Nam.
1. Khái niệm lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ % phản ánh tiền lãi (hay chi phí) phải trả tính trên tổng số tiền vốn vay trong một thời gian nhất định.
Ví dụ: Ông A cho ông B vay 100 triệu trong 12 tháng, ngày đáo hạn số tiền thanh toán là 106 triệu mức lãi suất % tháng là:
i = {(106 -100) /12 } : 100 x 100 = 0,5 %/tháng
2. Bản chất lãi suất
Thực chất, tiền lãi (lợi tức) chính là giá mà người đi vay phải trả cho người cho vay để có được quyền sử dụng.
Về vấn đề này, Mác chỉ rõ, lợi tức biểu hiện bên ngoài là giá cả tư bản cho vay được coi như hàng hoá nhưng thực chất nó chỉ là 1 hình thái của giá trị thặng dư. Nếu giá cả hàng hoá là hình thức tiền tệ của giá trị hàng hoá thì lợi tức KHÔNG phải là hình thức tiền tệ của tư bản cho vay. Do đó, Mác gọi lợi tức là 1 loại “giá cả không hợp lý” hoặc là “hình thức bí ẩn của giá cả”.
Từ điển quản lý tài chính ngân hàng của Pháp đã định nghĩa lãi (lợi tức ) như sau: “Lãi là tiền thù lao trả cho việc sử dụng 1 số vốn. Đó là giá thuê của đồng tiền” (từ điển Quản lý tài chính ngân hàng – viện tiền tệ tín dụng. NXB ngoại văn, trang 225)
Như vậy, xét về bản chất, lãi suất là công cụ phản ánh giá cả của vốn tín dụng.
3. Lãi suất tín dụng là phươn tiện kích thích các doanh nghiệp xa kinh doanh có hiệuquả quả
Đối với các doanh nghiệp, khi vay vốn để sản xuất kinh doanh, đến ngày đáo hạn phải trả và bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật, cho nên đòi hỏi việc sử dụng vốn phải tiết kiệm, có hiệu quả, phải thực sự quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi kích thích sản xuất có hiệu quả.