luôn đóng vai trò chủ đạo từ 65,0% năm 2010 lên 70,44% năm 2013. Trong khi đó công nghiệp TTCN -XD chiếm 23,97% năm 2010; 24,12% năm 2013. Hiện, lĩnh vực Nông, lâm nghiệp - Thuỷ sản chỉ chiếm 11,03% năm 2010 và giảm xuống còn 5,44% năm 2013.
3.1.2.2. Thựctrạngphát triểncác ngành kinh tế
*Khu vựckinh tế nông, lâm, ngư nghiệp:Khu vực kinh tế nông lâm ngư nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thành phố, giá trị sản xuất của ngành năm 2010 là 24,10 tỷ đồng, năm 2013 đạt 98,8 tỷ đồng. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phục vụ đô thị, đầu tư sản xuất đã gắn liền với chế biến tiêu thụ sản phẩm.
* Khu vực kinh tếcông nghiệp –xây dựng:Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng của thành phố trong thời gian vừa qua đã đạt được một số thành tựu nhất định, bước đầu đã có những bước chuyển biến tích cực trong sản xuất và thu hút nguồn lực để đầu tư phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 194,40 tỷ đồng, đến năm 2013 đã tăng lên 326,00 tỷ đồng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng bình quân 14,0%/năm, chiếm 23,97% trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
* Khu vực kinh tếthương mại - dịch vụ: Là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, giá trị sản xuất liên tục tăng, năm 2010 đạt 908,0 tỷ đồng, năm 2013 đạt 955,0 tỷ đồng.
3.1.2.3.Dân số, laođộng, việclàm và thu nhập
* Dân số: Dân số của thành phố Hà Giang năm 2011 là 50.070 người. Trong đó, dân số nội thành là 38.134 người; dân số ngoại thành là 11.936 người (chiếm 28,84% tổng dân số toàn thành phố). Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm giai đoạn 2005 - 2010 là 3,13 %, trong đó tăng cơ học là2%, tăng tự nhiên là 1,13%. Dân số tập trung nhiều ở các phường Minh Khai (11.609 người), Nguyễn Trãi (9.808 người), Trần Phú (7.873 người).
* Lao động – việc làm:Nguồn lao động của thành phố khá dồi dào, nhưng số lao động hầu hết được đào tạo và chuyên sâu. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của thành phố chiếm 76,0%. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 35,0% tổng số lao động của thành phố. Lao đồng qua đào tạo phần lớn là cán bộ làm việc trong cơ quan quản lý Nhà nước và hoạt động trong các ngành phi nông nghiệp.
3.1.2.4.Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Quá trình hình thành và phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư nông thôn gắn liền với sự phát triển kinh tế và mở rộng quy mô đô thị của thành phố; thành phố Hà Giang hiện có 8 đơn vị hành chính bao gồm 05 phường và 03 xã, được chia thành 99 tổ dân phố, thôn, bản. Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực và tập trung với mật độ cao ở khu vực các phường Trần Phú, Minh Khai, Nguyễn Trãi.
Các điểm dân cư nông thôn hiện còn tập trung ở 25 thôn, bản thuộc các xã Ngọc Đường, Phương Thiện và Phương Độ; mặc dù đã được đầu tư xây dựng, xong nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng trong các khu dân cư nông thôn của thành phố vẫn còn thiếu, một số bị xuống cấp.
3.1.2.5. Thựctrạngphát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
* Giao thông: hệ thống đường giao thông đối ngoại qua thành phố Hà Giang bao gồm QL2 đi cửa khẩu Thanh Thuỷ; QL4C đi Đồng Văn - Mèo Vạc - cửa khẩu Phó Bảng, QL34 đi Cao Bằng đều là đường chiến lược quốc gia có chất lượng tốt.
* Thuỷ lợi: Mạng lưới sông, suối của thành phố Hà Giang dày đặc, nhưng mật độ không đều, nhiều thác ghềnh thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển thuỷ điện và hồ chứa nước, để cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất tại địa phương, đồng thời dùng nước cung cấp cho dân sinh, cho sản xuất nông lâm nghiệp. Toàn thành phố đã kiên cố hoá được 48,0 km.
* Giáo dục-Đào tạo:Thành phố có 34 trường học từ mầm non đến phổ thông trung học, trong đó có11 trường tiểu học với 147 lớp; 7 trường THCS với 99 lớp; 3 trường PTTH với 64 lớp; 12 trường mầm non công lập và 1 trường mầm non tư thục. Các trường được xây dựng kiên cố và phân bố theo phường, xã. Đến nay có 20 trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.
* Y tế: Hệ thống công trình y tế trên địa bàn thành phố tương đối hoàn chỉnh. Hiện nay, trên toàn thành phố có 6,19 ha đất sử dụng vào mục đích y tế. Tại mỗi phường, xã đều có trạm y tế. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai có hiệu quả.
* Văn hoá- thể dục, thể thao:Phát triển tương đối tốt cả về số lượng và quy mô, nội dung và hình thức theo phương châm lành mạnh hóa, đa dạng hóa và xã hội hóa. Tại mỗi phường, xã đều có các nhà văn hoá để phục vụ các sinh hoạt của tổ hoặc liên tổ dân phố.
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất đai Thành phố Hà Giang năm 2013
Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Hà Giang năm 2013 là: 13.392,80 ha, trong đó:
-Đất nông nghiệp:11.437,19 ha, chiếm85,40% tổng diện tích tự nhiên. + Đất sản xuất nông nghiệp 1.808,16 ha, chiếm 15,81% tổng diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất lâm nghiệp 9.546,07 ha, chiếm 83,47% tổng diện tích đất nông nghiệp. + Đất nuôi trồng thuỷ sản 82,82 ha, chiếm 0,72 % tổng diện tích đất nông nghiệp.
-Đất phi nông nghiệp:có 1.282,80 ha, chiếm 9,58% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó:
+ Đất ở 343,26 ha, chiếm 26,76% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. + Đất chuyên dùng 607,71 ha, chiếm 47,37% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. + Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,36 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa 49,17 ha, chiếm 3,83% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 282,30 ha, chiếm 22,01% tổng diện tích phi nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng: có 672,81 ha, chiếm 5,02 % diện tích đất tự nhiên, trong đó:
+ Đất bằng chưa sử dụng 26,17 ha, chiếm 3,89% diện tích đất chưa sử dụng. + Đất đồi núi chưa sử dụng 516,05 ha, chiếm 76,70% diện tích đất chưa sử dụng. + Núi đá không có rừng cây 130,59 ha, chiếm 19,41% diện tích đất chưa sử dụng.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 13.392,80 100 1 Đất Nông nghiệp 11.437,19 85,40
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.808,16 13,50 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.486,11 11,10 1.1.1.1 Đất trồng lúa 894,24 6,68 1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước 426,87 3,19 1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại 467,37 3,49 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 591,87 4,42 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 322,05 2,40 1.2 Đất lâm nghiệp 9.546,07 71,28 1.2.1 Đất rừng sản xuất 4.597,83 34,33 1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất 2.387,45 17,83 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất 1.135,76 8,48 1.2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng SX 930,62 6,95 1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất 144,00 1,08 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 3.196,71 23,87 1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 2.657,51 19,84 1.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ 342,09 2,55 1.2.2.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng PH 197,11 1,47 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.751,53 13,08 1.2.3.1 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 1.743,84 13,02 1.2.3.2 Đất có rừng trồng đặc dụng 4,69 0,04 1.2.3.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng ĐD 3,00 0,02 1.3 Đất nuôitrồng thuỷ sản 82,82 0,62 1.4 Đất nông nghiệp khác 0,14 0,00
2 Đất phi nông nghiệp 1.282,80 9,58
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 20,82 0,16 2.2 Đất quốc phòng 175,78 1,31 2.3 Đất an ninh 18,52 0,14 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 23,31 0,17 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ 29,25 0,22 2.9 Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 1,29 0,01 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,36 0,00 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 49,17 0,37