Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 54)

Trong nghiên cứu về các biện pháp phòng trị bệnh tiêu chảy ở vật nuôi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới.

Xét về nguyên nhân vi khuẩn học, các serotype vi khuẩn E. coli thuộc nhóm có khả năng sản sinh độc tố đường ruột (Enterotoxigenic E. coli - ETEC) đã được nhiều tác giả trên thế giới thống nhất là một trong số các nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất gây bệnh tiêu chảy ở lợn con thời kỳ còn đang bú sữa mẹ (1-3 tuần tuổi) nên việc dùng kháng sinh từ lâu đã đươc coi là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng và trị bệnh.

Theo Laval.A (1997) [27], khi nghiên cứu về bệnh tiêu chảy và nguyên nhân gây bệnh ông cho rằng: Salmonella cholerasuis, salmonella typhymurium là hai tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con, lợn sau cai sữa và lợn vỗ béo.

Theo Grigg và cs (1994) [26], nhận xét rằng việc sử dụng thường xuyên một loại kháng sinh phòng và trị bệnh gia súc, gia cầm dẫn tới làm tăng khả năng kháng kháng sinh của nhiều chủng vi khuẩn.

Theo Plonait và cs (1997) [29], thì bệnh phó thương hàn gây ra ở lợn có 2 dạng khác nhau. Trước hết là dạng lây lan từ thực phẩm, mầm bệnh xuất phát

từ những lợn thải trùng mà không có biểu hiện lâm sàng. Vì vậy, trong quá trình giết mổ vi khuẩn nhiễm vào tất cả các sản phẩm giết mổ rồi từ đó tiếp tục lây nhiễm đến nơi khác. Mặt khác, tác nhân gây bệnh là các serotyp đặc biệt là mẫn cảm với lợn là Salmonella typhisuis, Smonella typhimurium.

Qua rất nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy, trong đó nguyên nhân do virus và vi khuẩn là rất nguy hiểm, có tính lây lan mạnh gây tỷ lệ tử vong cao nhất, thiệt hại kinh tế lớn nhất. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như thức ăn, kí sinh trùng, điều kiện môi trường... triệu chứng chung là gây tiêu chảy mất nước, niêm mạc nhợt nhạt, lợn còi chậm lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 54)