KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 57)

2.4.1. Tình hình ln con mc bnh phân trng ti địa bàn nghiên cu

Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp và gây thiệt thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Ngoài các bệnh thông thường vật nuôi thường mắc còn có "Hội chứng tiêu chảy" xảy ra nhiều và có tính chất lây lan mạnh gây ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Để nắm được tình hình lợn con tiêu chảy em đã tiến hành điều tra theo các chỉ tiêu đã đề ra.

2.4.1.1. Kết quảđiều tra lợn bị phân trắng theo khu vực

Bảng 2.1. Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo khu vực

Số con điều tra (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số con chết (%) Tỷ lệ chết (%) Vĩnh Phúc 218 170 77,98 14 8,23 Đồng Yên 287 108 37,63 5 4,62 Tân Thành 350 151 43,14 10 6,62 Tính chung 855 429 50,17 29 6,75

Trong quá trình thực hiện đề tài em đã tiến hành điều tra lợn mắc tiêu chảy theo các khu vực và kết quả như sau:

Đối với mỗi khu chăn nuôi khác nhau thì tỷ lệ lợn bị phân trắng cũng khác nhau. Tỷ lệ lợn bị phân trắng cao nhất là xã Vĩnh Phúc chiếm 77,98%, sau đó là xã Tân Thành với tỷ lệ nhiễm là 43,14%. Xã Đồng Yên có tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy ít nhất là 37,63%. Tỷ lệ chết của xã Vĩnh Phúc có cao hơn so với hai xã còn lại.

Qua bảng 2.1 cho thấy: Như vậy giữa các khu vực khác nhau thì tỷ lệ lợn bị phân trắng khác nhau. Sự khác nhau đó có thể là do một số nguyên nhân sau: Công tác vệ sinh thú y tại một số hộ dân cư còn hạn chế, chuồng trại xây dựng chưa hợp lý, không đảm bảo yêu cầu trong chăn nuôi... Mặt khác, một số hộ dân chưa chú ý chăn nuôi, chăm sóc chưa chu đáo, thức ăn không đảm bảo về số lượng và chất lượng. Phương thức chăn nuôi tận dụng khiến người dân ít quan tâm, chú trọng đến chăn nuôi. Lợn sơ sinh không được tiêm sắt, bị lạnh, không được bú sữa đầu ngay khi sinh ra. Do vậy dẫn đến lợn bị tiêu chảy nhiều.

2.4.1.2. Kết quảđiều tra tình hình lợn mắc bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi

Ở các ngày tuổi khác nhau, diễn biến tình hình hội chứng phân trắng thường xảy ra khác nhau. Để đánh giá diễn biến tình hình mắc hội chứng phân trắng ở lợn, em đã tiến hành theo dõi ở các giai đoạn khác nhau: Từ SS-7 ngày tuổi; từ 8-14 ngày tuổi; từ 15-21 ngày tuổi và ≥ 21 ngày tuổi. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi Ngày tuổi Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)

Từ SS - 7 168 92 54,76

8 - 14 246 178 72,35

15 - 21 230 98 42,60

≥ 21 211 61 28,90

Tính chung 855 429 50,17

Qua bảng 2.2 có thể thấy: tỷ lệ lợn bị mắc phân trắng qua các giai đoạn là khác nhau. Cao nhất là giai đoạn 8 - 14 ngày tuổi chiếm 72,35%, sau đó là giai đoạn SS - 7 ngày tuổi chiếm 54,76%. Giai đoạn 15-21 ngày tuổi chiếm 42,60% và thấp nhất là giai đoạn ≥ 21 tháng tuổi chiếm 28,90%.

Lợn con ở tuần thứ 2 có tỷ lệ mắc phân trắng cao nhất, theo em là do một số nguyên nhân sau:

- Do ở tuần thứ 2 trong sữa mẹ thành phần các chất dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể giảm đi rất nhiều so với sữa mẹ ở tuần đầu. Lúc này lợn con không còn được sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể như sữa đầu nữa. Do đó cơ thể mất đi yếu tố miễn dịch tiếp thu thụ động do mẹ truyền sang. Mặt khác, hệ cơ quan miễn dịch của lợn con lúc này chưa đủ khả năng sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Điều này làm cho sức đề kháng và sức chống chịu bệnh tật của cơ thể kém, lợn con dễ mắc bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn còn theo mẹ.

- Cũng có thể lợn giai đoạn này lợn con hoạt động nhanh nhẹn, sinh trưởng nhanh, nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng nhiều hơn, do đó lợn con bắt đầu liếm láp những thức ăn rơi vãi và thức ăn bổ sung… đây là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể nhất là vi khuẩn E.coli luôn tồn tại trong môi trường. Những nguyên nhân trên đã là cho sức đề kháng ở tuần tuổi thứ 2 giảm sút.

- Đối với tuần tuổi thứ nhất lợn con có tỷ lệ mắc thấp hơn so với tuần tuổi thứ 2 không đáng kể. Giai đoạn này lợn con hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ, nên tác động xấu của vi sinh vật không phải là chủ yếu. Tác động chủ yếu của lợn con là khí hậu, thời tiết, các điều kiện xung quanh, thức ăn và đặc biệt là sữa mẹ. Mặt khác, hàm lượng kháng thể trong sữa đầu là rất cao, lợn con ngay sau khi sinh ra được bú sữa đầu nên được cơ thể mẹ truyền cho yếu tố miễn dịch bị động, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường. Hơn nữa sữa được tích lũy trong cơ thể từ trong thời kỳ bào thai, sắt từ sữa mẹ và sắt cấp thêm (thông qua tiêm bổ sung) để cung cấp cho cơ thể lợn con. Do đó mà sức đề kháng của lợn con tốt hơn, ổn định hơn so với giai đoạn 2 tuần tuổi. Tuy nhiên những bất thường của thời tiết tác động rất lớn đến cơ thể lợn con, nếu lợn con sinh ra ở những chỗ thoáng gió hoặc không được sưởi ấm hay sữa mẹ kém nên dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn.

- Đối với tuần thứ 3 tỷ lệ mắc thấp hơn hẳn so với tuần thứ 2. Ở giai đoạn này lợn con đã dần dần thích ứng với điều kiện môi trường, sức đề kháng của cơ thể được củng cố và nâng cao. Mặt khác, sang tuần thứ 3 lợn con đã bắt đầu biết ăn bù đắp dần sự thiếu hụt dinh dưỡng, hệ thần kinh cũng phát triển hơn. Chính vì vậy mà hạn chế được nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con. Giai đoạn ≥ 21 ngày tuổi có tỷ lệ mắc ít nhất vì lợn con đã hoàn toàn thích ứng với điều kiện môi trường, sức đề kháng cao,hệ thần kinh phát triển hoàn thiện nên ít mắc bệnh phân trắng hơn.

2.4.1.3. Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng qua các tháng trong năm

Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho bệnh phân trắng lợn con phát triển là yếu tố khí hậu. Chính vì vậy mà qua các tháng trong năm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con tại địa điểm điều tra của 3 xã: Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Tân Thành của huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang, qua các tháng thực tập từ tháng 6 - 10 năm 2014. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm

Tháng theo dõi Lợn mắc bệnh theo đàn Số lợn mắc bệnh Số đàn theo dõi (đàn) Số đàn mắc bệnh (đàn) Tỷ lệ (%) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 06/2014 13 4 30,76 133 98 73,68 07/2014 16 5 31,25 161 71 44,09 08/2014 14 5 53,71 125 100 80,00 09/2014 13 7 53,84 133 52 39,09 10/2014 14 4 28,52 146 53 36,30 11/2014 15 6 40,00 157 55 35,03 Tính chung 85 31 36,47 855 429 50,17

Trong tất cả các bệnh vẫn thường xảy ra ở các hộ nuôi thì bệnh phân trắng lợn con chiếm tỷ lệ cao hơn cả. tại thời điểm điều tra tỷ lệ mắc bệnh tháng 6/2014 là 73,68%, tháng 7 là 44,09%, tháng 8 là 80,00%,tháng 9 là 39,09%, tháng 10 bệnh có giảm với tỷ lệ là 36,30 %, tháng 11 bệnh có giảm nhưng không đáng kể với tỷ lệ là 35,03%. Nhưng tháng có tỷ lệ mắc bệnh cao là 6, 7, 8, 9 với tỷ lệ tương ứng là 73,68%; 44,09%; 80,00%; 39,09%, trong đó tháng 8 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, tháng 10 - 11 có tỷ lệ mắc thấp nhất.

Các tháng mùa hè thời tiết thay đổi liên tục,có mưa giông nên độ ẩm cao. Độ ẩm cao làm trở ngại đến quá trình điều hòa thân nhiệt của lợn con. Quá trình tỏa nhiệt lớn hơn quá trình sinh nhiệt, do đó cơ thể lợn con mất nhiều nhiệt dẫn đến giảm sức đề kháng, khả năng chống chịu với bệnh tật kém hơn. Hơn nữa thời tiết lạnh ẩm là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển nên môi trường tồn tại nhiều mầm bệnh, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao ở các tháng này so với các tháng trong năm, đặc biệt là tháng 8 chiếm tỷ lệ cao nhất là 16,32%.

Mặt khác nhiệt độ cao, ẩm độ cao làm trở ngại quá trình tỏa nhiệt bằng bốc hơi nên trạng thái cân bằng nhiệt mất đi, năng lượng tích tụ trong cơ thể, nên quá trình phân giải Lipit, Protein mạnh tạo tạo ra một số Sản phẩm trung gian độc hại với cơ thể, giảm tính thèm ăn, giảm khả năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và đễ gây bệnh phân trắng lợn con.

Các tháng 10, 11 theo kết quả điều tra đây là các tháng có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất trong năm. Khí hậu chuyển sang mùa thu và mùa đông, nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp, thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, góp phần hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. Thời tiết mát mẻ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đàn lợn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.1.4. Xác định tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi

Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phân trắng lợn con phát triển là yếu tố khí hậu. chính vì vậy qua các tháng thực tập, tôi tiến hành điều tra xác định tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng theo lữa tuổi. kết quả được thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng Lứa tuổi lợn (ngày) Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn chết (con) Tỷ lệ (%) SS - 7 92 6 6,52 8 - 14 178 17 9,55 15 - 21 98 4 4,08 ≥21 61 2 3.27 Tính chung 429 29 6,75

Qua bảng 2.4 cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh lợn con theo mẹ có sự chênh lệch qua lứa tuổi. Những lứa tuổi mắc bệnh cao là vào tuần tuổi thứ 2 với tỷ lệ 9,55%, tiếp đến là SS - 7 ngày tuổi với tỷ lệ 6,52%, từ ngày 15 - 21 tỷ lệ mắc bệnh giảm với 4,08%, ≥ 21 tuổi ngày tỷ lệ lợn con chết còn 3,27%.

Theo Sử An Ninh (1993) [12] nhận xét: Lạnh ẩm là yếu tố hang đầu, là nguyên nhân hang đầu của hội chứng tiêu chảy của lợn con theo mẹ. Như vậy, nguyên nhân thường xuyên tác động đến hội chứng tiêu chảy của lợn con là yếu tố thời tiết. Như vậy độ ẩm cao làm trở ngại đến quá trình điều hòa thân nhiệt của lợn con. Quá trình tạo nhiệt lớn hơn quá trình sản nhiệt, do đó cơ thể lợn con mất nhiều nhiệt dẫn đến sức đề kháng, khả năng chống chịu với bệnh tật kém hơn. Hơn nữa thời tiết lạnh ẩm là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển nên môi trường tồn tại nhiều mầm bệnh dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao. Đây cũng là nguyên nhân làm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao của lợn con vào tuần tuổi thứ 2.

2.4.1.5. Một số triệu chứng lâm sàng lợn con phân trắng

Thân nhiệt ít khi cao, cá biệt có con lên 40,5 - 41ºC nhưng chỉ sau 1 ngày là xuống ngay. Đặc trưng chủ yếu là phân lỏng, màu trắng như vôi, trắng xám màu xi măng hoặc hơi vàng như mủ, đôi khi trong phân có bột hoặc lổn

nhổn hạt như vôi, có khi lầy nhầy, cá biệt có lẫn máu. Phân từ vàng trắng lỏng, chuyển thành màu xi măng và có khuân là biểu hiện chuyển biến tốt.

Phân có mùi tanh hoặc khó ngửi, khi bắt đầu bị bệnh lợn con vẫn như thường, sau bú ít dần đi. Bắt đầu bụng hơi chướng, bệnh kéo dài thì tóp bụng lại, lông xù, đuôi rủ, đít dính phân be bét, hai chân sau rúm lại và run lẩy bẩy. Lợn bị bệnh hay khát nước, thường tìm nước bẩn trong chuồng để uống nếu không đảm bảo có nước đầy đủ, đôi khi lợn bệnh nôn ọc ra sữa chưa tiêu có mùi chua. Bệnh thường xảy ra ở các thể quá cấp, cấp tính, á cấp và mãn tính. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.5. Triệu chứng lâm sàng của lợn con mắc bệnh phân trắng Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn có biểu hiện lâm sàng (con) Tỷ lệ

(%) Biểu hiện lâm sàng

855

429

187 40,81

- Tiêu chảy phân trắng - Gầy, lông xù, đuôi rũ, da

nhăn nheo

- Đuôi kheo dính phân, nhày - da nhợt nhạt, chân đi run rẩy

135 30,76

- Mắt trũng sâu

- Bụng chướng hơi, phân trắng sữa, hôi tanh

107 28,42

- Phân sệt, màu vàng, xám - Đi không vững, hay nằm - Có thể suy nhược, da khô

Khi bệnh nặng con vật mệt mỏi, đi lại không được, mắt sâu lõm, thở dốc, mạch nhanh, phản xạ các bắp thịt gân yếu, không điều trị kịp thời con vật sẽ chết trong vòng 3 - 6 ngày.

Niêm mạc nhợt nhạt, đít dính phân, máu loãng hơi đen, dạ dày thường chưa đầy hơi hoặc sữa chưa tiêu, mùi khó ngửi. Niêm mạc xung huyết hoặc xuất huyết. Ruột rỗng chứa nước hoặc hơi, niêm mạc xung huyết hay xuất huyết từng đám. Gan hơi sung màu nâu vàng nhạt, có con túi mật căng, phổi ứ huyết. Đặc trưng chủ yếu là phân lỏng, màu trắng như sữa, trắng xám màu xi măng hoặc hơi vàng, có khi lầy nhầy. Phân có mùi tanh thối, sau đó lợn ít bú dần đi. Bắt đầu bụng hơi chướng, bệnh kéo dài bụng hóp lại, lông xù, đuôi rủ, đít dính phân, đi lại yếu, hay nằm...

2.4.1.6. Bệnh tích đại thể của lợn con mắc bệnh phân trắng

Bảng 2.6. Bệnh tích đại thể của lợn con mắc bệnh phân trắng Số lợn mổ khám (con) Số lợn có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) Bệnh tích chủ yếu

4 1 25 - Dạ dày chứa đầy sữa đông vón

màu vàng trắng chưa tiêu - Ruột non căng nhiều hơi - Ruột non viêm loét 2 50 - Xác gầy, máu loãng

- Hạch màng treo ruột sưng - Ruột non, ruột già viêm loét - Xuất huyết điểm ở thành ruột 1 25 - Ruột già chứa phân màu vàng

- Màng treo ruột xuất huyết, hạch màng treo ruột sưng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi mổ khám cho thấy: Xác gầy, niêm mạc nhợt nhạt, máu loãng hơi đen, dạ dày chứa nhiều hơi, còn sữa hoặc thức ăn chưa tiêu, màng treo ruột

sưng mềm, đỏ tấy sung huyết, niêm mạc ruột, dạ dày sưng và phù một lớp bựa chế phẩm có, túi mật căng, ở ruột non có chất màu vàng, lỏng tanh, lách xuất huyết, máu loãng...

2.4.2. Đánh giá kết quđiu tr hi chng phân trng ln

Hội chứng phân trắng ở lợn do nhiều nguyên nhân gây ra. Để giảm thiệt hại, việc chọn và sử dụng đúng thuốc là một vấn đề quan trọng trong điều trị. Tại địa bàn tôi đã tiến hành thử nghiệm 3 phác đồ điều trị cho 108 lợn từ SS - 21 ngày tuổi mắc hội chứng phân trắng với 3 loại thuốc. Thành phần của thuốc là:

- BIO Neo - Colistin Trong 100g có: Neomycin sulfate 600mg Colistin sulfate 30000000 UI Vitamin A 75000 UI Vitamin D3 10000 UI - Gentatylosin Trong 100 ml có: Tylosin tartate 2g Gentamycine sulfate 1.6g

Dung môi vừa đủ 100ml - Noxacin

Trong 100ml có: Orfloxacin: 10g

Dung môi vừa đủ 100ml.

Bảng 2.7. Kết quả điều trị bệnh phân trắng ở lợn Tên thuốc Liều dùng và cách dùng

Số lợn điều trị (con) Số ngày điều trị (con) Số lợn khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) BIO Neo – colistin +

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 57)