Do thích ứng của lợn con khi thay đổi môi trường sống là rất kém. Đặc biệt là ở giai đoạn lợn con chuyển từ môi trường sống trong bụng mẹ ra môi trường bên ngoài, từ nuôi dưỡng qua sữa mẹ đến chế độ tập ăn sớm.
Hơn nữa, sự thành thục và kém hoàn chỉnh về chức năng của các cơ quan nội tạng, nhất là bộ máy tiêu hóa, liên quan mật thiết đến sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi hoặc có hại trong ruột và sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. quá trình tuần hoàn chuyển từ tuần hoàn máu qua nhau thai sang tuần hoàn nhờ tim, phổi, toàn bộ máu ở mạch máu rốn qua gan. Sự cân bằng nhiệt ở lợn con cũng phải tự thiết lập để thích ứng với môi trường bên ngoài, không thể nhờ vào cân bằng nhiệt lượng của cơ thể mẹ như trong giai đoạn bào thai.
Quá trình chuyển hóa, cân bằng năng lượng từ giai đoạn bào thai sang giai đoạn sau khi sinh rất chậm, chưa thích ứng ngay nên dễ bị tác động bởi
môi trường. Nhờ quá trình Oxy hóa mô mỡ nên lợn còn điều chỉnh được thân nhiệt. Khả năng điều chỉnh thân nhiệt khác nhau ở lợn con là do mức độ phát triển khác nhau của mô mỡ của từng cá thể, từng loại gia súc.
Lợn con có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Acid amin là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn con. Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất nhanh, trong vòng 10 - 14 ngày, thể trọng tăng gấp 1/3 lần, sau 2 tháng tuổi khối lượng lợn con có thể tăng 14 - 15 lần so với sơ sinh. Nếu sữa mẹ không đảm bảo đủ chất lượng, trong khẩu phần ăn thiếu đạm, sự sinh trưởng của cơ thể sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, khả năng chống đỡ bệnh tật rất kém nên cơ thể dễ bị nhiễm bệnh.