Các biện pháp chủ yếu nhằm bình ổn tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn tiền tệ (Trang 76)

a. Chính sách chiết khấu

- Thông qua vai trò điều tiết vĩ mô của mình đối với nền kinh tế, NHTW có thể công bố thay đổi lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu làm thay đổi lãi suất tín dụng trên thị trường, tạo ra sự kích thích cần thiết đối với tư bản dị đồng nước ngoài. Từ đó dẫn tới sự thay đổi về lượng cung cầu ngoại tệ phù hợp, làm cho tỷ giá hối đoái được bình ổn.

- Ví dụ khi tỷ giá hối đoái tăng cao muốn làm tỷ giá xuống thì NHTW sẽ tăng lãi suất chiết khấu lên, từ đó lãi suất trên thị trường cũng tăng lên. Kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường quốctế sẽ chạy vào các ngân hàng trong nước mình, góp phần làm cho tỷ giá hối đoái có xu hướng hạ xuống. Ngược lại muốn phá giá tiền tệ, tăng giá ngoại tệ giảm giá trên thị trường trong nước để khuyến khích xuất khẩu, NHTW giảm lãi suất tái chiết khấu, chiết khấu. - Tuy nhiên, chính sách chiết khấu cũng chỉ có vai trò nhất định trong quá trình tác động tới tỷ giá hối đoái bởi vì giữa lãi suất và tỷ giá không phải luôn luôn có quan hệ trực tiếp.

b. Chính sách hối đoái

- Nguyên lý cớ bản của biện pháp này là: Nhà nước phải tạo cho được sự tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái. Cụ thể là NHTW, thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tạo ra khả năng thay đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường đề từ đó thực hiện mục tiêu bình ổn tỷ giá hối đoái của mình.

- Để thực hiện được chính sách này, đòi hỏi NHTW phải có quỹ dự trữ ngoại hối dồi dào để chủ động đối phó kịp thời trước sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường.

CÂU 86

Tiền tệ quốc tế là gì? Để đồng tiến quốc gia thực hiện được chức năng tiền tệ quốc tế cần phải thoả mãn những điều kiện cơ bản là gì?

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn tiền tệ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w