Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 45)

Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của công tác quản lý nợ thuế mà không thể hoặc khó tính toán được. Đó thường là những hiệu quả có tính xã hội, chính trị như:

- Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật: Tiêu chí này có thể đo lường

thông qua so sánh tỉ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

- Tác dụng ngăn ngừa các hành vi vi phạm về pháp luật thuế, tạo sự công

bằng giữa các đối tượng nộp thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỉ lệ đối tượng bị cưỡng chế nợ trên số đối tượng nợ thuế hàng năm.

Tóm lại, thuế với vai trò là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là cơ sở đảm bảo dân chủ, công bằng xã hội, thúc đẩy cạnh tranh phát triển. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống chính sách thuế và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thuế có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Để làm được điều này, ngoài việc ban hành hệ thống chính sách thuế hợp lý đúng đắn thì cần phải quan tâm tới việc xây dựng hệ thống tổ chức công tác quản lý thu thuế hợp lý từ việc xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong một giai đoạn nhất định đến việc tổ chức thực hiện các mục tiêu đó như thế nào và sau cùng là công tác quản lý nợthuế.

1.6. Kinh nghiệm quản lý nợ của một số nước trên thế giới và bài học với Việt Nam

1.6.1. Kinh nghiệm của Malaysia

Cơ quan thuế Malaysia không thành lập phòng quản lý nợ thuế riêng mà tại mỗi ban của cơ quan thuế đều thành lập một bộ phận thu nợ, và cử một cán bộ lãnh đạo đảm nhận công việc liên quan đến công tác thu nợ có từ ba đến năm thành viên. Chức năng chủ yếu của bộ phận thu nợ gồm: Lập kế hoạch thu nợ, chuẩn bị các kế hoạch, chương trình quản lý nợ; tổ chức họp hàng tuần hoặc theo định kỳ hai tuần một lần nhằm theo dõi tình hình thu nợ thuế. Trực tiếp liên hệ với người nộp thuế, thoả thuận thanh toán theo phân kỳ và thực hiện các biện pháp cần thiết để nâng cao nhận thức của người nộp thuế về trách nhiệm nộp thuế...

Các biện pháp cưỡng chế áp dụng:

+ Đóng cửa các cơ sở kinh doanh còn nợ tiền thuế;

+ Chỉ định ngân hàng là đơn vị nộp thay tiền thuế hoặc phong tỏa tài khoản ngân hàng nếu không có khoản tín dụng nào khác để thanh toán tiền thuế nợ đọng;

+ Không cho NNT còn đang trong tình trạng nợ đọng thuế được xuất cảnh; + Đình chỉ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của NNT còn nợ đọng tiền thuế; + Tịch thu tài sản của người nộp thuế cũng như gia đình của NNT còn nợ đọng tiền thuế nếu tất cả các tài sản đó do NNT tài trợ.

Các biện pháp cưỡng chế không phải thực hiện tuần tự mà được áp dụng linh hoạt với từng đối tượng cụ thể nhằm thu được số thuế cao nhất với chi phí thấp nhất.

Thành lập bộ phận điều tra thuế và thông tin tình báo. Kết luận điều tra thuế làm căn cứ để khởi tố vụ án và căn cứ xét xử tội phạm trốn thuế tại Toà án.

1.6.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Ở Nhật Bản, để thực hiện công tác thu nợ thuế, bộ phận quản lý nợ được thành lập tại các cấp. Phòng thu nợ trực thuộc Ban quản lý và thu Ngân sách đã được thành lập tại Tổng cục thuế, Cục thuế vùng cũng có các phòng thu nợ trong khi Chi cục thuế có các nhóm thu nợ.

Về biện pháp thu nợ: Thực hiện các biện pháp thu nợ như:

+ Thông báo cho NNT ngay trước khi đến hạn kê khai thuế hoặc nộp thuế tiêu dùng

+ CQT hướng dẫn để NNT nộp thuế đúng hạn

+ Yêu cầu sự phối hợp của các tổ chức tư nhân có liên quan để dự phòng các quĩ phục vụ cho việc nộp thuế

+ Đề nghị cơ quan chính phủ và các tổ chức tự trị tại địa phương yêu cầu chứng nhận về việc nộp thuế tiêu dùng khi xét tiêu chuẩn để dự thầu

+ Ngoài ra, để xử lý các khoản nợ nhỏ nhằm tập trung giải quyết những trường hợp nợ khó xử lý, nợ trây ỳ... Nhật Bản đã thiết lập trung tâm điện thoại về tình hình nộp thuế với nhiệm vụ là yêu cầu NNT nộp khoản nợ thuế mà trước đây CQT thực hiện thông báo qua thư tín hoặc gọi điện thoại nay đã được thực hiện với hệ thống tập trung, công nghệ máy tính tiên tiến.

1.6.3. Kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam

Từ bộ máy tổ chức và kinh nghiệm quản lý nợ của các nước trên thế giới, có thể liên hệ rút ra những bài học kinh nghiệm với Việt Nam:

Thứ nhất, cần tổ chức bộ máy quản lý nợ sao cho không có sự chồng chéo

giữa các cấp, các bộ phận, phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ phụ trách công tác quản lý nợ.

Thứ hai, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nợ phù hợp với

thông lệ quốc tế và tình hình kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ

Thứ ba, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng tin học và trình độ giao tiếp tốt. Trên cơ sở đó mới có được sự phân tích nợ chính xác, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ, khai tác tối ưu các phần mềm quản lý nợ, quản lý thuế. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cường công tác quản lý nợ thuế, tạo ra được sự chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý nợ.

Thứ tư, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế phải được thực hiện linh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt đối với từng trường hợp cụ thể để đem lại hiệu quả cao nhất nhằm thu hồi tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. Không nên qui định cứng nhắc trong việc lựa chọn, trình tự áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế.

Thứ năm, giao quyền điều tra thuế cho cơ quan thuế. Điều tra thuế có ý nghĩa

quan trọng trong quản lý nợ, nhằm hướng tới: Ngăn ngừa NNT khỏi hành vi trốn lậu thuế; Đề xuất các biện pháp xử lý hoặc hình phạt thích đáng nhằm cảnh báo cho NNT khác về hậu quả của hành vi trốn lậu thuế tương tự.

Thứ sáu, phải xây dựng kho dữ liệu tập trung phục vụ cho việc phân tích rủi

ro, tiến hành thực hiện kịp thời các biện pháp cưỡng chế thuế, các hoạt động thanh tra kiểm tra đối tượng nộp thuế.

Chƣơng 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

2.1Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội và cơ cấu tổ chức của Cục thuế Thành phố Hà Nội thuế Thành phố Hà Nội

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội

Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. Nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ trù phú, Hà Nội có được vị thế thuận lợi để trở thành nơi giao lưu thương mại trong nước và quốc tế. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số trên 6,5 triệu người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới. Với lợi thế về diện tích và dân số, Hà Nội đã và đang trên đà phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ.

Tăng trưởng GDP năm 2011 đạt 10,1%. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế cả nước nói chung và của TP Hà Nội nói riêng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, đầu tư nước ngoài sụt giảm, một số ngành sản xuất bị thu hẹp thị trường, thiên tai dịch bệnh xảy ra trên diện rộng làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Thêm vào đó, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, nền kinh tế của TP Hà Nội tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Luật Quản lý thuế dần đi vào cuộc sống cùng với tổ chức bộ máy ngành thuế vận hành theo chức năng đã phát huy hiệu lực, hiệu quả; thêm vào đó, hầu hết các mục tiêu quan trọng đều đạt và vượt mức so với kế hoạch đề ra đã tạo điều kiện tốt cho công tác thu Ngân sách Nhà nước. Cụ thể:

Năm 2013, tổng thu NSNN trừ dầu đạt 107.542 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh, của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế TP Hà Nội đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, UBND các cấp triển khai đồng bộ các biện pháp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách pháp luật thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng thu, chống thất thu Ngân sách, không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thuế, đoàn kết, đồng tâm hiệp lực vượt qua khó khăn, tìm mọi biện pháp và đã thực hiện thắng lợi công tác thuế năm 2014.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Cục thuế Thành phố Hà Nội

Cục thuế TP Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 314/QĐ-BTC ngày 21/08/1990 của Bộ Tài Chính, là cơ quan trực thuộc Tổng Cục Thuế đặt tại TP Hà Nội, đồng thời chịu sự lãnh đạo song trùng quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng.

Thực hiện nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội, ngày 01/08/2008 Bộ Tài Chính - Tổng Cục Thuế đã tổ chức lễ công bố Quyết định số 1640/QĐ-BTC về việc thành lập cục thuế Hà Nội, quyết định số 1639/QĐ-BTC về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 49/2007/QĐ-BTC ngày 25/06/2007 của Bộ Tài Chính qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của cục thuế Hà Nội trực thuộc Tổng Cục Thuế và các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Cục thuế TP Hà Nội mới.

Đi đôi với việc triển khai thực hiện tổ chức công tác hợp nhất sáp nhập Cục thuế Hà Nội đồng thời triển khai thực hiện công tác hợp nhất các tổ chức chính trị, củng cố kiện toàn các ban chỉ đạo trong cơ quan, đồng thời có kế hoạch chuyển địa điểm làm việc thống nhất về 187 – Giảng Võ – Đống Đa – Hà Nội.

Hình 1.1:Cơ cấu tổ chức cục thuế Hà Nội

(Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội)

Cục thuế thành phố Hà Nội gồm 21 phòng chức năng, 28 chi cục thuế trực thuộc với tổng số cán bộ công chức > 5.200 người.

21 phòng chức năng bao gồm: 1. Phòng tổ chức cán bộ

2. Phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 3. Phòng kê khai và kế toán thuế

4. Phòng quản lý nợthuế

5. Phòng thanh tra thuế ( bao gồm 4 phòng thanh tra thuế từ 1-4) 6. Phòng kiểm tra thuế ( bao gồm 6 phòng kiểm tra thuế từ 1-6) 7. Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân

8. Phòng pháp chế

9. Phòng Tổng hợp- Nghiệp vụ- Dự toán 10. Phòng kiểm tra nội bộ

Phòng hành chính lưu trữ Cục trưởng Các cục phó Các bộ phận khác Bộ phận quản lý nội bộ Bộ phận quản lý theo chức năng Phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân Phòng Quản lý nợthu ế 6 phòng kiểm tra thuế 4 phòng Thanh tra thuế Phòng Kê khai và Kế toán thuế Phòng kiểm tra nội bộ Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tin học Phòng Hành chính – Lưu trữ Phòng Hành chính Quản trị Tài vụ Ấn chỉ Phòng Pháp chế Phòng Tổng hợp Nghiệp vụ - Dự toán

12. Phòng tin học

13. Phòng quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ

Thực hiện luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế.

2.2 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế ở Cục thuế Hà Nội thời gian qua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế

Trước thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành thì cơ quan thuế các cấp chưa có bộ phận nào độc lập thực hiện chức năng thu nợ và cưỡng chế thuế. Do đó, việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế được thực hiện riêng rẽ ở nhiều bộ phận khác nhau từ bộ phận tin học và kế toán thuế đến bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế. Do đó, ở giai đoạn này, luôn phát sinh chênh lệch về số liệu theo dõi nợ của từng doanh nghiệp giữa các bộ phận của cơ quan thuế. Những phát sinh chênh lệch nợ thuế này thường không được điều chỉnh kịp thời giữa các bộ phận dẫn đến việc theo dõi nợ thực tế không chính xác.

Kể từ thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, cùng với việc tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng, quản lý nợ thuế đóng vai trò là một chức năng quan trọng trong mô hình tổ chức mới. Hiện nay, số liệu nợ thuế toàn quốc được theo dõi và quản lý tại Vụ quản lý nợ tại Tổng cục, ở cấp cục thuế được quản lý và tổng hợp tại bộ phận quản lý nợ thuế, số liệu về nợ thuế qua các năm cũng đã có sự thống nhất từ trung ương tới địa phương. Cùng với đó, công tác quản lý nợ thuế cũng được quan tâm hơn và trở thành một khâu quan trọng trong quản lý thuế để đảm bảo số thu NSNN.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế TP Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công tác theo dõi, đôn đốc nợ thuế được thực hiện thường xuyên, liên tục đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện dự toán thu NSNN.

Bảng 2.1 Tình hình nợ thuế luỹ kế qua các năm

( Số liệu tại thời điểm 31/12 hàng năm)

Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 Tổng số thuế nợ 2,618,416 3,078,076 4,775,127 Tỷ lệ tăng nợ 18% 55% Tổng thu NSNN trừ dầu 72,854,565 92,796,963 107,542,254 Tỷ lệ nợ/ Tổng thu NS 3.6% 3.3% 4.4%

(Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội)

Qua biểu số liệu trên ta thấy từ năm 2011 đến năm 2013, số nợ thuế gia tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ lệ tăng nợ. Cụ thể, năm 2012, tổng số tiền thuế nợ của các doanh nghiệp thuộc Cục thuế TP Hà Nội là 3.078.076 triệu đồng, tăng 18% so với năm 2011. Đặc biệt đến năm 2013, con số này là 4.775.127 triệu đồng, tăng 55% so với năm 2012. Đây là tỷ lệ gia tăng nợ khá cao.

Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2013 là một năm khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Lạm phát tăng cao ở mức 19%, tăng trưởng kinh tế giảm sút còn 5,8%, tiêu dùng của người dân giảm xuống mức rất thấp, giá cả các mặt hàng leo thang chưa từng thấy. Đây cũng là năm đầu tiên mà số doanh nghiệp tuyên bố là phá sản lên đến 51.000 doanh nghiệp. Tình hình kinh tế khó khăn kéo theo những khó khăn về tài chính với các doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 45)