Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nợthuế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 40)

Công tác quản lý nợ thuế ngoài việc có thể đánh giá và sử dụng các biện pháp, tác động của cơ quan thuế để nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thì còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan trong từng thời kỳ kinh tế xã hội. Do đó, khi nghiên cứu về hiệu quả công tác quản lý nợ thuế không thể không tính đến các yếu tố ảnh hưởng sau:

1.4.2.1. Nhóm yếu tố chủ quan

Nhóm yếu tố này chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân về phía các cơ quan quản lý thuế như về tổ chức công tác quản lý nợ, nguồn lực quản lý nợ hoặc về các công cụ hỗ trợ quản lý như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế, ngoài ra còn do ảnh hưởng từ các yếu tố chính sách pháp luật thuế. Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế.

Thứ nhất, tổ chức công tác quản lý nợ không được sắp xếp khoa học sẽ ảnh

hưởng tới việc theo dõi nợ không chính xác. Mặt khác, quản lý nợ chồng chéo giữa các bộ phận chức năng về thuế sẽ làm tăng tính ỷ lại của bộ phận này vào bộ phận khác, sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo trong khâu quản lý, bỏ sót nợ hoặc chậm đôn đốc nợ. Bên cạnh việc tổ chức công tác nợ thì việc đào tạo các kỹ năng quản lý nợ cho đội ngũ cán bộ quản lý cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đôn đốc, thu nợ nói riêng và quản lý thuế nói chung. Nếu cán bộ quản lý nợ không tinh thông nghiệp vụ thì khi xử lý vấn đề về nợ hoặc cưỡng chế sẽ lúng túng và không kịp thời ban hành các quyết định xử lý.

Thứ hai, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ. Việc nghiên cứu, thiết kế các phần mềm quản lý nợ nếu không kịp thời sẽ không phát huy hết hiệu quả của công nghệ thông tin, ảnh hưởng trực tiếp đến số liệu nợ trên phần mềm không thống nhất với số liệu của người nộp thuế, sẽ dẫn đến việc tính phạt gặp sai sót, sai ngày nộp tiền của người nộp thuế, sai hạn nộp thuế của từng sắc thuế… làm cho khối lượng công việc của cán bộ quản lý nợ tăng lên khi phải đối chiếu số liệu với người nộp thuế. Ngoài ra nếu áp dụng tính phạt chậm nộp theo Luật quản lý thuế hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế sẽ có nhiều sai lệch, một mặt gây phản ứng từ phía các doanh nghiệp, hoặc sẽ làm cho số nợ ảo tăng lên nhiều.

Thứ ba, chính sách pháp luật cũng có tác động đến các quyết định của cơ quan quản lý đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý nợ thuế trong từng thời kỳ. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời bao quát hết các trường hợp khó khăn để giãn nợ, xoá nợ. Tránh trường hợp một số người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế sẽ lại càng không chính xác.

Thứ tư, ý thức tuân thủ của đối tượng nộp thuế cũng là một yếu tố tác động

chủ yếu tới hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế. Giả sử ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế không tốt thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ sẽ gặp nhiều khó khăn do đối tượng cố tình dây dưa chây ỳ không nộp, hoặc trường hợp do chính sách qui định chưa rõ thì đối tượng sẽ cố tình áp dụng tính thuế sai, khi cơ quan thuế phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình không nộp…

1.4.2.2. Nhóm yếu tố khách quan

Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản

chính sách thắt chặt tiền tệ, áp dụng mức lãi suất tín dụng tăng cao sẽ làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng. Điều này sẽ dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng làm cho hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm nhiều, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình chây ỳ nộp thuế dù biết có thể bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.

Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong công

tác quản lý nợ thuế cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như, trường hợp cung cấp số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, hoặc tại một số địa phương, uỷ ban nhân dân nếu không quan tâm chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan thuế để đôn đốc, cưỡng chế nợ thì cũng làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng

đến công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế, theo thống kê của các nhà nghiên cứu về thuế thì khi nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế thường không cao, chính điều này đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế nói chung và quản lý đôn đốc nợ nói riêng.

Việc học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng là rất quan trọng với đất nước còn lạc hậu như nước ta. Học hỏi kinh nghiệm để có thể tìm hiểu phương pháp tiếp thu, để có thể đem vào áp dụng thực tế là rất quan trọng, không những chỉ đối với lĩnh vực quản lý thuế mà ở bất kỳ lĩnh vực và ngành nghề nào cũng vậy. Ở phần tiếp theo, luận văn giới thiệu kinh nghiệm quản lý nợ của một số quốc gia có hệ thống thuế và phương pháp quản lý gần giống với Việt Nam để từ đó xem xét những điểm phù hợp có thể áp dụng tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)