Từ bộ máy tổ chức và kinh nghiệm quản lý nợ của các nước trên thế giới, có thể liên hệ rút ra những bài học kinh nghiệm với Việt Nam:
Thứ nhất, cần tổ chức bộ máy quản lý nợ sao cho không có sự chồng chéo
giữa các cấp, các bộ phận, phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ phụ trách công tác quản lý nợ.
Thứ hai, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nợ phù hợp với
thông lệ quốc tế và tình hình kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ
Thứ ba, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng tin học và trình độ giao tiếp tốt. Trên cơ sở đó mới có được sự phân tích nợ chính xác, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ, khai tác tối ưu các phần mềm quản lý nợ, quản lý thuế. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cường công tác quản lý nợ thuế, tạo ra được sự chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý nợ.
Thứ tư, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế phải được thực hiện linh
hoạt đối với từng trường hợp cụ thể để đem lại hiệu quả cao nhất nhằm thu hồi tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. Không nên qui định cứng nhắc trong việc lựa chọn, trình tự áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế.
Thứ năm, giao quyền điều tra thuế cho cơ quan thuế. Điều tra thuế có ý nghĩa
quan trọng trong quản lý nợ, nhằm hướng tới: Ngăn ngừa NNT khỏi hành vi trốn lậu thuế; Đề xuất các biện pháp xử lý hoặc hình phạt thích đáng nhằm cảnh báo cho NNT khác về hậu quả của hành vi trốn lậu thuế tương tự.
Thứ sáu, phải xây dựng kho dữ liệu tập trung phục vụ cho việc phân tích rủi
ro, tiến hành thực hiện kịp thời các biện pháp cưỡng chế thuế, các hoạt động thanh tra kiểm tra đối tượng nộp thuế.
Chƣơng 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI THỜI GIAN QUA