Công tác khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 25)

Chăm sóc theo dõi tình hình sức khỏe một số đàn lợn hộ dân địa phương nơi thực tập, tham gia che chắn chuồng trại đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè, cho lơn ăn, vệ sinh chuồng trại.

Định kỳ tẩy giun sán cho đàn vật nuôi theo yêu cầu của các hộ dân. Tham gia trực, đỡ đẻ lợn, tham gia thiến lợn đực, tiêm bổ xung sắt cho lợn con, truyền tinh nhân tạo cho lợn nái động dục.

Tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ dân về chăn nuôi lợn, gà, cá, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, quy trình phòng bệnh và điều trị một số bệnh thông thường.

Tham gia thực hiện quy trình mẫu thí điểm cho một số hộ nông dân về kỹ thuật úm và phòng bệnh cho gà. Hướng dẫn trực tiếp người dân cách xác định nhiệt độ úm gà, phát hiện gió lùa, cách nhỏ vắc xin, chủng và tiêm vaccine cho gà, cách phát hiện gà bệnh.

Bảng 1.2. Kết quả phục vụ sản xuất

STT Nội dung công việc Số lượng (con)

Kết quả (an toàn, khỏi) Số lượng

(con)

Tỷ lệ (%)

1

Công tác tiêm phòng An toàn

Vắc xin dại chó 250 250 100

Vắc xin dịch tả lợn 850 850 100

Vắc xin tụ - dấu lợn 850 850 100

2

Công tác điều trị Khỏi

Bệnh phân trắng lợn con 429 400 93,24 Bệnh suyễn lợn 8 8 100 Bệnh tiêu chảy 5 5 100 3 Công tác khác Phối giống lợn 7 7 100 Thiến lợn nái 1 1 100 Thiến lợn đực 15 15 100 Đỡ đẻ lợn 3 3 100 Tiêm sắt cho lợn 350 350 100 1.3. Kết luận và đề nghị 1.3.1. Kết lun

Qua đợt thực tập này em thấy mình đã trưởng thành lên về nhiều mặt, rèn luyện cho mình được tác phong làm việc tốt, trao đổi, củng cố và nâng cao kiến thức cho bản thân, được tiếp xúc với người dân, được lắng nghe người dân hỏi về kỹ thuật chăn nuôi và thú y. Từ đó em đã tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý giá từ thực tế sản xuất.

Thực tế đã cho em tiếp cận với người dân địa phương, tạo được sự gắn bó đồng cảm với người dân.

Biết cách chẩn đoán và điều trị bệnh cho vật nuôi.

Cũng qua quá trình thực tập em cũng thấy mình có nhiều cố gắng hơn nữa, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của thầy, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp đi trước. Kết hợp những kiến thức đã có, đã học ở trường, em thấy rằng quá trình thực tập tại cơ sở sản xuất là rất cần thiết và bổ ích đối với bản thân cũng như tất cả các sinh viên trước khi ra trường.

1.3.2. Đề ngh

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh như công tác tiêm phòng theo công trình của nhà nước, giúp cho người dân hiểu và chấp hành tốt hơn.

Tăng cường mở các lớp đào tạo ngắn hạn tập huấn cho nhân dân địa phương về kỹ thuật Chăn nuôi - Thú y. Cách phát hiện, chẩn đoán một số bệnh thông thường trên đàn vật nuôi, cần có trương trình hỗ trợ bà con, tạo mô hình mẫu cho nhân dân học hỏi.

Cần tăng cường các đợt tập huấn cho cán bộ thú y xã, thôn để có đủ trình độ ứng phó với tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp.

Nhà nước cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ khuyến khích thú y viên địa phương nhiệt tình hơn trong công việc.

Trạm thú y, ban thú y cần được tăng cường cơ sở vật chất như trang thiết bị bảo hộ, kiểm dịch động vật, chẩn đoán bệnh súc.

Nhà trường cấn có biện pháp khuyến khích sinh viên tiến hành các đề tài ứng dụng, một phần nâng cao tay nghề mặt khác có thể chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho người dân, quảng bá thương hiệu của nhà trường.

Phần 2

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tên đề tài

“Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang” 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta liên tục phát triển ổn định với tốc độ cao, trong đó nông nghiệp là ngành đóng góp hết sức quan trọng vào sự tăng trưởng chung của đất nước. Ngành chăn nuôi, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn đã trở thành một ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chăn nuôi lợn không chỉ dừng lại ở tập quán chăn nuôi đơn thuần, mà càng ngày càng được người chăn nuôi chú ý đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao sản xuất, chất lượng. Đến nay, các sản phẩm chăn nuôi không những chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dung của nội địa mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Song song với ngành phát tình triển của chăn nuôi lợn thì cũng là lúc hang loạt các vấn đề về quản lý kỹ thuật đang đòi hỏi người chăn nuôi phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề về dịch bệnh đang gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi, nhất là những hộ chăn nuôi tập trung trình độ còn yếu kém.

Hiện nay, với sự nỗ lực của ngành Thú y một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã và đang được khống chế như Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Đóng dấu lợn...

Tuy nhiên, gần đây theo điều tra của một số nhà khoa học nước ta cho thấy bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vi khuẩn đường ruột E.coli gây ra vẫn đang gây thiệt hại đáng kể cho chăn nuôi tại các nông hộ và trang trại. Bệnh phân trắng lợn con đang có ra tăng trong cả nước, gây ra ảnh hưởng

không nhỏ tới sinh trưởng và phát triển của lợn con. Là loại bệnh hay mắc ở giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa, đặc biệt trong giai đoạn lợn con theo mẹ. Ngoài gây chết, bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế: giảm 20 - 40% đầu con, 25 - 30% trọng lượng bình quân xuất chuồng lúc cai sữa và 10 - 20% lúc giết mổ do bệnh phân trắng lợn con làm lợn con còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn. Đó là chưa kể đến chi phí khác về tiền thuốc điều trị, vật tư Thú y, về quản lý...

Việc sử dụng kháng sinh được coi là một trong những biện pháp có hiệu quả để phòng và điều trị một số bệnh cho gia súc, gia cầm nói chung và bệnh lợn con phân trắng nói riêng. Nhưng trong những năm gần đây việc sử dụng kháng sinh không được hướng dẫn và quản lí chặt chẽ, phần lớn phụ thuộc vào sự chủ quan của người bán thuốc và sử dụng tùy tiện của người chăn nuôi, dẫn đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, hiệu quả điều trị không cao, thậm chí một số thuốc không còn tác dụng.

Vì vậy xuất phát từ tình hình thực tế và điều kiện ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, tôi đã xin về trạm Thú y huyện Bắc Quang - chi cục Thú y tỉnh Hà Giang để thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cu tình hình ln con mc bnh phân trng giai đon bú sa và bin pháp phòng tr bnh ti huyn Bc Quang, tnh Hà Giang”.

* Mục đích của nghiên cứu

- Điều tra tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh và rút ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

- Khuyến cáo với người chăn nuôi về tình hình cảm nhiễm bệnh và hiệu lực điều trị của thuốc điều trị bệnh.

- Kết quả của đề tài là cơ sở cho người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng và trị bệnh phân trắng lợn con.

2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.1. Cơ s khoa hc ca đề tài

2.2.1.1. Một số hiểu biết về vi khuẩn E.coli

Trực khuẩn ruột già Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaceae,

nhóm Escherichea, loài Escheria. Trong các vi khuẩn đường ruột, loài

Escheria là phổ biến nhất.

Escherichia coli còn có tên là Bacterium coli commune, Bacillus coli communis do Escherich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em. Theo Bald

Escherich, nơi cư trú chính của chúng thường ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay phần trước ruột của các loài động vật như: ngựa, bò, dê, lợn, chó, mèo, gia cầm và người. Chúng theo phân của người hay gia súc mà gieo rắc ra ngoài. Loài vật ăn thịt là loài hỗn thực bài tiết nhiều E.coli hơn loài ăn cỏ.

E.coli xuất hiện và sinh sống trong động vật chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tài

cho đến khi con vật chết. Ở điều kiện bình thường của chúng E.coli không gây bệnh, khi các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh thú y kém dẫn đến sức chống đỡ của con vật suy giảm thì vi khuẩn E.coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh.

* Đặc điểm về hình thái

Theo Nguyễn Như Thanh và cs (1997) [18] vi khuẩn E.coli là một trực khuẩn ngắn, hai đầu tròn, kích tước 2 - 3 x 0,6µm. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Có khi nuôi trong môi trường nuôi cấy thấy có những trực khuẩn dài 4 - 8µm, những loài này thường gặp trong canh khuẩn già. Phần lớn E.coli di động có lông xung quanh thân, nhưng một số không thấy di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô.

Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu. Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc để nhuộm có thể thấy giáp mô. Dưới kính hiển vi điện tử người ta còn phát hiện được cấu trúc pili, yếu tố mang kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E.coli.

* Đặc tính nuôi cấy

Vi khuẩn E.coli dàng phát triển trên các môi trường nuôi cấy thông thường, một số chủng có thể phát triển được ở môi trường tổng hợp nên ta chọn chúng đê nghiên cứu về sinh vật học.

E.coli là trực khuẩn hiếu khí, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 5 - 400C,nhiệt độ thích hợp nhất là 370

C. pH thích hợp nhất là 7,2 - 7,4, phát triển từ pH từ 5,5 - 8.

* Trên môi trường thạch thường:

Sau 24 giờ, nuôi cấy ở 370C, vi khuẩn hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, bóng, láng, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2 - 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc chuyển sang màu gần như lâu nhạt và mọc rộng ra.Có thể thấy cả những khuẩn lạc dạng R (Rough) và dạng M (Mucoid).

- Trên môi trường nước thịt: Sau khi nuôi cấy 24 giờ, ở 370C, vi khuẩn

E.coli phát triển rất nhanh, môi trường rất đục, có cặn màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có mùi phân hôi thối. (H2S).

- Trên môi trường thạch máu: Sau 24 giờ nuôi cấy ở 370

C hình thành khuẩn lạc dạng to, ướt, lồi, viên không gọn, màu sang, có thể có hoặc không có dung huyết tùy thuộc vào chủng.

- Trên môi trường thạch MacConkey: Sau 24 giờ nuôi cấy ở 370

C, vi khuẩn hình thành những khuẩn lạc màu hồng, tròn nhỏ, hơi lồi, không nhầy, rìa gọn, không làm chuyển màu môi trường.

- Trên môi trường Endo: Sau 24 giờ nuôi cấy ở 370C, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc màu đỏ mận chín, có hoặc không có ánh kim.

- Trên môi trường EMB (Esin Methyl Blue): sau 24 giờ nuôi cấy ở 370C, vi khuẩn hình thành những khuẩn lạc màu tím đen và có ánh kim.

- Trên môi trường SS: E.coli có khuẩn lạc có màu đỏ.

- Trên môi trường thạch Brilliant Green Agar: Sau 24 giờ nuôi cấy ở 370C, vi khuẩn E.coli hình thành khuẩn lạc dạng S (smooth), màu vàng chanh. Theo Nguyễn Như Thanh và cs (1997) [18] vi khuẩn E.coli có một số đặc tính sinh hóa sau:

- Lên men sinh hơi các loại đường

Echerichia coli gồm những trực khuẩn di động hoặc không di động, có

khả năng lên men sinh hơi các loại dường Glucoza, Fructoza, Galactoza, Lactoza, Manitol, Levuloza, Xyloza. Lên men không chắc chắn với loại đường Dulcitol, Sacaroza, Lactose, trong khi đó vi khuẩn salmonella spp thì không có đặc tính này, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt vi khuẩn

E.coli và Salmonella spp. * Một số phản ứng khác, bao gồm: Indol : + Di động : + MR : + Catalase : + VP : - H2S : - Citrate : - Ureeaza : - (+): Phản ứng dương tính; (-): Phản ứng âm tính

- Làm đông sữa sau khi ủ ở 370C trong vòng 24 - 72 giờ. - Không làm tan chảy Gelatin.

- Vi khuẩn E.coli có khả năng khử Nitrat thành Nitri, khử Cacboxyl trong môi trường Lysine decaborxylase.

* Sức đề kháng:

Vi khuẩn E.coli không hình thành nha bào nên sức đề kháng yếu, bị diệt ở nhiệt độ 550C trong 1 giờ hoặc 600C trong 30 phút, đun sôi 1000

C thì chết ngay. Những chủng E.coli trong phân có xu hướng đề kháng với nhiệt cao hơn những chủng phân lập được ở môi trường bên ngoài. Ở môi trường bên ngoài, các chủng E.coli gây bệnh có thể tồn tại đến 4 tháng.

* Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E.coli

Dựa vào cấu trúc bề mặt và cấu trúc bên trong của tế bào vi khuẩn

E.coli các nhà khoa học đã xác định được cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E.coli bao gồm các kháng nguyên thân O (Somatic), kháng nguyên long H

(Flagellar), kháng nguyên vỏ K (Capsular) hoặc còn gọi là kháng nguyên OMP (Outer Membrane protein) và kháng nguyên F (Fimbriae).

Cho đến nay đã xác định ít nhất 170 type kháng nguyên O, 70 kháng nguyên type K, 56 kháng nguyên type H và một số kháng nguyên type F (Bertschinger H.U và cs (1992) [24]).

Bằng phản ứng ngưng kết, các nhà khoa học đã phát hiện được tính chất phức tạp các yếu tố kháng nguyên của vi khuẩn E.coli, bao gồm các loại kháng nguyên sau:

* Kháng nguyên O (Somatic)

Theo Zinner và Peter (1983) [31] đây là thành phần chính của vi khuẩn và cũng được coi là một yếu tố độc lực của vi khuẩn. Kháng nguyên O được coi như một loại độc tố, có thể tìm thấy ở màng ngoài vỏ của vi khuẩn và thường xuyên được giải phóng vào môi trường nuôi cấy. Trong trạng thái triết xuất tinh khiết, nó có bản chất là Lypoppolisaccharide, bao gồm 2 nhóm sau:

- Polysaccharide không có nhóm Hydro nằm thành ngoài vi khuẩn, mang tính đặc trưng cho kháng nguyên từng giống.

- Polysaccharide không có nhóm Hydro nằm ở phía trong, không mang tính đặc trưng mà chỉ tạo ra sự khác biệt về khuẩn lạc (từ dạng S sang dạng R) Kháng nguyên O có những đặc tính sau: Chịu được nhiệt (không bị phá hủy khi đun nóng ở 1000

C trong 2 giờ); các chất cồn, acid HCl nồng độ 1N chịu được 20 giờ. Kháng nguyên O rất độc chỉ cần 1/20 mg đã đủ giết chết chuột nhắt trắng sau 24 giờ, nhưng bị hủy bởi Formol 0,5 %

Kháng nguyên O được cấu trúc bởi các phân tử lớn với thành phần các phân tử gồm:

• Protein: Làm cho phức hợp có tính kháng nguyên • Polyosit: Tạo ra tính đặc hiệu của kháng nguyên • Lypit: Kết hợp với Polyohsit và là cơ sở của độc tính * Kháng nguyên H (Flagellar)

Là kháng nguyên có trên lông của vi khuẩn, có bản chất là protein, kém bền vững so với kháng nguyên O.

Kháng nguyên h có các đặc tính sau: Bị phá hủy ở 600

C trong 1 giờ. Dễ bị cồn, acid yêu và các Enzym phân giải protein phá hủy, nhưng kháng nguyên H vẫn tồn tại khi xử lý Formol 0,5 %.

Kháng nguyên H khi gặp kháng thể tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết lại với nhau nhờ lông dính với lông. Các kháng thể H cố định trên lông và là cầu nối với các bên cạnh. Kết quả tạo nên những hạt ngưng kết giống như cục bông nhỏ. Các hạt ngưng kết rất dễ tan khi lắc vì lông rất nhỏ, dài và đễ đứt. Các vi khuẩn di động khi tiếp xúc với kháng nguyên H tương ứng sẽ trở thành không di động.

Kháng nguyên H của vi khuẩn E.coli không có vai trò về động lực, đồng thời không có vai trò trong đáp ứng miễn dịch nên ít được quan tâm nghiên cứu, nhưng nó có tác dụng rất lớn trong xác định giống, loài của vi khuẩn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)