Kết quả điều tra tình hình lợn mắc bệnh phân trắng lợn con theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 59)

Ở các ngày tuổi khác nhau, diễn biến tình hình hội chứng phân trắng thường xảy ra khác nhau. Để đánh giá diễn biến tình hình mắc hội chứng phân trắng ở lợn, em đã tiến hành theo dõi ở các giai đoạn khác nhau: Từ SS-7 ngày tuổi; từ 8-14 ngày tuổi; từ 15-21 ngày tuổi và ≥ 21 ngày tuổi. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi Ngày tuổi Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)

Từ SS - 7 168 92 54,76

8 - 14 246 178 72,35

15 - 21 230 98 42,60

≥ 21 211 61 28,90

Tính chung 855 429 50,17

Qua bảng 2.2 có thể thấy: tỷ lệ lợn bị mắc phân trắng qua các giai đoạn là khác nhau. Cao nhất là giai đoạn 8 - 14 ngày tuổi chiếm 72,35%, sau đó là giai đoạn SS - 7 ngày tuổi chiếm 54,76%. Giai đoạn 15-21 ngày tuổi chiếm 42,60% và thấp nhất là giai đoạn ≥ 21 tháng tuổi chiếm 28,90%.

Lợn con ở tuần thứ 2 có tỷ lệ mắc phân trắng cao nhất, theo em là do một số nguyên nhân sau:

- Do ở tuần thứ 2 trong sữa mẹ thành phần các chất dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể giảm đi rất nhiều so với sữa mẹ ở tuần đầu. Lúc này lợn con không còn được sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể như sữa đầu nữa. Do đó cơ thể mất đi yếu tố miễn dịch tiếp thu thụ động do mẹ truyền sang. Mặt khác, hệ cơ quan miễn dịch của lợn con lúc này chưa đủ khả năng sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Điều này làm cho sức đề kháng và sức chống chịu bệnh tật của cơ thể kém, lợn con dễ mắc bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn còn theo mẹ.

- Cũng có thể lợn giai đoạn này lợn con hoạt động nhanh nhẹn, sinh trưởng nhanh, nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng nhiều hơn, do đó lợn con bắt đầu liếm láp những thức ăn rơi vãi và thức ăn bổ sung… đây là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể nhất là vi khuẩn E.coli luôn tồn tại trong môi trường. Những nguyên nhân trên đã là cho sức đề kháng ở tuần tuổi thứ 2 giảm sút.

- Đối với tuần tuổi thứ nhất lợn con có tỷ lệ mắc thấp hơn so với tuần tuổi thứ 2 không đáng kể. Giai đoạn này lợn con hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ, nên tác động xấu của vi sinh vật không phải là chủ yếu. Tác động chủ yếu của lợn con là khí hậu, thời tiết, các điều kiện xung quanh, thức ăn và đặc biệt là sữa mẹ. Mặt khác, hàm lượng kháng thể trong sữa đầu là rất cao, lợn con ngay sau khi sinh ra được bú sữa đầu nên được cơ thể mẹ truyền cho yếu tố miễn dịch bị động, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường. Hơn nữa sữa được tích lũy trong cơ thể từ trong thời kỳ bào thai, sắt từ sữa mẹ và sắt cấp thêm (thông qua tiêm bổ sung) để cung cấp cho cơ thể lợn con. Do đó mà sức đề kháng của lợn con tốt hơn, ổn định hơn so với giai đoạn 2 tuần tuổi. Tuy nhiên những bất thường của thời tiết tác động rất lớn đến cơ thể lợn con, nếu lợn con sinh ra ở những chỗ thoáng gió hoặc không được sưởi ấm hay sữa mẹ kém nên dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn.

- Đối với tuần thứ 3 tỷ lệ mắc thấp hơn hẳn so với tuần thứ 2. Ở giai đoạn này lợn con đã dần dần thích ứng với điều kiện môi trường, sức đề kháng của cơ thể được củng cố và nâng cao. Mặt khác, sang tuần thứ 3 lợn con đã bắt đầu biết ăn bù đắp dần sự thiếu hụt dinh dưỡng, hệ thần kinh cũng phát triển hơn. Chính vì vậy mà hạn chế được nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con. Giai đoạn ≥ 21 ngày tuổi có tỷ lệ mắc ít nhất vì lợn con đã hoàn toàn thích ứng với điều kiện môi trường, sức đề kháng cao,hệ thần kinh phát triển hoàn thiện nên ít mắc bệnh phân trắng hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 59)