1.5.1. Các chỉ tiêu định lƣợng
Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ quản lý nợ thuế đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ quản lý nợ thuế. Các tiêu chí này gồm:
1.5.1.1. Chỉ tiêu 1 - Tỷ lệ tổng nợ quá hạn trên số thuế thu được hàng năm
Tổng số thuế nợ quá hạn không vượt quá một tỷ lệ nhất định trên số thu được hàng năm. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của công tác đôn đốc nợ đối với những khoản nợ trong hạn của cơ quan thuế trong năm. Đồng thời, cho biết khả năng thu nợ của từng địa phương trên tổng số thu ngân sách hàng năm tăng lên hay giảm đi, so sánh tỷ lệ thực hiện năm nay với thực tế các năm trước đó sẽ giúp cho cơ quan thuế cấp trên có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời trong công tác chỉ đạo thu nợ tại địa phương đó. Theo thống kê tại Tổng cục Thuế, tỷ lệ này có mức trung bình là 5%, nếu nợ quá hạn trên tổng số thu ngân sách hàng năm trên 5% thì có hai trường hợp xảy ra: nợ quá hạn tăng lên hoặc số thu ngân sách giảm đi, trường hợp cả hai cùng giảm thì tốc độ giảm của nợ quá hạn chậm so với tốc độ giảm của thu ngân sách. Qua đó, cơ quan quản lý thuế sẽ có những biện pháp kịp thời để chấn chỉnh công tác quản lý thuế, tránh buông lỏng quản lý để đảm bảo thu đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
1.5.1.2. Chỉ tiêu 2 - Tỷ lệ nợ thuế quá hạn không có khả năng thu trên tổng nợ quá hạn
Theo các cách phân loại như đã đề cập tại các phần trên, trong nhóm các khoản nợ quá hạn, người ta lại phân ra các loại nợ khác nhau như nợ quá hạn có khả năng thu, nợ quá hạn không có khả năng thu … Việc theo dõi tỷ lệ các trường hợp nợ thuế quá hạn không có khả năng thu được không vượt quá một tỷ lệ nhất định trên tổng số nợ quá hạn tăng lên hay giảm đi cũng rất quan trọng đối với cơ quan thuế, tỷ lệ này được tính trên số lượng các khoản nợ không có khả năng thu, cách tính này sẽ chính xác hơn nếu tính theo giá trị bằng tiền của các khoản nợ. Thông thường tỉ lệ nợ này năm sau thấp hơn năm trước thì hiệu quả của công tác thu nợ được nâng cao hơn, nếu tỉ lệ này năm sau cao hơn thì công tác quản lý đôn đốc nợ cần được tăng cường và có các biện pháp cưỡng chế phù hợp. Do đó, tỷ lệ các trường hợp nợ thuế quá hạn không có khả năng thu được không vượt quá một tỷ lệ nhất định là một tiêu chí cần thiết để đánh giá hiệu quả công tác thu nợ nói riêng và quản lý nợ, cưỡng chế thuế nói chung.
1.5.1.3. Chỉ tiêu 3 – Tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn
Tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn đã được nộp, cho biết khoảng thời gian trung bình của một khoản nợ từ khi phát sinh đến khi được nộp vào ngân sách nhà nước.
Công thức tính chỉ tiêu này như sau: Tuổi nợ bình quân
(tính theo ngày) =
Tổng số ngày thực tế phát sinh của tất cả các khoản nợ quá hạn
Tổng số khoản nợ quá hạn
1.5.1.4. Chỉ tiêu 4 – So sánh với tỷ lệ chi phí hành chính hàng năm dùng cho chương trình thu nợ thuế quá hạn
So sánh tỷ lệ chi phí hành chính hàng năm dùng cho chương trình thu nợ thuế quá hạn với tỷ lệ phần trăm của số thuế quá hạn thu hồi trên tổng nợ quá hạn mỗi năm. Công thức tính tỷ lệ chi phí hành chính như sau:
Tỷ lệ chi phí hành chính
=
Tổng chi phí thực tế dùng cho thu nợ
x 100% Tổng số tiền nợ quá hạn trong năm
Qua tiêu chí này, cơ quan thuế có thể nhận thấy hiệu quả về chi phí khi thực hiện các biện pháp thu nợ cao hay thấp, so sánh với năm trước để đánh giá qua đó nghiên cứu cải tiến các thủ tục khi thực hiện biện pháp thu nợ đảm bảo chi phí thấp và hiệu quả thu nợ tối đa.
1.5.1.5. Chỉ tiêu 5 - Số trường hợp nợ thuế quá hạn thu được mỗi năm
Số trường hợp nợ thuế quá hạn thu được mỗi năm. Chỉ tiêu này cho biết số lượng các trường hợp nợ thu được qua từng năm, so sánh chỉ tiêu này năm nay với các năm trước để đánh giá được hiệu quả của công tác thu nợ và cưỡng chế thuế.
Ngoài các tiêu chí nói trên, còn có một số tiêu chí khác có thể nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của công tác thu nợ như: số lượng các cuộc cưỡng chế đã được thực hiện so với số tiền thuế thu được, số tiền thuế nợ thu được qua từng năm so với số thu ngân sách, số nợ thuế đến cuối năm không quá một tỷ lệ nhất định so với
1.5.2. Các chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của công tác quản lý nợ thuế mà không thể hoặc khó tính toán được. Đó thường là những hiệu quả có tính xã hội, chính trị như:
- Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật: Tiêu chí này có thể đo lường
thông qua so sánh tỉ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.
- Tác dụng ngăn ngừa các hành vi vi phạm về pháp luật thuế, tạo sự công
bằng giữa các đối tượng nộp thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỉ lệ đối tượng bị cưỡng chế nợ trên số đối tượng nợ thuế hàng năm.
Tóm lại, thuế với vai trò là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là cơ sở đảm bảo dân chủ, công bằng xã hội, thúc đẩy cạnh tranh phát triển. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống chính sách thuế và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thuế có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Để làm được điều này, ngoài việc ban hành hệ thống chính sách thuế hợp lý đúng đắn thì cần phải quan tâm tới việc xây dựng hệ thống tổ chức công tác quản lý thu thuế hợp lý từ việc xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong một giai đoạn nhất định đến việc tổ chức thực hiện các mục tiêu đó như thế nào và sau cùng là công tác quản lý nợthuế.
1.6. Kinh nghiệm quản lý nợ của một số nước trên thế giới và bài học với Việt Nam
1.6.1. Kinh nghiệm của Malaysia
Cơ quan thuế Malaysia không thành lập phòng quản lý nợ thuế riêng mà tại mỗi ban của cơ quan thuế đều thành lập một bộ phận thu nợ, và cử một cán bộ lãnh đạo đảm nhận công việc liên quan đến công tác thu nợ có từ ba đến năm thành viên. Chức năng chủ yếu của bộ phận thu nợ gồm: Lập kế hoạch thu nợ, chuẩn bị các kế hoạch, chương trình quản lý nợ; tổ chức họp hàng tuần hoặc theo định kỳ hai tuần một lần nhằm theo dõi tình hình thu nợ thuế. Trực tiếp liên hệ với người nộp thuế, thoả thuận thanh toán theo phân kỳ và thực hiện các biện pháp cần thiết để nâng cao nhận thức của người nộp thuế về trách nhiệm nộp thuế...
Các biện pháp cưỡng chế áp dụng:
+ Đóng cửa các cơ sở kinh doanh còn nợ tiền thuế;
+ Chỉ định ngân hàng là đơn vị nộp thay tiền thuế hoặc phong tỏa tài khoản ngân hàng nếu không có khoản tín dụng nào khác để thanh toán tiền thuế nợ đọng;
+ Không cho NNT còn đang trong tình trạng nợ đọng thuế được xuất cảnh; + Đình chỉ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của NNT còn nợ đọng tiền thuế; + Tịch thu tài sản của người nộp thuế cũng như gia đình của NNT còn nợ đọng tiền thuế nếu tất cả các tài sản đó do NNT tài trợ.
Các biện pháp cưỡng chế không phải thực hiện tuần tự mà được áp dụng linh hoạt với từng đối tượng cụ thể nhằm thu được số thuế cao nhất với chi phí thấp nhất.
Thành lập bộ phận điều tra thuế và thông tin tình báo. Kết luận điều tra thuế làm căn cứ để khởi tố vụ án và căn cứ xét xử tội phạm trốn thuế tại Toà án.
1.6.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Ở Nhật Bản, để thực hiện công tác thu nợ thuế, bộ phận quản lý nợ được thành lập tại các cấp. Phòng thu nợ trực thuộc Ban quản lý và thu Ngân sách đã được thành lập tại Tổng cục thuế, Cục thuế vùng cũng có các phòng thu nợ trong khi Chi cục thuế có các nhóm thu nợ.
Về biện pháp thu nợ: Thực hiện các biện pháp thu nợ như:
+ Thông báo cho NNT ngay trước khi đến hạn kê khai thuế hoặc nộp thuế tiêu dùng
+ CQT hướng dẫn để NNT nộp thuế đúng hạn
+ Yêu cầu sự phối hợp của các tổ chức tư nhân có liên quan để dự phòng các quĩ phục vụ cho việc nộp thuế
+ Đề nghị cơ quan chính phủ và các tổ chức tự trị tại địa phương yêu cầu chứng nhận về việc nộp thuế tiêu dùng khi xét tiêu chuẩn để dự thầu
+ Ngoài ra, để xử lý các khoản nợ nhỏ nhằm tập trung giải quyết những trường hợp nợ khó xử lý, nợ trây ỳ... Nhật Bản đã thiết lập trung tâm điện thoại về tình hình nộp thuế với nhiệm vụ là yêu cầu NNT nộp khoản nợ thuế mà trước đây CQT thực hiện thông báo qua thư tín hoặc gọi điện thoại nay đã được thực hiện với hệ thống tập trung, công nghệ máy tính tiên tiến.
1.6.3. Kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam
Từ bộ máy tổ chức và kinh nghiệm quản lý nợ của các nước trên thế giới, có thể liên hệ rút ra những bài học kinh nghiệm với Việt Nam:
Thứ nhất, cần tổ chức bộ máy quản lý nợ sao cho không có sự chồng chéo
giữa các cấp, các bộ phận, phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ phụ trách công tác quản lý nợ.
Thứ hai, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nợ phù hợp với
thông lệ quốc tế và tình hình kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ
Thứ ba, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng tin học và trình độ giao tiếp tốt. Trên cơ sở đó mới có được sự phân tích nợ chính xác, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ, khai tác tối ưu các phần mềm quản lý nợ, quản lý thuế. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cường công tác quản lý nợ thuế, tạo ra được sự chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý nợ.
Thứ tư, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế phải được thực hiện linh
hoạt đối với từng trường hợp cụ thể để đem lại hiệu quả cao nhất nhằm thu hồi tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. Không nên qui định cứng nhắc trong việc lựa chọn, trình tự áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế.
Thứ năm, giao quyền điều tra thuế cho cơ quan thuế. Điều tra thuế có ý nghĩa
quan trọng trong quản lý nợ, nhằm hướng tới: Ngăn ngừa NNT khỏi hành vi trốn lậu thuế; Đề xuất các biện pháp xử lý hoặc hình phạt thích đáng nhằm cảnh báo cho NNT khác về hậu quả của hành vi trốn lậu thuế tương tự.
Thứ sáu, phải xây dựng kho dữ liệu tập trung phục vụ cho việc phân tích rủi
ro, tiến hành thực hiện kịp thời các biện pháp cưỡng chế thuế, các hoạt động thanh tra kiểm tra đối tượng nộp thuế.
Chƣơng 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI THỜI GIAN QUA
2.1Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội và cơ cấu tổ chức của Cục thuế Thành phố Hà Nội thuế Thành phố Hà Nội
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội
Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. Nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ trù phú, Hà Nội có được vị thế thuận lợi để trở thành nơi giao lưu thương mại trong nước và quốc tế. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số trên 6,5 triệu người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới. Với lợi thế về diện tích và dân số, Hà Nội đã và đang trên đà phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ.
Tăng trưởng GDP năm 2011 đạt 10,1%. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế cả nước nói chung và của TP Hà Nội nói riêng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, đầu tư nước ngoài sụt giảm, một số ngành sản xuất bị thu hẹp thị trường, thiên tai dịch bệnh xảy ra trên diện rộng làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Thêm vào đó, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, nền kinh tế của TP Hà Nội tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Luật Quản lý thuế dần đi vào cuộc sống cùng với tổ chức bộ máy ngành thuế vận hành theo chức năng đã phát huy hiệu lực, hiệu quả; thêm vào đó, hầu hết các mục tiêu quan trọng đều đạt và vượt mức so với kế hoạch đề ra đã tạo điều kiện tốt cho công tác thu Ngân sách Nhà nước. Cụ thể:
Năm 2013, tổng thu NSNN trừ dầu đạt 107.542 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh, của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế TP Hà Nội đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, UBND các cấp triển khai đồng bộ các biện pháp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách pháp luật thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng thu, chống thất thu Ngân sách, không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thuế, đoàn kết, đồng tâm hiệp lực vượt qua khó khăn, tìm mọi biện pháp và đã thực hiện thắng lợi công tác thuế năm 2014.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức Cục thuế Thành phố Hà Nội
Cục thuế TP Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 314/QĐ-BTC ngày 21/08/1990 của Bộ Tài Chính, là cơ quan trực thuộc Tổng Cục Thuế đặt tại TP Hà Nội, đồng thời chịu sự lãnh đạo song trùng quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng.
Thực hiện nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội, ngày 01/08/2008 Bộ Tài Chính - Tổng Cục Thuế đã tổ chức lễ công bố Quyết định số 1640/QĐ-BTC về việc thành lập cục thuế Hà Nội, quyết định số 1639/QĐ-BTC về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 49/2007/QĐ-BTC ngày 25/06/2007 của Bộ Tài Chính qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của cục thuế Hà Nội trực thuộc Tổng Cục Thuế và các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Cục thuế TP Hà Nội mới.
Đi đôi với việc triển khai thực hiện tổ chức công tác hợp nhất sáp nhập Cục