Nhóm giải pháp điều kiện

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 110)

Các giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật thuế và hệ thống quản lý thuế trên đây chỉ phát huy tốt tác dụng của nó trong những điều kiện nhất định. Do vậy, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu trên cần cân nhắc thực hiện các điều kiện thực hiện giải pháp sau đây:

3.3.3.1. Về phía Cục thuế TP Hà Nội

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục rƣờm rà, cản trở sản xuất kinh doanh

Đây là điều kiện tất yếu, bởi vì dù chính sách có đúng đắn đến mấy mà không được tổ chức thực hiện theo đúng nội dung đề ra thì chính sách ấy cũng trở nên vô nghĩa. Để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính thuế cần chú trọng các nội dung như: giao thêm quyền cho cơ quan thuế trong việc điều tra, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế, bởi một trong những lý do làm hạn chế hiệu quả quản lý của cơ quan thuế là việc cơ quan thuế không có thẩm quyền khởi tố các vụ án về thuế. Về lý luận, việc giao quyền điều tra hình sự cho cơ quan thuế có nhiều ưu điểm hơn, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan thuế nâng cao hiệu quả hành thu, chống trốn lậu thuế, nợ thuế có hiệu quả, nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế. Về thực tiễn, cơ quan điều tra đang quá tải về công việc, thiếu chuyên môn hoá trong các vụ án về thuế, đồng thời do quá tải nên việc phối hợp trong cưỡng chế thu nợ thuế còn chậm chạp, gây khó khăn cho cơ quan thuế các cấp, làm giảm tính hiệu quả trong quản lý của cơ quan thuế và gây tâm lý coi thường pháp luật của một bộ phận người nộp thuế.

Thời gian tới, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở kinh doanh, tạo điều kiện đẩy mạnh các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Các bộ, ngành, các cơ quan của Chính phủ khẩn trương tham mưu để Chính phủ kịp thời điều chỉnh ban hành các chính sách, các hướng dẫn sát hợp với sự biến động của sản xuất và kinh doanh ví dụ như: các chính sách miễn giảm thuế, các chính sách hướng dẫn tìm thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ người lao động khi mất việc, đặc biệt là chính sách hỗ trợ vốn, trong đó chú trọng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ vốn cho các dự án có hiệu quả, tạo ra nhiều việc làm, kích thích sự phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, cần thiết phải hạn chế việc thay đổi chính sách thuế. Việc thay đổi chính sách thuế sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn, ảnh hưởng đến số nộp ngân sách và số tiền nợ thuế tăng lên hay giảm đi. Do vậy, mỗi thay đổi cần

phải được cân nhắc, đồng thời pháp luật thuế phải mang tính dự báo, các quy định cần đón trước những diễn biến kinh tế xã hội để đảm bảo khả năng thực thi dài hạn. Việc thay đổi chính sách thuế không những gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh doanh nghiệp mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý thuế của cán bộ thuế.

Thứ hai, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hỗ trợ:

Công tác tuyên truyền hỗ trợ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung, quản lý nợ thuế nói riêng. Do đó, nếu công tác tuyên truyền hỗ trợ được thực hiện hiệu quả thì có thể nâng cao hiểu biết, ý thức của NNT, trình độ của cán bộ thuế, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hiệu quẩ quản lý nợ.

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ bao gồm 2 nội dung cơ bản: Tuyên truyền hỗ trợ trong nội bộ ngành thuế và tuyên truyền hỗ trợ đối với ĐTNT.

Tuyên truyền trong nội bộ ngành thuế:

+ Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các điểm mới sửa đổi, bổ sung trong pháp luật thuế cho các cán bộ thuế để nâng cao nhận thức, vừa có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu vừa có hiểu biết tổng hợp để có đủ khả năng quản lý, đáp ứng yêu cầu công việc.

+ Củng cố, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật về kinh tế nói chung và về công tác thuế nói riêng, để mỗi cán bộ thuế là một tuyên truyền viên giỏi, có khả năng giải thích, giải đáp những thắc mắc về pháp luật thuế, thuyết phục đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của họ.

+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiều về pháp luật thuế, các cuộc thi cán bộ thuế giỏi để khuyến khích tinh thần tự nâng cao trình độ hiểu biết, nghiệp vụ chuyên môn. Đồng thời cũng tạo tinh thần hăng say trong công tác quản lý thuế.

Tuyên truyền cho đối tượng nộp thuế:

Hiện nay, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT tại Cục thuế TP Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhưng để công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT đạt hiệu quả cao hơn, Cục thuế TP Hà Nội cần:

+ Mở các lớp tập huấn phổ biến các chính sách văn bản mới và yêu cầu các doanh nghiệp tham gia.

+ Tiếp tục tổ chức thực hiện đường dây nóng giải đáp các vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp.

+ Tổ chức các buổi đối thoại với các doanh nghiệp để giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật thuế. Những buổi đối thoại này vô cùng quan trọng, không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết được những vướng mắc mà còn giúp Cơ quan thuế hiểu được tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của doanh nghiệp để có thể điều chỉnh công tác quản lý hiệu quả nhất....

Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về NNT đầy đủ hơn

Thực tế cho thấy việc quản lý thông tin về người nợ thuế là rất quan trọng, giúp cơ quan thuế đánh giá mức độ rủi ro trong công tác quản lý thu nợ thuế. Làm tốt công tác xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT sẽ giúp cơ quan thuế đánh giá được thực trạng tài chính, ngành nghề, lĩnh vực SXKD cần ưu tiên đôn đốc nợ, từ đó có những biện pháp đôn đốc thu nợ hợp lý. Đây chính là điều kiện tiền đề để áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào công tác quản lý nợ thuế.

Thông tin người nộp thuế có thể khai thác từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu có thể khai thác qua những nguồn sau:

- Người nộp thuế cung cấp: Qua thông tin NNT cung cấp cho cơ quan thuế qua giấy đăng ký kinh doanh, qua tờ khai, quyết toán thuể,báo cáo tài chính…

- Cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý là người theo dõi doanh nghiệp và nắm bắt được tình hình hoạt động cũng như nộp thuế của doanh nghiệp vì vậy cán bộ quản lý luôn cập nhật được các thông tin về NNT,

-Từ bên thứ ba: Ví dụ như Sở kế hoạch đầu tư, đài báo,khách hàng…

3.3.3.2. Về phía NNT

Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, không nên trông chờ, ỷ lại vào việc xoá nợ thuế, ưu đãi miễn giảm thuế của cơ quan thuế, mà cần nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo, linh hoạt để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực nhất vào ổn định và phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện mới.

Rõ ràng, mọi giải pháp về chính sách và pháp luật thuế về quản lý nợ thuế chỉ đóng vai trò thứ yếu trong quá trình nộp thuế của người nộp thuế. Nếu thiếu sự

đổi mới về phương thức quản lý và ý thức tuân thủ của người nộp thuế cũng như phương thức sản xuất không phù hợp với nền kinh tế mở thì các doanh nghiệp sẽ dẫn tới phá sản, sẽ làm cho số nợ không có khả năng thu tăng cao.

Chính vì vậy, việc đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh để thoát ra khỏi khủng hoảng, suy thoái kinh tế như hiện nay cũng giữ vai trò và là điều kiện quan trọng để thực hiện các giải pháp quản lý nợ thuế đưa ra.

Ngoài ra, để thực hiện tốt những nhóm giải pháp đã đề ra thì đòi hỏi NNT phải tích cực nghiên cứu chính sách, pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng để thực hiện nghiêm chỉnh, đúng pháp luật. Đồng thời phải tích cực phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin, điều tra, xử lý vi phạm, giải quyết các thủ tục liên quan đến thuế nói chung và công tác quản lý nợ nói riêng. Tích cực đối chiếu nợ thuế, điều chỉnh nợ sai, nợ ảo...

KẾT LUẬN

Với các nội dung phân tích ở từng chương, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề chủ yếu sau:

Trình bày lý luận về các khái niệm, các cách phân loại nợ, những tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế để từ đó nhìn nhận công tác quản lý nợ thuế là một chức năng quan trọng trong quản lý thuế.

Nghiên cứu kinh nghiệm công tác quản lý nợ thuế của một số nước trên thế giới gắn với mục tiêu và yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế để có thể nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn nước ta.

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ thuế trong những năm vừa qua để phân tích, đánh giá những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý nợ và hạn chế trong công tác quản lý nợ thuế để từ đó rút ra những vấn đề cấn hoàn thiện, khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ góp phần thực hiện thành công chiến lược cải cách thuế và hiện đại hoá ngành thuế đến năm 2015.

Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích và đề xuất một số giải pháp cơ bản, đồng bộ có tính khả thi trên tất cả các mặt: Hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức về công tác quản lý, về con người, hoàn thiện quy trình quản lý nợ, ban hành các tiêu chí đánh giá rủi ro trong công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, ứng dụng công nghệ thông tin vào đánh giá rủi ro và thu nợ thuế.

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu hạn hẹp, nguồn tài liệu khan hiếm, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng song luận văn không tránh khỏi sai sót nhất định. Tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phê bình để đề tài hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thuế TP Hà Nội, Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế, báo cáo kết quả thu nợ, báo cáo tổng kết công tác thuế các năm 2011-2013.

2. Quyết định 1395/QĐ-TCT của Tổng cục thuế ban hành ngày 14 tháng 10 năm 2011 về việc ban hành quy trình Quản lý nợ thuế

3. Quyết định 490/QĐ-TCT của Tổng cục thuế ban hành ngày 08 tháng 5 năm 2009 về việc ban hành quy trình cưỡng chế

4. Nguyễn Việt Hà (2010), Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại địa bàn huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội

5. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

6. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013

7. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

8. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013

9. Luật quản lý thuế 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012

10.Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 06 tháng 11 năm 2013

11.Thông tư 215/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013

 Tổng cục Thuế (2008), Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về

việc ban hành quy trình quản lý thu nợ thuế số 477/QĐ-TCT.

12.Tổng cục Thuế (2011), Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về

việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế số 1395/QĐ-TCT.

13.Tổng cục Thuế (2009), Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về

14.Tổng cục Thuế (2011), Báo cáo tổng kết công tác quản lý nợ thuế năm 2010. 15.Tổng cục Thuế (2012), Báo cáo tổng kết công tác quản lý nợ thuế năm 2011. 16.Tổng cục Thuế (2013), Báo cáo tổng kết công tác quản lý nợ thuế năm 2012. Website

17.hanoi.gdt.gov.vn

18. www.gdt.gov.vn

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 110)