Một số bệnh thuộc hội chứng tiêu chảy ở lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 48)

* Bệnh ỉa chảy phân trắng ở lợn con.

Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây nên nhưng chủ yếu là E. coli có sẵn trong đường tiêu hóa nhất là ở ruột già, gây ra cho lợn con theo mẹ từ 1-21 ngày tuổi tập trung chủ yếu trong 10 ngày đầu (Lê Văn Tạo, 2007) [16]. Tỷ lệ mắc nhiều vào những ngày mưa gió ẩm ướt, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác:

Do nhiễm khuẩn.

Do thức ăn không đảm bảo phẩm chất.

Triệu chứng lâm sàng: Lợn ỉa chảy dữ dội, phân màu vàng trắng hoặc

trắng xám, sau là vàng xanh, xám tùy theo lứa tuổi. Lợn ỉa chảy nhiều lần, phân dính bết vào hậu môn. Lợn gầy sút nhanh, bú kém đến bỏ bú, ủ rũ. Đi lại không vững, nôn ra sữa chưa tiêu, da, niêm mạc mắt, hậu môn nhợt nhạt. Tỷ lệ chết 40-70%, thậm chí lên tới 100% nếu không phát hiện điều trị kịp thời. Lợn rất dễ rơi vào trạng thái hôn mê và chết. Tỉ lệ lợn chết có thể giảm xuống 10% đối với lợn trên 2 tháng tuổi.

Bệnh tích: Lợn chết mất nước nghiêm trọng, xác khô, gan màu nâu đen.

Dạ dày chứa những cục sữa chưa tiêu và những nốt đen trên thành do đám nhồi máu. Ruột trương giãn to và xuất huyết, niêm mạc ruột bị hoại tử từng đám. Viêm ruột là hiện tượng phổ biến, viêm thành ruột, xuất huyết ở màng treo ruột, dạ dày chứa ít sữa đông đặc, vón, cá biệt có máu, mùi tanh. Trong ruột chứa phân màu vàng hay xám, hạch màng treo ruột sưng.

Một số thấy có trường hợp còn bị viêm phổi, xoang ngực, xoang bụng và màng phổi sưng chứa dịch thẩm xuất.

* Bệnh phó thương hàn.

Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Salmonella spp gây ra. Thường

xảy ra ở lợn sau cai sữa đến 5 tháng tuổi, nhưng cũng có thể thấy ở lợn thương phẩm và lợn giống. Bệnh gây chết đột ngột và sẩy thai. Tỷ lệ lợn trong đàn ốm và chết cao.

Triệu chứng lâm sàng: Thời gian nung bệnh có thể kéo dài 3-4 ngày.

Lợn con mắc bệnh nhưng nặng nhất ở 10 - 16 tuần tuổi.

Thể bại huyết: Thể thường gặp nhất là ở lợn con và tỷ lệ chết có khi lên đến 100% nếu không can thiệp kịp thời. Lợn bị quỵ nằm ì một chỗ, yếu và có triệu chứng thần kinh. Lợn bệnh thường chui rúc vào đống, ổ, trên tai xuất hiện những đám đỏ. Nhiệt độ cơ thể khoảng 40,6 - 41,7ºC, lợn thường chết trong vòng 24 - 48 giờ.

Thể viêm ruột cấp: Thường gặp ở lợn con sau khi bị thể bại huyết không chết. Lợn ỉa chảy toàn nước màu vàng nhạt, kèm theo những triệu chứng về hô hấp, thần kinh như bại liệt, run rẩy.

Thể mạn tính: Lợn bệnh gầy còm, thỉnh thoảng sốt và ỉa chảy kéo dài.

Bệnh tích: Xuất huyết lan tràn từ da đến phủ tạng, hạch lâm ba màu đá vân đỏ, gan và phổi xưng, đường tiêu hóa bị tổn thương nặng. Hạch màng treo ruột sưng to, niêm mạc dạ dày xuất huyết hoặc có những vết loét, niêm mạc ruột có nhiều vết loét hình cúc áo, bờ hoại tử, lách sưng to.

* Bệnh dịch tả lợn.

Nguyên nhân và cách lây truyền.

Bệnh dịch tả lợn do virus Tortoi sui thuộc giống Pestivirus, họ Flavoviridae và là ARN virus gây ra. Virus có sức đề kháng cao, có thể tồn

tại nhiều năm trong thịt ướp đông, 6 tháng trong thịt ướp muối và hun khói. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và hô hấp phía trên từ con ốm sang con khỏe. Từ đó virus thực bào đến các hạch lympho và tăng sinh, sau đó xâm nhập váo máu và các cơ quan.

Virus có thể lây qua nước tiểu, nước mắt, dịch mũi, rơm rác, qua nước rửa thịt và lòng lợn ốm chết tại ao hồ. Chuột, chim, chó, mèo, người, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện đều chở thành vật truyền bệnh.

Triệu chứng lâm sàng.

Thời gian ủ bệnh từ 4 - 8 ngày. Biểu hiện ở 3 thể: Quá cấp tính, cấp tính và mạn tính. Thể quá cấp tính lợn chết trong vòng từ 3 - 7 ngày, thể cấp tính trong vòng 9 - 19 ngày, thể mạn tính bệnh kéo dài 30 - 90 ngày.

Thể quá cấp tính: Bệnh phát đột ngột, đang khỏe bỏ ăn, ủ rũ, sốt 40 - 41 - 42ºC. Vùng da mỏng phía trong đùi, dưới bụng có chỗ đỏ ửng, sau tím lại, vật dãy dụa rồi chết, tỷ lệ chết 100%.

Thể cấp tính: Lợn trở lên chậm chạp, nằm chồng, đè lên nhau, biếng ăn đến bỏ ăn, sốt 41 - 42ºC. Triệu chứng đầu tiên có thể thấy là viêm kết mạc mắt, mắt đỏ, chỗ da mỏng có xuất huyết dưới da nhỏ như đầu đinh ghim, tụ thành đám đỏ sau đó tím bầm lại, điển hình như những chỗ da mỏng như tai, mõm. Mắt có nhử.

Phân lúc đầu táo, khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống 38 - 39ºC thì phân lỏng sau ỉa chảy vọt cần câu và có mùi tanh, khắm. Nhiều trường hợp nôn mửa.

Lợn gầy dạc hốc hác, tai sưng tấy, hoại tử. Đôi khi mất cân bằng đi lại siêu vẹo, co giật bại liệt...

Thể mạn tính: Thường xuyên xuất hiện ở lợn 2 - 3 tháng tuổi, bệnh kéo dài 30 - 90 ngày, lúc đầu lợn ỉa táo sau ỉa chảy vọt cần câu. Lợn bỏ ăn thất thường, các vết xuất huyết ở da bẹn, tai, mũi, bụng, chuyển từ màu đỏ sang tím, sau đó da bị hoại tử chóc ra từng mảng.

Khi bị ghép với các bệnh khác sẽ làm cho bệnh trở lên trầm trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bệnh tích.

Xuất huyết màu đỏ hoặc tím tràn lan ở những chỗ da mỏng, tai, mõm. Xuất huyết hạch lâm ba giống như quả dâu tây.

Vỏ thận xuất huyết lấm chấm, xuất huyết điểm (80% trường hợp), giống như vỏ trứng gà tây hay trứng cuốc (Nguyễn Đức Lưu và cs, 2004) [10].

Lách xuất huyết, nhồi huyết. Mép lách sưng tím, có hình răng cưa. Viêm ruột, loét rộng với những vết loét định hình tròn, đường kính 1 - 2 cm hình cúc áo ở hồi tràng.

Ngoài ra lợn còn mắc nhiều bệnh khác có hiện tượng tiêu chảy như: Bệnh do E. coli, bệnh viêm dạ dày, ruột ỉa chảy truyền nhiễm (T.G.E), bệnh ỉa chảy do Rotavirus, dịch ỉa chảy, bệnh do Clostridium perfringens, bệnh cầu trùng, bệnh thiếu vitamin, bệnh hồng lỵ, bệnh do lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 48)