Cơ sở hình thành: Xuất phát từ chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán. Nội dung: Trên cơ sở tiền gửi huy động được, hệ thống ngân hàng thương mại thông qua hệ
thống cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản thì có thể tạo ra một lượng tiền gửi mới gấp nhiều lần lượng tiền gửi ban đầu. Do đó, tạo thêm bút tệ cho lưu thông. Khả năng tạo tiền gửi tối đa và tạo bút tệ tối đa được thể hiện thông qua phương trình sau:
∆ D = M x (1/rr – 1) (tạo bút tệ) D =M x 1/ rr (mở rộng tiền gở)
D: tổng số tiền gửi mở rộng M: tiền gửi ban đầu
rr: tỷ lệ dự trữ bắt buộc
∆D: số tiền bút tệ tạo được thêm n = 1/rr : hệ số mở rộng tiền gửi
k = 1/rr – 1 : hệ số tạo bút tệ
Điều kiện tạo bút tệ tối đa:
Khả năng tạo bút tệ tối đa của ngân hàng thương mại phụ thuộc 3 điều kiện sau: _ Phải cho vay và thanh toán 100% bằng chuyển khoản
_ Phải cho vay 100% số dư dự trữ, không có dự trữ thừa
_ Phải cho vay thông qua nhiều hệ thống ngân hàng, không bị ngắt quãng.
Một ngân hàng thương mại vẫn có khả năng tạo bút tệ nhưng số lượng ít và giới hạn vì không phải tất cả các khách hàng tham gia đều có tài khoản tại cùng một ngân hàng, điều này vi phạm điều kiện 3 của điều kiện tạo bút tệ tối đa vì thế cho vay và thanh toán bị ngắt quãng.
CÂU 34
Phân tích những điều kiện cho phép hệ thống ngân hàng thương mại tạo tiền tối đa? Trong trường hợp các điều kiện không được thoả mãn thì khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại có thể đạt như thế nào